Nền kinh tế phương Tây nỗ lực tái chế đất hiếm để thoát khỏi phụ thuộc vào Trung Quốc

Bảo Bảo (Theo CNBC)
17:52 28/05/2025

Năm 2024, Trung Quốc kiểm soát 69% sản lượng khai thác đất hiếm toàn cầu và gần một nửa trữ lượng của thế giới. Hiện có rất ít lựa chọn thay thế Trung Quốc trong việc cung ứng đất hiếm - một khoáng sản có tầm ảnh hưởng rất lớn đến các nền kinh tế hiện nay. Ví dụ rõ ràng nhất là các nhà sản xuất sẽ không thể chế tạo một chiếc xe hiện đại mà không có đất hiếm.

Tại nhà máy Magnequench Tianjin Co. của Neo Material Technologies Inc. ở Thiên Tân, Trung Quốc, vào thứ Sáu, ngày 11/6/2010, những cục nam châm neodymium-sắt-boron đã được ủ nằm trong thùng chờ được nghiền thành bột. (Nguồn: Bloomberg/Getty Images)

Trong hơn thập kỷ, Trung Quốc đã độc chiếm thị trường đất hiếm, gây ra những ảnh hưởng sâu rộng lên các nền kinh tế và thương mại toàn cầu, thậm chí cả an ninh quốc gia Hoa Kỳ.

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng thắt chặt kiểm soát nguồn cung các khoáng sản quan trọng toàn cầu, các nước phương Tây đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào đất hiếm của Trung Quốc.

Nỗ lực bao gồm việc tìm kiếm các nguồn khoáng sản đất hiếm thay thế, phát triển công nghệ giảm sự phụ thuộc và thu hồi trữ lượng hiện có thông qua việc tái chế các sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

Bạn không thể chế tạo một chiếc xe hiện đại mà không có đất hiếm.

Công ty tư vấn AlixPartners nhận định

Tháng 9/2024, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã đầu tư 4,2 triệu USD vào Rare Earth Salts, một công ty khởi nghiệp với mục tiêu chiết xuất oxit từ các sản phẩm tái chế trong nước như bóng đèn huỳnh quang.

Toyota của Nhật Bản cũng đang đầu tư vào các công nghệ nhằm giảm sử dụng các nguyên tố đất hiếm.

Theo Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Trung Quốc kiểm soát 69% sản lượng khai thác đất hiếm vào năm 2024 và gần một nửa trữ lượng của thế giới.

Các nhà phân tích từ AlixPartners ước tính rằng một chiếc xe điện chạy pin động cơ đơn điển hình chứa khoảng 550 gram (1,21 pound) các thành phần chứa đất hiếm, khác với xe chạy xăng chỉ sử dụng khoảng 140 gram (5 ounce) đất hiếm.

Rất nhanh thôi, thế hệ xe điện đầu tiên sẽ đến lúc cần được tái chế, tạo ra một nguồn vật liệu nằm ngoài Trung Quốc, do phương Tây kiểm soát.

Christopher Ecclestone, Giám đốc và chiến lược gia khai thác mỏ tại Hallgarten & Company, nhận định

Hơn một nửa số xe du lịch mới bán ra tại Trung Quốc là xe chạy pin và xe hybrid, trong khi ở Mỹ, phần lớn vẫn là xe chạy xăng.

Với việc tốc độ tiếp nhận xe điện (ở Mỹ) chậm lại và các quy định chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện đang lùi về tương lai, sự cần thiết phải thay thế vật liệu nguồn gốc Trung Quốc trong xe điện đang giảm đi.

Ông Christopher Ecclestone cho hay

Theo Cox Automotive, chỉ 7,5% doanh số bán xe mới tại Mỹ trong quý đầu tiên là xe điện, tăng khiêm tốn so với một năm trước. Họ chỉ ra rằng khoảng hai phần ba số xe điện bán ra ở Mỹ năm ngoái được lắp ráp trong nước, nhưng các nhà sản xuất vẫn phụ thuộc vào nhập khẩu linh kiện.

Cuộc chiến thương mại toàn diện hiện nay với Trung Quốc, nhà cung cấp vật liệu pin xe điện hàng đầu thế giới, sẽ càng bóp méo thị trường.

Mô-men xoắn hiếm

Trong số 1,7 kilogram (3,74 pound) thành phần chứa đất hiếm được tìm thấy trong một chiếc xe điện chạy pin động cơ đơn điển hình, 550 gram (1,2 pound) là đất hiếm nguyên chất. Một lượng tương tự, 510 gram, được sử dụng trong các loại xe hybrid dùng pin lithium-ion.

Đầu tháng 4 vừa qua, Trung Quốc đã công bố các biện pháp kiểm soát xuất khẩu đối với bảy loại đất hiếm. Theo dữ liệu của AlixPartners, những hạn chế này bao gồm terbium - một chất thường được sử dụng khoảng 9 gram trong một chiếc xe điện động cơ đơn.

Theo dữ liệu, sáu loại đất hiếm khác có thể bị kiểm soát không được sử dụng đáng kể trong ô tô. Tuy nhiên, danh sách tháng 4 không phải là duy nhất. Một danh sách kiểm soát kim loại riêng biệt của Trung Quốc có hiệu lực vào tháng 12 đã hạn chế xuất khẩu cerium - trung bình một chiếc xe điện động cơ đơn sử dụng khoảng 50 gram.

Những khối đá lớn chứa cromit được nghiền thành các mảnh nhỏ trước khi trải qua quy trình tinh luyện nhằm tách lấy quặng cho ra crôm – thành phần thiết yếu của thép không gỉ – tại mỏ Mughulkhil, tỉnh Logar, Afghanistan. (Ảnh: Marcus Yam/ Los Angeles Times/Getty Images)

Các biện pháp kiểm soát này đồng nghĩa với việc các công ty Trung Quốc xử lý khoáng sản phải được chính phủ phê duyệt mới có thể bán ra nước ngoài.

Caixin (Trung Quốc) đã đưa tin vào ngày 15/5, chỉ vài ngày sau thỏa thuận ngừng cạnh tranh thương mại Mỹ-Trung, ba công ty nam châm đất hiếm hàng đầu của Trung Quốc đã nhận được giấy phép xuất khẩu từ Bộ Thương mại để vận chuyển đến Bắc Mỹ và Châu Âu.

Điều đáng lo ngại đối với các doanh nghiệp quốc tế là hầu như không có lựa chọn thay thế Trung Quốc để có được đất hiếm. Các mỏ có thể mất nhiều năm để được cấp phép hoạt động, trong khi các nhà máy chế biến cũng cần thời gian và chuyên môn để thành lập.

Hiện nay, Trung Quốc kiểm soát hơn 90% nguồn cung cấp tinh chế toàn cầu đối với bốn nguyên tố đất hiếm làm nam châm (Nd, Pr, Dy, Tb), được sử dụng để chế tạo nam châm vĩnh cửu cho động cơ xe điện. Những nguyên tố này bao gồm neodymium, praseodymium, dysprosium và terbium.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA)

Theo AlixPartners, đối với loại pin hydride kim loại niken ít phổ biến hơn trong các xe hybrid, lượng đất hiếm tăng lên 4,45 kilogram, tương đương gần 10 pound. Điều này chủ yếu là do loại pin đó sử dụng 3,5 kilogram lanthann.

Ước tính khoảng 70% trong hơn 200 kilogram khoáng sản trong một chiếc xe điện đi qua Trung Quốc, nhưng điều này thay đổi tùy theo loại xe và nhà sản xuất. Rất khó để đưa ra một con số chính xác.

Henry Sanderson, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Dịch vụ Thống nhất Hoàng gia về Quốc phòng và An ninh, Vương quốc Anh

Lo ngại thách thức về năng lượng, nguồn cung không đủ

Tuy nhiên, việc tái chế vẫn có những giới hạn, bởi quá trình này còn nhiều thách thức, tiêu tốn năng lượng và mất thời gian. Hơn nữa, ngay cả khi việc áp dụng xe điện ở Mỹ chậm lại, các khoáng sản này vẫn được sử dụng với số lượng lớn hơn nhiều trong lĩnh vực quốc phòng.

Ví dụ, theo Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington, D.C., tiêm kích F-35 chứa hơn 900 pound đất hiếm.

Các hạn chế về đất hiếm của Trung Quốc cũng vượt ra ngoài danh sách được theo dõi chặt chẽ công bố vào ngày 4/4.

Trong hai năm qua, Trung Quốc đã tăng cường kiểm soát một nhóm kim loại rộng hơn, được gọi là khoáng sản quan trọng. Mùa hè năm 2023, Trung Quốc cho biết sẽ hạn chế xuất khẩu gallium và germanium, cả hai đều được dùng trong sản xuất chip. Khoảng một năm sau, nước này công bố hạn chế antimon, một chất được dùng để tăng cường độ bền của các kim loại khác và là thành phần quan trọng trong đạn dược, sản xuất vũ khí hạt nhân và pin axit-chì.

Hội đồng Nhà nước, cơ quan điều hành cao nhất của đất nước, đã ban hành một chính sách toàn diện nhằm tăng cường kiểm soát xuất khẩu, bao gồm cả các khoáng sản có thể có tính năng kép, tức là có thể được sử dụng cho mục đích quân sự và dân sự.

Một hạn chế khiến nhiều người trong ngành bất ngờ là đối với vonfram, một khoáng sản quan trọng được Mỹ chỉ định nhưng không phải là đất hiếm. Kim loại cực kỳ cứng này được sử dụng trong vũ khí, dụng cụ cắt, chất bán dẫn và pin ô tô.

Theo dữ liệu từ Cục Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ, Trung Quốc sản xuất khoảng 80% nguồn cung vonfram toàn cầu vào năm 2024, và Mỹ nhập khẩu 27% vonfram từ Trung Quốc.

Michael Dornhofer, người sáng lập công ty tư vấn kim loại Independent Supply Business Partner, cho biết mỗi pin xe điện thường sử dụng khoảng 2 kilôgam vonfram. Ông chỉ ra rằng lượng vonfram này không thể quay trở lại chuỗi tái chế trong ít nhất bảy năm, và mức độ sử dụng thấp của nó thậm chí có thể khiến việc tái sử dụng không khả thi.

50% vonfram trên thế giới được Trung Quốc tiêu thụ, vì vậy hoạt động kinh doanh của họ vẫn diễn ra bình thường. Phần 40% còn lại được sản xuất (tại Trung Quốc) và xuất sang phương Tây thì không tồn tại.

Lewis Black, Giám đốc điều hành công ty khai thác vonfram Almonty, cho biết với CNBC

Ông nói thêm rằng khi mỏ vonfram sắp tới của công ty tại Hàn Quốc hoạt động trở lại trong năm nay, điều đó có nghĩa là sẽ có đủ nguồn cung kim loại không phải từ Trung Quốc để đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Mỹ, Châu Âu và Hàn Quốc.

Tuy nhiên, đối với các ngành ô tô, y tế và hàng không vũ trụ, nguồn cung “đơn giản là không có đủ”.

https://sohuutritue.net.vn/nen-kinh-te-phuong-tay-no-luc-tai-che-dat-hiem-de-thoat-khoi-phu-thuoc-vao-trung-quoc-d287250.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

Xuất khẩu cá ngừ sang một số thị trường chính trong tháng 4/2025 đang sụt giảm

Xuất khẩu cá ngừ sang một số thị trường chính trong tháng 4/2025 đang sụt giảm

Thị trường

Trong tháng 4/2025, xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam chỉ đạt hơn 86 triệu USD, giảm gần 1% so với cùng kỳ năm 2024. Trong số các sản phẩm cá ngừ xuất khẩu của Việt Nam, xuất khẩu cá ngừ đóng hộp có xu hướng giảm mạnh và gần chạm đáy trong 2 năm qua.

Dự báo giá xăng ngày 29/5 có thể tăng

Dự báo giá xăng ngày 29/5 có thể tăng

Thị trường

Dựa theo diễn biến của giá xăng dầu thế giới, một số doanh nghiệp xăng dầu nhận định, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày 29/5 dự báo giá xăng RON95 có khả năng tăng khoảng 100 - 150 đồng/lít....

Giá cà phê Robusta lao dốc trước triển vọng nguồn cung dồi dào

Giá cà phê Robusta lao dốc trước triển vọng nguồn cung dồi dào

Thị trường

Giá hai mặt hàng cà phê diễn biến phân hóa rõ nét. Cụ thể, hợp đồng cà phê Arabica giao tháng 7 trên sàn ICE US tăng nhẹ 0,19%, lên 7.974 USD/tấn. Ngược lại, hợp đồng cà phê Robusta giao tháng 7 trên sàn ICE EU giảm sâu 1,96%, xuống còn 4.696 USD/tấn

Sắc đỏ áp đảo trên thị trường kim loại

Sắc đỏ áp đảo trên thị trường kim loại

Thị trường

Đối với nhóm kim loại quý, chốt phiên giá bạc tiếp tục đánh mất 0,89%, lùi về mức 33,31 USD/oz. Trong khi đó, giá bạch kim cũng giảm 0,84% xuống mức 1.079,3 USD/oz.

Kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 4/2025 đạt hơn 1,3 tỷ USD, 'chạy nước rút' trước bão thuế

Kim ngạch xuất khẩu tôm tháng 4/2025 đạt hơn 1,3 tỷ USD, 'chạy nước rút' trước bão thuế

Thị trường

Theo Vasep, tính đến hết tháng 4/2025, kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam đạt hơn 1,3 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước.

Ông Trump dọa áp thuế 50%, EU kêu gọi 'đàm phán tôn trọng'

Ông Trump dọa áp thuế 50%, EU kêu gọi 'đàm phán tôn trọng'

Thị trường

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết ông đã đồng ý gia hạn thời hạn áp thuế 50% với Liên minh châu Âu (EU) đến ngày 9/7, sau cuộc điện đàm với Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen. Động thái này mở ra thêm thời gian đàm phán để hai bên tìm được thỏa thuận thương mại khả thi.

OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu giảm

OPEC+ rục rịch tăng sản lượng, giá dầu giảm

Thị trường

OPEC+ có kế hoạch tăng tốc sản lượng và có thể đưa trở lại thị trường 2,2 triệu thùng/ngày trong tháng 11. Liên minh này đang trong quá trình tháo gỡ lệnh cắt giảm sản lượng và đã quyết định bơm thêm dầu cho thị trường trong tháng 5 và tháng 6.

Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng từ 15h00 chiều nay

Giá xăng giảm nhẹ, giá dầu tăng từ 15h00 chiều nay

Thị trường

Từ 15h00 chiều nay (22/5) giá xăng RON95-III: không cao hơn 19.532 đồng/lít (giảm 62 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành); Giá các mặt hàng dầu đồng loạt tăng.

Sầu riêng Việt Nam đoan tin vui trên thị trường xuất khẩu

Sầu riêng Việt Nam đoan tin vui trên thị trường xuất khẩu

Thị trường

Theo Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), ngày 21/5, Tổng cục Hải quan Trung Quốc (GACC) đã chính thức cập nhật 829 mã số vùng trồng và 131 mã số cơ sở đóng gói sầu riêng của Việt Nam.

Giá dầu thô giảm vì thống kê cho thấy lượng tồn trữ của Mỹ tăng

Giá dầu thô giảm vì thống kê cho thấy lượng tồn trữ của Mỹ tăng

Thị trường

Giá dầu thế giới giảm trong phiên 21/5, sau khi Ngoại trưởng Oman cho biết một vòng đàm phán hạt nhân mới giữa Iran và Mỹ sẽ diễn ra vào cuối tuần này.

Dự báo giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày mai (22/5)

Dự báo giá xăng có thể giảm nhẹ trong kỳ điều chỉnh ngày mai (22/5)

Thị trường

Theo dự báo của đại diện nhiều doanh nghiệp bán lẻ, nếu cơ quan điều hành không tác động đến quỹ bình ổn, giá xăng dầu ngày mai 22/5 có thể được điều chỉnh trái chiều.

Thị trường kim loại diễn biến phân hóa

Thị trường kim loại diễn biến phân hóa

Thị trường

Theo ghi nhận của MXV, thị trường kim loại tiếp tục ghi nhận sự phân hóa rõ nét. Trong khi nhóm kim loại quý bật tăng mạnh nhờ nhu cầu trú ẩn và lo ngại thiếu hụt nguồn cung, các kim loại cơ bản lại chịu sức ép từ nhu cầu tiêu thụ suy yếu.

Lo ngại về mùa vụ hỗ trợ giá ngô và lúa mì tăng mạnh

Lo ngại về mùa vụ hỗ trợ giá ngô và lúa mì tăng mạnh

Thị trường

Nổi bật là giá ngô tăng mạnh hơn 1,5%, lên 178 USD/tấn, đánh dấu phiên phục hồi thứ hai liên tiếp. Trong khi đó, giá lúa mì bật tăng mạnh hơn 3% trong phiên hôm qua, dẫn dắt đà phục hồi của toàn bộ nhóm nông sản.

Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia

Bộ Công thương tính áp thuế suất 0% với gạo nhập từ Campuchia

Thị trường

Theo dự thảo Thông tư, phạm vi điều chỉnh bao gồm việc quy định hạn ngạch thuế quan nhập khẩu đối với hai mặt hàng là lá thuốc lá khô và gạo có xuất xứ từ Campuchia, được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt 0% khi nhập khẩu vào Việt Nam trong các năm 2025 và 2026.

Mưa kéo dài, thu hoạch chậm, giá cà phê tăng mạnh

Mưa kéo dài, thu hoạch chậm, giá cà phê tăng mạnh

Thị trường

Theo ghi nhận của MXV, kết thúc phiên giao dịch ngày 19/5, giá cà phê arabica hợp đồng tháng 7 trên sàn ICE US tăng mạnh 2,48%, lên 8.260 USD/tấn, trong khi robusta cùng kỳ hạn trên sàn ICE EU cũng tăng 2,22%, đạt 4.973 USD/tấn.

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

Tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng

Thị trường

Kết thúc phiên giao dịch ngày hôm qua (19/5), tâm lý thận trọng bao phủ thị trường năng lượng khi các thông tin trái chiều về nhu cầu và nguồn cung liên tục xuất hiện.

Giá ca cao tăng vọt, thị trường cà phê chìm trong sắc đỏ

Giá ca cao tăng vọt, thị trường cà phê chìm trong sắc đỏ

Thị trường

Giá cà phê hôm nay 19/5, tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên đi ngang, bình ổn so với phiên giao dịch trước đó. Hiện giá thu mua cà phê trung bình tại các địa bàn trọng điểm ở mức 125.000 đồng/kg.

Giá dầu thế giới có hai tuần tăng liên tiếp

Giá dầu thế giới có hai tuần tăng liên tiếp

Thị trường

Giá dầu Brent đã vượt ngưỡng 65 USD/thùng, tăng 2,35% lên 65,41 USD/thùng; trong khi dầu WTI cũng ghi nhận mức tăng 2,41%, lên 62,49 USD/thùng.

Xử phạt Công ty TNHH Nhất Nhất 200 triệu về hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn

Xử phạt Công ty TNHH Nhất Nhất 200 triệu về hành vi đưa thông tin gây nhầm lẫn

Thị trường

Công ty TNHH Nhất Nhất bị xử phạt 200 triệu đồng vì đưa thông tin gây nhầm lẫn cho khách hàng về một số sản phẩm, nhằm thu hút khách hàng của doanh nghiệp khác.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: