Ngân hàng Thụy Sĩ công bố lợi nhuận quý II/2023 ở mức gần 29 tỷ USD. Đây là quý thu nhập đầu tiên kể từ khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ hoàn tất việc tiếp quản đối thủ đang bị ảnh hưởng nặng nề là Credit Suisse.
Giá cổ phiếu của UBS đã tăng 30% trong năm nay, trở thành ngân hàng được định giá lớn nhất châu Âu. Ngay sau thời điểm gã khổng lồ ngân hàng Thụy Sĩ công bố mức lợi nhuận khổng lồ và tuyên bố sa thải hàng nghìn người khi có kế hoạch tiếp quản hoàn toàn ngân hàng tại Thụy Sĩ của Credit Suisse.
Cổ phiếu UBS đã tăng 3% tại Julius Baer trong giao dịch trước giờ mở cửa. Tính đến thời điểm hiện tại, giá cổ phiếu vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.
Theo đó, ngân hàng này đã công bố lợi nhuận quý II/2023 ở mức gần 29 tỷ USD. Đây là quý thu nhập đầu tiên kể từ khi ngân hàng lớn nhất Thụy Sĩ hoàn tất việc tiếp quản đối thủ đang bị ảnh hưởng nặng nề là Credit Suisse.
Theo tờ Reuters, các nhà phân tích đã dự đoán lợi nhuận ròng khoảng 12,8 tỷ USD trong quý II vừa qua.
UBS cho biết kết quả này chủ yếu phản ánh 28,93 tỷ USD lợi thế thương mại tiêu cực trong thương vụ mua lại Credit Suisse.
Lợi nhuận cơ bản trước thuế đạt 1,1 tỷ USD không bao gồm lợi thế thương mại âm, các chi phí liên quan đến tích hợp và chi phí mua lại.
Lợi thế thương mại tiêu cực thể hiện giá trị hợp lý của tài sản có được từ việc sáp nhập cao hơn giá mua. Được biết, UBS đã trả 3 tỷ franc Thụy Sĩ (3,4 tỷ USD) chiết khấu để mua lại Credit Suisse vào tháng 3.
Giám đốc điều hành của UBS Sergio Pietro Ermotti mới đây đã khẳng định ngân hàng đang đạt được “tiến bộ rất tốt” với các kế hoạch hội nhập của mình.
“Khi mọi người nhìn vào những con số đó, họ sẽ hiểu rõ rằng thiện chí tiêu cực này là vốn chủ sở hữu cần thiết để duy trì 240 tỷ USD tài sản có rủi ro và nguồn tài chính để thực hiện tái cơ cấu sâu sắc là điều cần thiết tại Credit Suisse. Bởi lẽ phân tích của chúng tôi đã chỉ ra rằng đã chứng minh rằng mô hình kinh doanh của Tập đoàn này không còn khả thi nữa”, ông nói thêm.
Đơn vị ngân hàng nội địa vững chắc của Credit Suisse sẽ được tích hợp hoàn toàn vào UBS với việc sáp nhập các pháp nhân dự kiến sẽ hoàn tất vào năm 2024.
Ngày hôm nay, UBS đã xác nhận rằng việc sáp nhập sẽ dẫn đến 1.000 người bị sa thải bắt đầu từ cuối năm 2024 và dự kiến sẽ có thêm 2.000 người bị mất việc do quá trình tái cơ cấu rộng rãi hơn của Credit Suisse.
Việc mua lại Credit Suisse là một phần của thỏa thuận giải cứu khẩn cấp do chính quyền Thụy Sĩ làm trung gian trong suốt tháng 3 năm nay.
Vào đầu tháng vừa qua, UBS thông báo rằng họ đã chấm dứt thỏa thuận bảo vệ khoản lỗ 9 tỷ franc Thụy Sĩ (10,24 tỷ USD) và khoản hỗ trợ thanh khoản công cộng trị giá 100 tỷ franc Thụy Sĩ. Con số này được chính phủ Thụy Sĩ đưa ra khi họ đồng ý tiếp quản Credit Suisse vào tháng 3.
Theo Ermotti cho biết: “Cơ sở vốn mạnh hơn sẽ cho phép chúng tôi giữ mức rủi ro cho vay kết hợp không thay đổi, đồng thời duy trì kỷ luật rủi ro của chúng tôi.”
Ngân hàng cũng thông báo rằng họ đang đặt mục tiêu tiết kiệm tổng chi phí ít nhất 10 tỷ USD vào năm 2026. Thời điểm mà ngân hàng đa quốc gia kỳ vọng hoàn thành việc tích hợp tất cả các hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Credit Suisse.
Công ty con của Credit Suisse đã báo cáo khoản lỗ ròng trong quý hai là 9,3 tỷ franc Thụy Sĩ, khi chứng kiến dòng vốn chảy ra là 39,2 tỷ franc Thụy Sĩ, với tài sản thuộc quyền quản lý giảm 3% trong bối cảnh hàng loạt khách hàng và nhân viên rời đi.
Đây được coi là báo cáo cuối cùng của Credit Suisse với tư cách là một công ty độc lập và cho thấy rằng, mặc dù đã được giải cứu nhưng sự mất niềm tin của khách hàng dẫn đến ngân hàng gần như sụp đổ.
Tuy nhiên, UBS nhận định rằng tỷ lệ hao mòn này đang chậm lại và ngân hàng sẽ mong muốn giữ chân càng nhiều khách hàng của Credit Suisse càng tốt, để giúp cho thương vụ sáp nhập khổng lồ này có hiệu quả về lâu dài.
Theo nguồn tin từ CNBC, UBS và Credit Suisse đều khẳng định dòng tiền gửi vào tăng lên trong quý II và trong quý III. Trong quý II, dòng tiền gửi ròng của tập đoàn kết hợp là 23 tỷ USD, trong đó 18 tỷ USD đến từ hoạt động quản lý tài sản của Credit Suisse và các bộ phận ngân hàng Thụy Sĩ.
Mặc dù Credit Suisse tiếp tục phải hứng chịu tình trạng dòng vốn ròng chảy ra ngoài, nhưng UBS cho biết dòng vốn này đã chậm lại trong quý II và chuyển biến tích cực sau khi thương vụ mua lại hoàn tất vào tháng 6.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bắc Á (Bac A Bank, HNX: BAB) vừa công bố tài liệu phục vụ Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025, trình cổ đông thông qua kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận và đặc biệt là lộ trình tăng mạnh vốn điều lệ.
Công ty Tài chính TNHH MTV Home Credit Việt Nam (Home Credit Việt Nam) chính thức công bố thông tin về tình hình tài chính năm 2024 cho Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các trái chủ.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất năm 2024 của Vietnam Airlines đạt mức kỷ lục với 7.958 tỷ đồng, trong đó lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt 2.775 tỷ đồng. Năm 2025, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất dự kiến 119.154 tỷ đồng hướng đến phát triển bền vững.
Sáng 31/3, Công ty CP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (HoSE: mã chứng khoán DGC) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên với nhiều nội dung quan trọng, trong đó đáng chú ý là diễn biến giá cổ phiếu. Kết phiên hôm nay 31/3, thị giá DGC giảm xuống còn 99.600 đồng/cp, giảm hơn 20% so với vùng đỉnh 12x tại thời điểm diễn ra đại hội năm 2024.
Haidilao ở Việt Nam đóng góp hơn 10% tổng doanh thu toàn cầu (ngoài Trung Quốc), doanh thu đạt 87,8 triệu USD năm 2024 (tương đương hơn 2.246 tỷ đồng).
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Thăng Long (TLP) vừa có giải trình chính thức về sai sót trong công văn công bố thông tin định kỳ về tình hình tài chính năm 2023 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vào tháng 3/2024. Doanh nghiệp khẳng định đây là lỗi soạn thảo và số liệu trong báo cáo tài chính kiểm toán đính kèm là chính xác.
Trong năm 2024, công ty Vimico đã sản xuất được 845 kg vàng thỏi, ghi nhận doanh thu thuần 13.277 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.219 tỷ đồng, lần lượt tăng 11% và 545% so với cùng kỳ năm trước
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã chính thức chấp thuận cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) niêm yết bổ sung gần 26 triệu cổ phiếu, kết quả từ đợt chào bán cho cổ đông hiện hữu.
Với khối tài sản 7,5 tỷ USD theo tính toán của Forbes, tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã vượt qua huyền thoại đầu cơ George Soros và bỏ xa Tổng thống Mỹ Donald Trump trên bảng xếp hạng người giàu nhất thế giới.
CTCP Tập đoàn Địa ốc No Va - Novaland (HoSE: NVL) vừa gửi văn bản giải trình đến Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) về kết quả kinh doanh và các vấn đề cần nhấn mạnh trên ý kiến kiểm toán của báo cáo tài chính.
Công ty trí tuệ nhân tạo xAI của Elon Musk đã chính thức mua lại nền tảng mạng xã hội X (trước đây là Twitter) trong một thương vụ định giá X ở mức 33 tỷ USD. Thỏa thuận này cho phép Musk chia sẻ giá trị của xAI với các nhà đầu tư đồng hành trong công ty mạng xã hội mà ông từng mua lại năm 2022.
Trong tài liệu họp đại hội cổ đông (ĐHCĐ) năm 2025 vừa công bố, "ông lớn ngành sữa" - Vinamilk dự kiến cổ tức 2025 tối thiểu bằng 50% kế hoach lợi nhuận sau thuế hợp nhất của năm, lên kế hoạch lãi sau thuế gần 9.700 tỷ đồng.
Công ty Cổ phần Đầu tư Văn Phú - Invest (mã chứng khoán VPI : HoSE) vừa công bố nghị quyết về việc nhận chuyển nhượng 46,72 triệu cổ phần, tương đương 99% vốn Công ty cổ phần Đầu tư Xây dựng Newtech.
Ninh Vân Bay là đơn vị khai thác và vận hành Khu nghỉ dưỡng cao cấp Six Senses Ninh Van Bay đạt chuẩn 5 sao tại Nha Trang có giá trăm triệu đồng/đêm. Doanh nghiệp này vừa công bố tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 với nhiều điểm đáng chú ý.
Tại ĐHCĐ sắp tới, CII trình cổ đông kế hoạch cổ tức tiền mặt năm 2024 với tỷ lệ 12% và dự kiến tiếp tục trả cổ tức tỷ lệ 12% trong năm 2025. CII đặt mục tiêu lãi ròng năm 2025 đạt 335 tỷ đồng, người cũ Capella Holdings ứng cử vào HĐQT.
Ngày 28/3, Ngân hàng Thương mại cổ phần Nam A (Nam A Bank, mã chứng khoán NAB: HoSE) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, thông qua các kế hoạch chia cổ tức 25%, tăng vốn lên hơn 18.000 tỷ đồng, dự kiến mở văn phòng đại diện ở Mỹ, châu Âu....
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House, HoSE: TDH) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán bởi Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam trong đó đáng chú ý là việc công ty đã tăng mức lỗ ròng so với báo cáo tự lập trước đó và bị nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?