Garmex Sài Gòn (GMC) hợp tác với công ty của Thành viên HĐQT kinh doanh sân bóng pickeball và các bộ môn thể thao khác mà pháp luật không cấm.
HĐQT CTCP Garmex Sài Gòn (mã GMC) vừa ban hành Nghị quyết thông qua hợp đồng giao dịch với CTCP VinaPrint (mã VPR) – tổ chức có liên quan đến người nội bộ nhằm hợp tác kinh doanh các bộ môn thể thao.
Theo đó, Garmex Sài Gòn sẽ cho VinaPrint thuê một phần khu đất do Công ty quản lý, với diện tích tối thiểu 1.000 m² và tối đa 3.000 m², để triển khai các hoạt động giáo dục thể thao, sân bóng pickleball và các bộ môn thể thao khác phù hợp quy định pháp luật.
Hợp đồng hợp tác có thời hạn 12 tháng kể từ ngày ký. Về phương án phân chia lợi nhuận, VinaPrint sẽ thanh toán cho GMC hàng tháng mà không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh theo tiến độ hợp đồng. Thời gian thanh toán từ ngày 01 đến ngày 05 hàng tháng.
Giá trị hợp đồng ước tính chiếm 0,44%/tổng giá trị tài sản của Công ty theo BCTC hợp nhất kiểm toán tại ngày 30/06/2024. Trong khi đó, tổng tài sản của GMC tại thời điểm này hơn 406,5 tỷ đồng.
Ảnh minh hoạ
Về mối quan hệ, ông Tuấn hiện đang đồng thời là Chủ tịch HĐQT và Người đại diện pháp luật của VPR.
Việc GMC hợp tác kinh doanh trong lĩnh vực thể thao diễn ra trong bối cảnh Công ty lỗ ròng 3 năm liên tiếp. Năm 2024, GMC lỗ ròng hơn 18 tỷ đồng, doanh thu thuần chỉ đạt 857 triệu đồng, giảm 90% so với năm 2023, bình quân hơn 2.3 triệu đồng/ngày. Doanh thu chủ yếu đến từ dịch vụ, kinh doanh nhà thuốc và bán máy thanh lý, trong khi doanh thu từ ngành hàng chính may mặc không đáng kể.
Việc kinh doanh thua lỗ nhiều năm cũng chính là lý do khiến cổ phiếu GMC bị hủy niêm yết bắt buộc trên HoSE kể từ ngày 24/01/2025. Sau đó, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã chấp thuận cho cổ phiếu GMC được giao dịch trở lại trên UPCoM từ ngày 12/02 tuy nhiên vẫn bị đưa vào diện hạn chế giao dịch ngay trong ngày chuyển sàn đầu tiên, chỉ được giao dịch vào phiên thứ Sáu hàng tuần.
Trước tình hình đó, lãnh đạo Garmex đã đưa ra nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn như: thanh lý tài sản, nghiên cứu các ngành hàng mới, cắt giảm chi phí, chuyển hướng sang làm bất động sản, mở rộng sang mảng bán lẻ dược phẩm và sắp tới đây đó là cho thuê mặt bằng.
Garmex Sài Gòn – tiền thân là CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn được thành lập vào năm 1976, khởi đầu là một doanh nghiệp quốc doanh. Năm 2004, Garmex Sài Gòn được cổ phần hóa và niêm yết trên HoSE với mã chứng khoán GMC từ năm 2006.
Giai đoạn trước năm 2020, Garmex Sài Gòn là một trong những doanh nghiệp dệt may lớn tại Việt Nam với doanh thu thường xuyên duy trì trên 1.500 tỷ đồng và quy mô trên 4.000 nhân sự. Tuy nhiên, kết quả kinh doanh đã xuống dốc kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát. Nguyên nhân chính xuất phát từ sự phụ thuộc vào một đối tác lớn là CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex). Khi dịch Covid-19 xảy ra, Gilimex mất đi đối tác chiến lược là gã khổng lồ thương mại điện tử Amazon Robotics LLC, dẫn đến việc Garmex Sài Gòn không còn đơn hàng gia công. Đồng thời, công ty phải đối mặt với lượng tồn kho lớn mà chưa có phương án xử lý hiệu quả.
Trong hai năm trở lại đây, công ty gần như trắng doanh thu và không có đơn hàng, khiến cho doanh nghiệp lỗ nặng khi không có nguồn thu nhưng vẫn phải gồng gánh chi phí.
Công ty CP Đồng Phú Cường (huyện Định Quán) vừa công bố tiền thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cho người lao động bình quân là hơn 12 triệu đồng/người.
Theo báo cáo tài chính riêng quý I/2025 vừa được công bố, Công ty cổ phần (CTCP) Chứng khoán SSI báo lãi hơn 1.000 tỷ đồng trong quý đầu năm, giữ vững vị thế top 2 môi giới.
Tổng sở hữu của cả ba cổ đông lớn của PGBank giảm từ 40% về còn 33,6%. Tổng nợ xấu tính đến 31/03/2025 của PGBank tăng 16% lên 1,229 tỷ đồng. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn tăng mạnh nhất 48%. Kết quả, tỷ lệ nợ xấu/dư nợ vay tăng từ 2.57% đầu năm lên 2.71%.
Vinacomin sẽ bán đấu giá 52.255 cổ phần phổ thông của Vicosa, chiếm tỷ lệ 20,9% vốn điều lệ. Đây là toàn bộ số cổ phần thuộc sở hữu của TKV tại CTCP Đại lý hàng hải - Vinacomin.
Bảo hiểm xã hội (BHXH) TP Hà Nội vừa công bố danh sách 33.330 đơn vị chậm đóng bảo hiểm của người lao động từ 1 tháng trở lên, số liệu nợ được tính đến hết ngày 31/3/2025 theo C12-TS lấy ngày 10/4/2025.
Nhóm quỹ thuộc Dragon Capital đã mua vào 1,8 triệu cổ phiếu DXG trong phiên 11/04/2025, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu từ 11,92% lên 12,13%, tương đương gần 106 triệu cổ phiếu.
Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã PDR – HOSE) đã phát hành 34.095.000 cổ phiếu với mức giá 20.000 đồng/cổ phiếu nhằm hoán đổi nợ, nằm trong lộ trình tái cấu trúc tài chính và mở rộng quan hệ hợp tác chiến lược với khối nhà đầu tư nước ngoài.
Novaland vừa mới bổ sung thêm tờ trình phương án phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP) năm 2025 vào tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm nay.
Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, mã chứng khoán DIG : HoSE) đã hoàn tất thủ tục giải thể chi nhánh DIC Vĩnh Phúc, có trụ sở đặt tại Khu đô thị mới Nam Vĩnh Yên, phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?