1. Nạo, phá thai là gì?

Nạo, phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thủ thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung hoặc sử dụng thuốc phá thai.

Những điều cần biết về nạo, hút thai
Nạo phá thai là phương pháp đình chỉ thai nghén bằng thủ thuật để loại bỏ phôi thai hay bào thai và nhau thai ra khỏi tử cung hoặc sử dụng thuốc phá thai. Ảnh minh họa

Hầu hết các trường hợp phá thai được thực hiện trong ba tháng đầu, bởi vì đây được coi là một trong những thời điểm phá thai an toàn nhất. Phá thai trong ba tháng đầu có thể được thực hiện bằng thủ thuật (ví dụ như nạo, hút thai) hoặc bằng cách uống thuốc. Hiện nay, nạo hút thai là cách phá thai phổ biến nhất.

2. Phá thai ngoại khoa được thực hiện như thế nào?

Bác sĩ sẽ đặt dụng cụ mỏ vịt vào âm đạo của bạn để bộc lộ cổ tử cung. Một ống hút thông được kết nối với máy bơm hút thai chân không sẽ được đưa vào cổ tử cung để hút thai và nhau thai ra ngoài.

Trong 1 hoặc 2 ngày sau thủ thuật phá thai, bạn có thể gặp các tình trạng đau nhức hoặc chuột rút. Ngoài ra, hiện tượng chảy máu âm đạocó thể kéo dài đến 2 tuần.

3. Phá thai nội khoa được thực hiện như thế nào?

Phá thai nội khoa trong ba tháng đầu không cần thủ thuật hoặc gây mê, nhưng cần phải thăm khám nhiều lần tại các cơ sở y tế uy tín, chất lượng. Một số loại thuốc gây sảy thai như thuốc uống hoặc thuốc được đặt vào âm đạo. Bạn có thể sử dụng chúng ở nhà mà không cần đến phòng khám.

Các loại thuốc gây sảy thai thường bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng 12 giờ. Mặc dù thời gian để hoàn tất việc phá thai khó có thể đoán chính xác, tuy nhiên, thông thường việc phá thai sẽ hoàn tất trong vòng 12 đến 24 giờ. Thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ như buồn nôn, sốt và tiêu chảy.

4. Biến chứng thường gặp sau khi nạo, hút thai

Biến chứng do kỹ thuật

Có rất nhiều biến chứng có thể xảy ra sau quá trình nạo hút thai, trong đó dễ gặp nhất là viêm nhiễm đường sinh dục. Bình thường, buồng tử cung vô khuẩn tuyệt đối. Khi thực hiện thủ thuật nạo hút thai, mặc dù các dụng cụ đã được tiệt trùng và các thao tác có được thực hiện cẩn thận bao nhiêu thì quá trình chảy máu vẫn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.

Nhẹ thì gây viêm nội mạc tử cung, nặng thì dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng và có thể dẫn đến vô sinh. Nguy hiểm hơn nếu vi khuẩn xâm nhập vào máu có thể gây nhiễm trùng máu làm người nạo, hút thai sau 2-3 ngày sẽ sốt dữ dội, khó thở, mê sảng… Nếu không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những điều cần biết về nạo, hút thai
Việc nạo, hút thai cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người mẹ do các biến chứng gặp phải trong quá trình thực hiện. Ảnh minh họa

Các thao tác nạo, hút thai nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật có thể làm cho cổ tử cung bị rách thủng. Nếu không được phát hiện có thể dẫn tới hiện tượng chảy máu dữ dội và nguy cơ viêm nhiễm cao. Ngoài ra, trong các ca nạo, hút thai to, người ta sẽ phải gây mê, khi đó người phụ nữ có thể phải đối diện với nguy cơ bị phản ứng thuốc mê, có thể ảnh hưởng đến thần kinh, gây sốc hoặc tệ hơn là chết ngay lập tức.

Cho đến nay chưa có những nghiên cứu cụ thể về tỉ lệ vô sinh sau nạo phá thai, nhưng thực tế có không ít các cặp vợ chồng bị vô sinh sau một lần nạo hút thai, nhất là việc nạo hút thai diễn ra ở những nơi không đảm bảo vô trùng. Vì vậy, y học vẫn cho rằng nạo hút thai vẫn có thể gây vô sinh. Có thể hạn chế được bằng nạo thai an toàn, vô trùng và có sử dụng thuốc kháng sinh sau nạo. Theo bác sĩ Lê Thị Phương Lan – Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Trung ương, tắc vòi trứng chiếm tới 58% nguyên nhân gây nên các ca vô sinh thứ phát.

Chỉ một lần nạo, hút thai, nguy cơ vô sinh của bạn sẽ tăng 5,2 lần Nếu nơi bạn tìm đến cậy nhờ ‘giải quyết’ là một cơ sở không phải bệnh viện, nguy cơ vô sinh sẽ cao gấp 3,7 lần nếu bạn đến bệnh viện. Biến chứng được coi là phổ biến nhất của tình trạng nạo phá thai bừa bãi chính là tắc vòi trứng.

Biến chứng về nội tiết và tâm lý

Thai nghén tạo ra những thay đổi lớn trong cơ thể người phụ nữ. Bất ngờ chấm dứt sự tồn tại của bào thai (phá thai) không thể không ảnh hưởng đến sự hoạt động của các bộ phận và các mô trong cơ thể. Có trường hợp sau khi phá thai, chức năng của hệ thống thần kinh trung ương bị phá vỡ, hệ thống nội tiết và đặc biệt là buồng trứng bị tổn thương.

Các hiện tượng kinh nguyệt không đều, giảm cảm giác trong quan hệ tình dục, suy nhược thần kinh, chóng mệt mỏi, mất ngủ… là thường gặp. Ngoài ra, trong nhiều trường hợp, sau khi phá thai, xuất hiện tắc từng phần hoặc hoàn toàn các ống dẫn trứng, dẫn đến việc thai ngoài dạ con, vô sinh, đòi hỏi phải chữa chạy lâu và kiên trì, mà nhiều khi không đạt được kết quả mong muốn.

Trên thực tế, người đi nạo hút thai phải chịu sự đau đớn một cách trực tiếp trong suốt quá trình nạo, hút. Đặc biệt là các bạn gái chưa sinh nở lần nào, cổ tử cung còn bé, kích thước còn nhỏ thì sự đau đớn tăng lên gấp nhiều lần. Tiếp theo sau khi đã trải qua quá trình nạo hút thai, sự đau đớn và sợ hãi, sự rối loạn nội tiết tố estrogen có thể dẫn đến những biến đổi trầm trọng về mặt tâm lý như: không còn ham muốn quan hệ tình dục, không đạt được khoái cảm khi quan hệ tình dục, luôn luôn dằn vặt, tự trách mình…

Đây là biến chứng do nạo hút thai dễ bị bỏ qua nhất nhưng sẽ ảnh hưởng tiêu cực về lâu dài.

Đau do tử cung co lại

Tử cung (dạ con) co lại sau khi nạo, hút thường dẫn tới cảm giác đau bụng (cảm giác này sau khi sinh cũng có). Hãy dùng bàn tay xoa nhẹ vùng bụng hoặc chườm bằng túi nước nóng sẽ giảm được đau.

Trường hợp bị chảy máu, hãy uống thuốc sắc ích mẫu thảo, cảm giác đau sẽ giảm và cầm được máu.

Chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí.

Khi nạo, hút thai, do các nguyên nhân như sự co bóp của tử cung, hoặc áp lực của ống hút, khiến máu chảy vào trong bụng sẽ có lẫn một ít màng trong tử cung (tử cung nội mạc) và nuôi cấy luôn trong khoang bụng, hình thành nên chứng màng trong tử cung nằm sai vị trí. Từ đó dẫn đến đau bụng, thống kinh (đau bụng kinh), vô sinh thứ phát, rối loạn kinh nguyệt và rất đau khi giao hợp. Đây là biến chứng do nạo hút thai rất thường gặp.

Có thể điều trị bằng cách nhét thuốc viên indometain vào hậu môn.

Khoang tử cung dính nhau

Khi nạo, hút làm lớp cơ thành tử cung bị tổn thương, 2 vách trước và sau của tử cung dính nhau, làm xuất hiện các triệu chứng đau bụng, bế kinh…

Có thể điều trị bằng cách sắc ích mẫu thảo để uống, hoặc dùng thuốc progesterone. Trường hợp nghiêm trọng phải dùng tới phẫu thuật để tách ra.

Biến chứng do nạo hút thai: Viêm khoang chậu

Sau khi phẫu thuật, nếu khoang chậu bị viêm nhiễm (pelvic intecion) sẽ gây đau bụng. Điều trị bằng cách dùng các loại kháng sinh (antibionic) để tiêu viêm.

5. Quy định pháp luật về nạo, hút thai

Theo Điều 44 Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân 1989 quy định về quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai như sau:

Quyền của phụ nữ được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa và nạo thai, phá thai.

1- Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện vọng, được khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa, được theo dõi sức khoẻ trong thời kỳ thai nghén, được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế.

2- Bộ y tế có trách nhiệm củng cố, phát triển mạng lưới chuyên khoa phụ sản và sơ sinh đến tận cơ sở để bảo đảm phục vụ y tế cho phụ nữ.

3- Nghiêm cấm các cơ sở y tế và cá nhân làm các thủ thuật nạo thai, phá thai, tháo vòng tránh thai nếu không có giấy phép do Bộ y tế hoặc Sở y tế cấp.

Theo quy định trên, việc nào phá thai được pháp luật ghi nhận phụ nữ được phép nạo phá thai theo nguyện vọng.Vậy, việc nạo phá thai không được xem là hành vi trái pháp luật.

Khi nào được phá thai?

Danh mục kỹ thuật áp dụng trong hội chẩn, tư vấn khám, chữa bệnh từ xa ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2020 quy định về việc phá thai như sau:

Những điều cần biết về nạo, hút thai

Ngoài ra, theo quy định tại Điều 100 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính như sau:

Hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính

1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính của người mang thai mà không bị ép buộc phải loại bỏ thai nhi.

2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

3. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa dùng vũ lực, uy hiếp tinh thần để ép buộc người mang thai loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

4. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với hành vi dùng vũ lực để ép buộc người mang thai phải loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính.

5. Phạt tiền từ 12.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Cung cấp hóa chất, thuốc để loại bỏ thai nhi mà biết rõ người đang mang thai muốn loại bỏ thai nhi vì lý do lựa chọn giới tính;

...............

Để thực hiện hoạt động phá thai cần đáp ứng quy định về tuổi thai tương ứng với loại kỹ thuật phá thai và không thuộc hành vi phá thai vì lý do lựa chọn giới tính.

Những điều cần biết về nạo, hút thai
Việc nạo, hút thai được quy định trong quy điịnh pháp luật Việt Nam. Ảnh minh họa

Quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý?

Theo Điều 33 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời gian hưởng chế độ thai sản khi nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý như sau:

Thời gian hưởng chế độ khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý

1. Khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý thì lao động nữ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:

a) 10 ngày nếu thai dưới 05 tuần tuổi;

b) 20 ngày nếu thai từ 05 tuần tuổi đến dưới 13 tuần tuổi;

c) 40 ngày nếu thai từ 13 tuần tuổi đến dưới 25 tuần tuổi;

d) 50 ngày nếu thai từ 25 tuần tuổi trở lên.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.