Long An vận động, tuyên truyền người dân không tự ý về quê bằng xe máy

Nhận thấy việc dân di chuyển về quê như thế rất dễ làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh trên diện rộng, lực lượng chức năng đã bố trí 2 chốt kiểm kiểm soát trên ĐT 830 đoạn qua xã Lương Bình, huyện Bến Lức và QL N2 đoạn qua xã Hựu Thạnh, huyện Đức Hòa.

Theo Thượng tá Trương Nhật Minh, Trưởng Công an huyện Bến Lức, Sáng ngày 24/9, có hàng trăm người điều khiển phương tiện lưu thông theo QL N2 và ĐT 830 hướng Đức Hòa về Bến Lức để về quê ở các tỉnh miền tây. Tuy nhiên, khi đến chốt kiểm soát đã được lực lượng làm nhiệm vụ tuyên truyền, vận động, thuyết phục nên người dân đã đồng thuận quay trở lại nơi tạm trú.

Sáng ngày 24, có hàng trăm người điều khiển phương tiện lưu thông theo QL N2 và ĐT 830 hướng Đức Hòa về Bến Lức để về quê ở các tỉnh miền Tây.
Sáng ngày 24, có hàng trăm người điều khiển phương tiện lưu thông theo QL N2 và ĐT 830 hướng Đức Hòa về Bến Lức để về quê ở các tỉnh miền Tây.

Những trường hợp này lực lượng chức năng các xã, thị trấn ở Đức Hòa cũng được thông tin để hỗ trợ, giúp đỡ họ quay trở lại nhà trọ, kể cả các trường hợp đã trả phòng. Các cấp, các ngành, đoàn thể ở huyện Đức Hòa đã tăng cường tuyên truyền người dân không về quê theo hình thức tự do như thế vì rất dễ tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh. Nếu người dân muốn trở về quê thì cần đăng ký với địa phương để được sắp xếp, hỗ trợ, tránh đi về tự do làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh COVID-19.

Thời gian qua, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, các cấp, các ngành, cá nhân, tổ chức thường xuyên quan tâm giúp đỡ hỗ trợ nhu yếu phẩm cho công nhân, người lao động ở các khu nhà trọ tại huyện Đức Hòa. Mặt khác, cũng vận động được nhiều chủ nhà trọ miễn, giảm tiền phòng cho nhiều người ở trọ. Đồng thời, các cấp, các ngành, đoàn thể ở huyện Đức Hòa thường xuyên rà soát và thực hiện đảm bảo các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho những người thuộc diện được thụ hưởng.

Người dân tự ý đi về bằng xe gắn máy được vận động, tuyên truyền để quay trở lại.
Người dân tự ý đi về bằng xe gắn máy được vận động, tuyên truyền để quay trở lại.

Nhiều địa phương lúng túng trong việc tiếp nhận người dân tự ý về quê

“Để công nhân, lao động an tâm ở lại phòng trọ, các cấp, các ngành ở huyện thường xuyên rà soát, nắm bắt hoàn cảnh, đời sống và hỗ trợ kịp thời, nhất là các nhu, yếu phẩm. Đối với những trường hợp vận động quay trở lại phòng trọ thì các cấp các ngành cũng nắm bắt, tìm hiểu thêm về hoàn cảnh, cuộc sống để có sự hỗ trợ kịp thời, kiên quyết không để họ bị đói”, Thượng tá Nguyễn Sơn cho biết.

Từ sự kiểm soát chặt chẽ ở 2 chốt kiểm soát trên QL N2 và ĐT 830 và sự vận động, thuyết phục của lực lượng chức năng, tình trạng công nhân, lao động tự túc rời nơi tạm trú ở Đức Hòa để về quê ở các tỉnh miền tây đã giảm rất nhiều.

Trong ngày 25, qua ghi nhận vẫn có vài chục người tạm trú ở địa phương tự điều khiển phương tiện về quê ở các tỉnh miền Tây nhưng khi đến các chốt đều được yêu cầu quay trở lại.

Bất chấp rủi ro, nguy cơ lây lan dịch bệnh

Trước đó, vào chiều ngày 22 có hàng trăm người có hơn 150 người trở về quê ở các tỉnh Đồng Tháp, An Giang… bị “mắc kẹt” tại khu vực giáp ranh giữa huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An và huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp. Lý do, phía tỉnh Đồng Tháp không đồng ý cho những trường hợp này.

Tại chốt kiểm soát phòng chống dịch COVID-19 trên quốc lộ 60, tỉnh Trà Vinh, vài ngày qua cũng đã có hàng chục người dân. Tuy nhiên khi gặp chốt kiểm tra dịch của tỉnh, họ không được phép đi vào nên vạ vật ngoài đường. bị chặn lại. Họ hầu hết là người dân của tỉnh Trà Vinh lên TP Hồ Chí Minh để mưu sinh. Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, không thể tiếp tục cầm cự, họ trở về.

Khi đến đây, họ bị lực lượng tại chốt kiểm soát chặn lại. Nhưng với mong muốn được trở về nhà, nhiều người không quay đầu xe mà bám trụ tại khu vực gần chốt kiểm soát hơn 4 ngày qua để chờ được giải quyết.

Lãnh đạo UBND tỉnh Trà Vinh cho biết, địa phương đã cố gắng giải quyết cho 2 đợt với trên 200 công dân được vào tỉnh, bố trí tạm thời điểm cách ly tập trung.

Tuy nhiên, do lượng người dân tự ý về quê ngày một đông, địa phương không còn chỗ để cách ly. Hiện nay tại các chốt của tỉnh có hơn 100 người dân đang mắc kẹt tại đây

"Việc người dân tự ý về, về đột xuất như thế này là áp lực rất lớn cho địa phương. Nếu như tiếp nhận liên tục, bà con cứ về, khả năng của địa phương không đáp ứng nổi. Chúng tôi đang xin ý kiến trung ương về phương hướng xử lý", người đứng đầu tỉnh Trà Vinh cho biết thêm.

Ngày 16/8, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã ký Công điện số 1081/CĐ- TTg về phòng, chống dịch CoVID - 19 gửi các tỉnh, thành, TP Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Bình Dương Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, Long An , Bà Rịa, Vũng Tàu, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau…

Trong đó có nội dung không để người dân tự ý rời tỉnh, thành nơi đang thực hiện giãn cách về quê. Trường hợp cá biệt có người tự ý về quê, đã qua địa bàn tỉnh khác thì các tỉnh phải thống nhất việc tiếp nhận, quản lý đảm bảo an toàn. Nếu chưa về quê được thì giao Bộ Quốc phòng chỉ đạo tiếp nhận và đưa vào cơ sở cách ly do quân đội quản lý.

Được biết để thực hiện Công văn chỉ đạo trên, lãnh đạo BTL QK9 đã có chỉ đạo cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành trên địa bàn tiếp tục tham mưu cho BCĐ phòng, chống dịch COVID-19 tại địa phương phải chuẩn bị, nhân sự cơ sở vật, thiết bị y tế … để tiếp nhận người dân vào khu cách ly tập trung do quân đội quản lý khi có sự chỉ đạo của BQP và ý kiến chỉ đạo, điều phối của QK9. Tuyệt đối không để người dân phải gặp khó khi di chuyển vế quê tại các chốt giáp ranh trên địa bàn, khi các địa phương chưa đồng ý tiếp nhận, làm ảnh hưởng đến an ninh trật tự và công tác phòng, chống dịch COVID – 19 …