Giá cà phê tăng mạnh bất chấp nguồn cung dồi dào
Thị trườngGiá cà phê hôm nay (11/11) dao động từ 106.500 - 107.200 đồng/kg, tăng nhẹ 500 đồng/kg.
Với sự ra đời của hàng loạt thương hiệu sữa nổi bật, Mộc Châu Milk tuy không còn chiếm được nhiều thị phần nhất nhưng vẫn là một trong 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa.
Giới thiệu chung về Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu
Mộc Châu Milk có tên đầy đủ là Công ty Cổ Phần Giống Bò Sữa Mộc Châu, tên quốc tế (tiếng Anh) là Mocchau Dairy Cattle Breeding Joint Stock Company, gọi tắt là Mộc Châu Milk. Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu (Mộc Châu Milk) có tiền thân là nông trường Quân đội Mộc Châu ra đời vào tháng 4/1958. Trụ sở nhà máy chính của Mộc Châu Milk đặt tại Thị trấn Nông trường Mộc Châu, Huyện Mộc Châu, Tỉnh Sơn La. Năm 2005, Mộc Châu Milk chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với số vốn điều lệ 7,1 tỷ đồng.
Nhà máy Sữa Mộc Châu tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La |
Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu hoạt động chính trong lĩnh vực chế biến sữa nước, sữa chua ăn, sữa chua uống, bánh sữa, phô mai, váng sữa, bơ và các sản phẩm từ sữa khác. Sản lượng sản phẩm Mộc Châu Milk cung cấp ra thị trường hàng năm trung bình hơn 250 tấn sữa tươi. Mộc Châu Milk hiện sở hữu đàn bò sữa hơn 2.000 con tại trang trại và 24.500 con thông qua việc liên kết với hơn 500 hộ nông dân chăn nuôi bò sữa và có 3 trung tâm giống bò sữa (với quy mô đạt 2000 con bò giống sữa). Quy mô đàn bò của Mộc Châu Milk tăng trưởng trung bình 12 – 15%/năm và năng suất bình quân đạt trên 25 lít sữa/con/ngày.
Trải qua quá trình xây dựng và phát triển, Mộc Châu Milk hiện có độ phủ đáng kể trên thị trường sữa tươi với hệ thống phân phối trải dài từ Bắc vào Nam, bao gồm các kênh phân phối và hơn 80.000 điểm bán lẻ phủ khắp 63 tỉnh thành trên toàn quốc. Năm 2020, Mộc Châu Milk lọt Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa theo đánh giá của Vietnam Report.
Trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu tại huyện Mộc Châu, Sơn La. |
Lịch sử hình thành và quá trình phát triển
Năm 1958: Giai đoạn hình thành - Mộc Châu Milk ra đời
Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu, tiền thân là Nông trường Mộc Châu, được thành lập ngày 08/04/1958, là đơn vị đầu tiên khai mở ra ngành chăn nuôi và sản xuất sữa công nghiệp tại Việt Nam. Nông trường Quân đội Mộc Châu được thành lập với nhiệm vụ chính gồm Chăn nuôi bò sữa, Cung cấp con giống bò sữa, Sản xuất chế biến các sản phẩm từ sữa, Sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Năm 1974 – 1976: Chủ tịch nước Cuba - Ông Fidel Castro tặng Mộc Châu 884 con bò và giúp xây dựng 10 trại bò, 01 trại bê và một số trại vắt sữa.
Năm 1983 – 1985: Giai đoạn phát triển vượt trội. Đây là giai đoạn Mộc Châu Milk phát triển vượt trội, đỉnh điểm đạt 2.800 con bò và sản xuất 3.200 tấn sữa.
Năm 1989 – 1990: Quyết định “Vượt rào”. Mộc Châu Milk đã áp dụng chính sách khoán bò sữa về từng hộ dân, đã thành công với nhiều kết quả vượt trội, mô hình khoán hộ được nhân rộng, đàn bò tăng mạnh về số lượng và chất lượng.
Năm 2001: Mộc Châu Milk thực hiện “Quỹ bảo hiểm vật nuôi” giúp người nông dân yên tâm đầu tư sản xuất, tăng thêm đàn bò và mở rộng quy mô.
Năm 2003: Mộc Châu Milk xây dựng thành công Nhà máy chế biến sữa tiệt trùng UHT đầu tiên vào năm 2003. Đồng thời, lần đầu tiên Công ty tổ chức Hội thi “Hoa Hậu Bò Sữa” tại thị trấn Nông trường Mộc Châu, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La. Đây là sự kiện tôn vinh ngành chăn nuôi bò sữa, đồng thời cũng là ngày hội truyền thống với nét đẹp văn hóa độc đáo của mảnh đất Mộc Châu.
Dây chuyền sản xuất công nghệ hiện đại Tetra Pak - Thụy Điển đạt tiêu chuẩn Châu Âu của Nhà máy Sữa Mộc Châu |
Năm 2005: Chuyển đổi sang Công ty cổ phần
Ngày 28/09/2004 Mộc Châu Milk bắt đầu chuyển đổi mô hình quản lý từ doanh nghiệp nhà nước sang Công Ty Cổ Phần theo Quyết định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thông với vốn điều lệ khi cổ phần hóa là 7,1 tỷ đồng trong đó Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam (là doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước tại thời điểm đó) nắm giữ 51%. Bắt đầu từ năm 2005, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu chính thức hoạt động theo mô hình công ty cổ phần theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp ngày 29/12/2004.
Năm 2010: Mộc Châu Milk khánh thành Trung tâm giống số 1 với quy mô 500 con.
Năm 2012: Mộc Châu Milk khánh thành Trung tâm giống số 2 với quy mô 1000 con.
Năm 2013: Mộc Châu Milk khánh thành Nhà máy thức ăn chăn nuôi tổng hợp (TMR) đầu tiên ở Việt Nam đảm bảo nguồn thức ăn cho bò.
Năm 2014: Mộc Châu Milk khánh thành Trung tâm giống số 3 với quy mô 500 con.
Năm 2016: Nhà nước thoái vốn, Mộc Châu Milk cổ phần hóa thành công 100%. Đồng thời, GTNfoods sở hữu 51% cổ phẩn Mộc Châu Milk.
Năm 2017: Mộc Châu Milk tập trung tái định vị thương hiệu vươn tầm thương hiệu quốc gia, phát triển mạnh mẽ trên nền tảng lâu đời của mình. Hiện nay Mộc Châu Milk đang hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần đăng ký thay đổi lần thứ 11 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cấp ngày 28/02/2020 với số vốn điều lệ là 668 tỷ đồng.
Năm 2019: Hợp tác Mộc Châu Milk – Vinamilk (Vinamilk mua công ty mẹ Sữa Mộc Châu).
Ngày 19/12/2019, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) thông báo mua xong 79,5 triệu cổ phiếu GTN của Công ty cổ phần GTNFoods, chính thức sở hữu 75% vốn điều lệ của GTNFoods. Sau giao dịch, Vinamilk chính thức thành công ty mẹ của GTNFoods, qua đó gián tiếp sở hữu 51% quyền biểu quyết tại Sữa Mộc Châu. Đồng nghĩa với việc Mộc Châu Milk chính thức trở thành một đơn vị thành viên của Vinamilk.
Năm 2020: Công ty Cổ phần Giống bò sữa Mộc Châu lọt Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 - Nhóm ngành: Sữa và sản phẩm từ sữa theo đánh giá của Vietnam Report.
Năm 2020: Niêm yết cổ phiếu trên sàn Upcom
Tháng 12/2020, Mộc Châu Milk chính thức niêm yết trên sàn Upcom với mã chứng khoán MCM. Cũng trong năm này, Đại hội đồng cổ đông của Công ty đã thông qua phương án phát hành cổ phần trong năm 2020 để tăng vốn điều lệ. Như vậy, tại thời điểm này, trong ngành sữa chỉ có 02 công ty của Việt Nam chính thức giao dịch trên sàn là Vinamilk (mã chứng khoán: VNM) và Mộc Châu Milk (mã chứng khoán: MCM).
Bộ máy lãnh đạo
Hội Đồng Quản Trị
Chủ tịch HĐQT: Bà Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên hiện là Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu. Bà sinh năm 1953 tại Paris, Pháp. Đồng thời hiện bà cũng là Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Bà là một nữ doanh nhân Việt có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực thực phẩm nói chung và ngành sữa nói riêng.
Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu hiện nay là Bà Mai Kiều Liên, đồng thời bà cũng là TGĐ Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) |
Trình độ chuyên môn:
- Chứng chỉ Quản lý Kinh tế, Đại học Kỹ sư Kinh tế Leningrad, Nga.
- Chứng chỉ Quản lý Chính trị, Học viện Chính trị Quốc gia, Việt Nam.
- Kỹ sư về chế biến thịt, sữa và các sản phẩm từ sữa, Đại học Moscow, Liên Xô.
- Chứng chỉ đào tạo về Quản trị Công ty.
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Bà Mai Kiều Liên tốt nghiệp Đại học về chế biến thịt và sữa tại Moscow, Liên Xô vào năm 1976. unghi tốt nghiệp, bà làm Kỹ sư phụ trách Khối sản xuất sữa đặc và sữa chua Nhà máy sữa Trường Thọ, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam (tiền thân của Công ty Sữa Việt Nam) đến năm 1980. Sau đó bà trở thành Kỹ sư Công nghệ Phòng Kỹ thuật Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1 đến năm 1982. Từ tháng 2/1982, Bà Liên giữ chức vụ Trợ lý Giám đốc, Phó Giám đốc Kỹ thuật Nhà máy Sữa Thống Nhất, Xí nghiệp Liên hợp Sữa Cà phê Bánh kẹo 1. Một năm sau, bà đi học Quản lý Kinh tế tại Đại học Kinh tế Leningrad, Liên Xô.
Năm 1984 – một năm đánh dấu cột mốc mới trong sự nghiệp của bà Mai Kiều Liên – bà trở thành Phó Tổng Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk), phụ trách lĩnh vực kinh tế. Năm 1993 đến nay, bà đảm nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk). Trong khoảng thời gian đó, bà Liên từng làm Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII (1996 – 2001). Tháng 11/2003 bà được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và giữ chức vụ này đến tháng 7/2015. Năm 2019, sau khi Vinamilk chính thức thành công ty mẹ của GTNFoods, gián tiếp sở hữu 51% quyền biểu quyết tại Sữa Mộc Châu, bà Mai Kiều Liên chính thức trở thành Chủ tịch HĐQT của Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
Giải thưởng và chứng nhận:
Với những cống hiến và đóng góp to lớn cho nền kinh tế trong suốt quá trình hoạt động và công tác, bà Mai Kiều Liên đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng từ trong nước đến quốc tế như: Nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì; Anh ung Lao động Thời Kỳ Đổi Mới; Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á do Forbes Asia bình chọn bốn năm liên tiếp; Top 50 Phụ nữ Ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017 (Forbes Vietnam).
Thành viên HĐQT, Tổng Giám Đốc: Ông Phạm Hải Nam
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư chăn nuôi
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Ông Nam vào làm việc tại Mộc Châu Milk từ Tháng 10/1992, có hơn 28 năm kinh nghiệm làm việc trong ngành sữa, từng trải qua nhiều bộ phận và vị trí khác nhau của công ty: Kỹ sư chăn nuôi (Phòng Sản xuất kinh doanh), Trưởng phòng sản xuất kinh doanh, Phó Giám đốc Trung tâm Giống và chuyển giao kỹ thuật; Giám đốc Trung tâm Giống và chuyển giao kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc công ty. Kể từ Tháng 2/2020, Ông Nam chính thức được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám Đốc của Mộc Châu Milk.
Chức vụ công tác hiện nay:
Thành viên HĐQT, Tổng Giám đốc
Thành viên HĐQT: Ông Trịnh Quốc Dũng
Trình độ chuyên môn:
Kỹ sư Năng lượng và tự động hóa, Đại học Bách khoa Odessa, Liên Xô cũ (năm 1985).
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Chức vụ công tác tại các tổ chức khác :
Thành viên HĐQT: Ông Phan Minh Tiên
Trình độ chuyên môn: Cử nhân, Học viện Quản lý Moscow, Nga.
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Chức vụ công tác tại các tổ chức khác:
Thành viên HĐQT: Ông Nguyễn Anh Tuấn
Trình độ chuyên môn: Kỹ sư Hóa thực phẩm
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Ông Tuấn có hơn 22 năm kinh nghiệm làm việc tại nhà máy sữa. Ông đã làm việc ở nhiều bộ phận và các vị trí khác nhau của nhà máy: Ban KCS, Kỹ thuật xưởng chế biến sữa, Trưởng ban công nghệ, Xưởng phó Xưởng UHT, Trưởng ban ISO, Phó Giám đốc nhà máy sữa, Giám đốc nhà máy sữa của Mộc Châu Milk.
Chức vụ công tác tại các tổ chức khác:
Thành viên HĐQT, Giám đốc nhà máy sữa, Trưởng ban công nghệ
Ban Giám Đốc Điều Hành
Tổng Giám đốc: Ông Phạm Hải Nam (Ông Phạm Hải Nam đồng thời là Thành viên HĐQT)
Phó Tổng Giám đốc phụ trách thị trường: Ông Phạm Tuyên
Trình độ chuyên môn:
Cử nhân kinh tế Ngân hàng – Tài chính; Kỹ thuật trưởng Vô tuyến – Rada máy bay chiến đấu.
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Ông Tuyên có hơn 27 năm kinh nghiệm làm việc tại Vinamilk, đảm nhiệm các vị trí Giám sát bán hàng, Trưởng vùng bán hàng, Giám đốc Kinh doanh Miền bắc, miền Đông bắc bộ, Miền duyên hải, Trưởng ban Hành chính nhân sự, Trưởng ban phát triển vùng nguyên liệu.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
Giám đốc Kinh doanh Nội địa – Vinamilk
Phó Tổng Giám đốc phụ trách chế biến: Ông Trần Mạnh Thắng
Trình độ chuyên môn:
Kỹ sư hóa thực phẩm chuyên ngành sữa, Thạc sỹ công nghệ sinh học.
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Trước khi gia nhập Mộc Châu Milk, ông Thắng có hơn 24 năm kinh nghiệm làm việc tại Vinamilk, tham gia vào vị trí quản đốc sản xuất các nhà máy sữa của Vinamilk: Nhà máy sữa Hà Nội, nhà máy sữa Tiên Sơn, ông đã từng giữ chức vụ Giám đốc Nhà máy sữa Angkormilk thuộc Công ty cổ phần sữa Angkormilk – là thành viên của Công ty cổ phần sữa Việt Nam.
Kể từ T2/2020, ông Thắng giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc phụ trách chế biến của Mộc Châu Milk.
Chức vụ tại các tổ chức khác:
Quản đốc sản xuất tại Nhà máy sữa Tiên Sơn – Vinamilk
Phó Tổng Giám đốc phụ trách nông nghiệp: Ông Nguyễn Sỹ Quang
Trình độ chuyên môn:
Kỹ sư chăn nuôi – thú y
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Ông Quang vào làm việc tại Mộc Châu Milk từ năm 1995. Sau khi có 5 năm kinh nghiệm làm cán bộ kỹ thuật, ông bắt đầu làm việc tại Phòng sản xuất kinh doanh kể từ năm 2001. Trong quá trình làm việc, ông đã trải qua nhiều vị trí khác nhau từ cán bộ phòng lên phó phòng, Phó giám đốc chi nhánh Hà Nội kiêm phụ trách thị trường, Quyền giám đốc kênh GT. Hiện tại, ông Quang giữ chức vụ Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng Sản xuất Kinh doanh của Mộc Châu Milk.
Chức vụ công tác hiện nay:
Phó tổng giám đốc kiêm Trưởng phòng Sản xuất Kinh doanh
Giám đốc Tài chính: Ông Lê Huy Bích
Trình độ chuyên môn:
Kinh nghiệm và quá trình công tác:
Chức vụ tại các tổ chức khác:
Các sản phẩm của thương hiệu Mộc Châu Milk
Hình thành và phát triển hơn 60 năm, thương hiệu Mộc Châu Milk hiện cung cấp danh mục đa dạng các sản phẩm như sữa tươi, sữa chua ăn, sữa chua uống, phomai, váng sữa, bơ, bánh sữa và các sản phẩm từ sữa khác. Những sản phẩm của Mộc Châu Milk đều được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa tươi thuần khiết trên thảo nguyên Mộc Châu, kết hợp với dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghệ chế biến đạt chuẩn Châu Âu.
Sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu
Sản phẩm chủ lực và phổ biến nhất của thương hiệu Sữa Mộc Châu chắc chắn phải kể đến Sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu. Sản phẩm. Sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa tươi thuần khiết trên thảo nguyên Mộc Châu, kết hợp với công nghệ chế biến đạt chuẩn Châu Âu. Một số sản phẩm được chế biến từ nguồn sữa bò tươi nguyên chất trên dây chuyền sản xuất hiện đại của Tetra Pak - Thụy Điển, kết hợp với các hương vị trái cây được chiết xuất tự nhiên, mang đến sản phẩm tươi ngon và bổ dưỡng. Ngoài ra, sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu còn chứa các thành phần dinh dưỡng như canxi, chất đạm, vitamin và khoáng chất giúp tạo ra những sản phẩm sữa tươi tự nhiên, giàu dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe người tiêu dùng. Sản phẩm Sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu gồm các đa dạng các dòng cho khách hàng lựa chọn tùy theo nhu cầu và sở thích như:
Sữa tươi tiệt trùng Mộc Châu quen thuộc của thương hiệu Mộc Châu Milk với đa dạng các dòng sản phẩm |
Sữa tươi tiệt trùng có đường
Sữa tươi tiệt trùng ít đường
Sữa tươi tiệt trùng không đường
Sữa tươi tiệt trùng Hương vị Dừa
Sữa tươi tiệt trùng Hương vị Cam
Sữa tươi tiệt trùng Hương vị Dâu
Sữa tươi tiệt trùng Chuối
Sữa tươi tiệt trùng Socola
Sữa tươi tiệt trùng Đại Mạch
Sữa tươi thanh trùng Mộc Châu
Sản phẩm Sữa tươi thanh trùng Mộc Châu được chế biến từ nguyên liệu chính là 100% sữa bò tươi trên cao nguyên Mộc Châu, nơi có truyền thống nuôi bò sữa lâu đời. Sau đó, sản phẩm được thanh trùng trên dây chuyền công nghệ hiện đại của Tetra Pak - Thụy Điển ở nhiệt độ thích hợp, giữ được hương vị nguyên chất của sữa bò tươi và các chất dinh dưỡng khác như canxi, chất đạm, vitamin và khoáng chất giúp bổ sung các giá trị dinh dưỡng cho cơ thể và sức khỏe.
Sữa tươi thanh trùng có đường
Sữa tươi thanh trùng không đường
Sữa tươi thanh trùng ít đường
Sản phẩm sữa tươi thanh trùng Mộc Châu |
Sữa chua Mộc Châu
Sản phẩm sữa chua Mộc Châu được lên men tự nhiên từ 100% nguồn sữa bò tươi thuần khiết từ thiên đường bò sữa Mộc Châu cùng với dây chuyền công nghệ chế biến hiện đại Châu Âu. Sản phẩm giúp bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể từ các chất như canxi, hàm lượng đạm, vitamin A, vitamin D3, khoáng chất kẽm, phốt pho, khoáng chất. Ngoài ra, sản phẩm được bổ sung lợi khuẩn BB-12 và LA-5 tốt cho hệ tiêu hóa. Sản phẩm Sữa chua Mộc Châu bao gồm 2 loại chính là sữa chua uống và sữa chua ăn với đa dạng các dòng và các hương vị như:
Sản phẩm sữa chua Mộc Châu với đa dạng hương vị cho khách hàng lựa chọn. |
Sữa chua ăn có đường
Sữa chua ăn không đường
Sữa chua dinh dưỡng Mc Colos
Sữa chua Nha Đam
Sữa chua Thạch Dừa
Sữa chua Khoai Môn
Sữa chua Pho Mai
Sữa chua Trái Cây
Sữa chua ăn MCKOOL có đường
Sữa chua nếp cẩm
Sữa chua uống tiệt trùng vị cam
Sữa chua uống tiệt trùng vị dâu
Sữa chua uống tiệt trùng vị ổi
Sữa trái cây McKidz
Các sản phẩm khác từ sữa
Phô mai
Sản phẩm phô mai (cheese) Mộc Châu được là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao được chế biến từ nguồn nguyên liệu chính là sữa bò tươi nguyên chất 100% từ tranh trại bò sữa Mộc Châu. Sản phẩm có thể được dùng làm nguyên liệu cho nhiều món ăn, giúp cung cấp năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bơ tươi
Sản phẩm bơ tươi được chế biến từ sữa bò tươi trên cao nguyên Mộc Châu, là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, cung cấp năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết, thích hợp cho mọi lứa tuổi. Sản phẩm có thể được dùng để chế biến nhiều món ăn với đa dạng công thức từ món ăn mặn, đồ ngọt, bánh,…
Các sản phẩm khác của Mộc Châu Milk. |
Váng sữa
Váng sữa Mộc Châu được chế biến từ sữa bò tươi Mộc Châu nguyên chất, mang lại giá trị dinh dưỡng cao cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp năng lượng, các vitamin và khoáng chất cần thiết.
Bánh sữa
Đây là sản phẩm Sữa bánh - đặc sản Mộc Châu, có thành phần từ sữa bò tươi và đường tinh luyện, được sản xuất trên quy trình hiện đại, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Sản phẩm có 2 loại gồm Bánh sữa nguyên vị truyền thống và Bánh sữa Cacao.
Quy mô và kết quả kinh doanh của Mộc Châu Milk
Tại Việt Nam, thị trường sữa luôn là một ngành có nhiều cạnh tranh và thu hút nhiều sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp. Hiện nay Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu đang chiếm khoảng 9% toàn thị phần sữa, riêng tại khu vực miền Bắc tỷ lệ này là 35%. Tuy đây là một con số khiêm tốn so với các thương hiệu sữa nội địa và quốc tế khác tại thị trường Việt, nhưng với hơn 80.000 điểm bán lẻ, Mộc Châu Milk vẫn có độ phủ đáng kể trên thị trường sữa Việt. Trong vòng 2 năm gần đây, đại dịch Covid-19 đã gây ra nhiều tác động và ảnh hưởng không nhỏ tới nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm sữa ít bị ảnh hưởng hơn bởi sữa là một sản phẩm thiết yếu và người dân tăng cường nhu cầu sử dụng các sản phẩm sữa tươi, sữa chua trong thời kỳ dịch bệnh. Điều này đã giúp các doanh nghiệp sữa may mắn vẫn ghi nhận mức doanh thu và lợi nhuận khả quan.
Kết quả kinh doanh của Mộc Châu Milk năm 2019 - 2020. |
Năm 2020, Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu đã công bố Báo cáo tài chính quý IV/2020 với doanh thu đạt 681 tỷ đồng, tăng 12,2%; lợi nhuận sau thuế đạt 72 tỷ đồng, tăng 66,3% so với cùng kỳ 2019. Biên lợi nhuận gộp tăng từ 21% năm 2019 lên 33% năm 2020. Cả năm 2020, luỹ kế công ty đạt 2.821 tỷ đồng doanh thu, tăng trưởng 10,3% so với năm 2019 chỉ đạt 2.075 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế đạt 280,7 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh mẽ 68,2% so với năm 2019. Với kết quả này, Mộc Châu Milk đã hoàn thành mục tiêu doanh thu và vượt gần 79% kế hoạch lợi nhuận năm 2020. Được biết, Công ty đặt kế hoạch kinh doanh năm 2020 với doanh thu thuần là 2.905 tỷ đồng, tăng 13,5%; lợi nhuận sau thuế là 157 tỷ đồng, giảm 5,9% so với thực hiện năm 2019.
Cuối năm 2020, Mộc Châu Milk có tổng tài sản là 1.223 tỷ đồng, tăng 14% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu của Mộc Châu Milk là 912 tỷ đồng, tăng 25% so với đầu năm; trong đó, vốn góp chủ sở hữu là 668 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đạt 199 tỷ đồng, tăng 157 tỷ đồng. Công ty cho biết, kết quả kinh doanh tăng trưởng tốt nhờ công tác quản lý chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí hoạt động hiệu quả, cùng với các chính sách hỗ trợ nhà phân phối, hỗ trợ khách hàng phù hợp. Chính vì những nguyên nhân trên dẫn tới lợi nhuận tăng trưởng tốt.
Năm 2021, doanh thu thuần quý II của Mộc Châu Milk đạt 790 tỷ đồng, tăng 7,6% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế của công ty là 87 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế nửa đầu năm 2021, doanh thu thuần của Mộc Châu Milk đạt 1.411 tỷ đồng, tăng 3,2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 137 tỷ đồng, tăng 29% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2021, Mộc Châu Milk đặt mục tiêu doanh thu 3.066 tỷ đồng, LNST 318,5 tỷ đồng. Như vậy, sau 6 tháng đầu năm, công ty đã đạt khoảng 46% mục tiêu doanh thu và 43% kế hoạch LNST năm. Doanh nghiệp cho biết, biên lãi gộp được cải thiện do công ty thỏa thuận được giá nguyên liệu đầu vào sản xuất tốt hơn với nhà cung cấp khi là công ty trong hệ sinh thái của Vinamilk, đồng thời doanh thu tài chính và cơ cấu chi phí vận hành được tối ưu là những nguyên nhân của tăng trưởng lợi nhuận trong kỳ của Mộc Châu Milk.
Có thể thấy, từ lúc về chung nhà với Vinamilk, chỉ số kinh doanh, đặc biệt là biên lợi nhuận của Mộc Châu Milk liên tục tăng mạnh. Hiện nay, Công ty cổ phần GTNFoods gián tiếp sở hữu cổ phần tại Mộc Châu Milk thông qua công ty con là Tổng Công ty Chăn nuôi Việt Nam. Công ty cổ phần sữa Việt Nam- Vinamilk lại là công ty mẹ nắm giữ trên 75% cổ phần tại GTNFoods.
Tổng kết
Hơn 60 năm hoạt động và phát triển, câu chuyện sữa tươi nguyên chất đang được Mộc Châu Milk từng bước nâng lên tầm cao mới, không chỉ bảo toàn những dưỡng chất tinh túy từ thiên nhiên mà còn chung tay góp phần gìn giữ nguồn sữa tươi nguyên liệu chất lượng cao trên cao nguyên cho sức khỏe người tiêu dùng. Nhờ không ngừng nỗ lực đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm, cùng với sự nhạy bén trong việc nắm bắt nhu cầu thị trường, kết hợp với công nghệ sản xuất hiện đại theo quy trình khép kín đạt tiêu chuẩn quốc tế, Mộc Châu Milk đã và đang ra mắt thị trường thêm nhiều dòng sản phẩm mới chất lượng, dinh dưỡng, giá trị và mức giá hợp lý, phù hợp với thị hiếu và nhu cầu người tiêu dùng, được rất khách hàng tin tưởng chọn lựa.
Bên cạnh đó, có thể thấy, kể từ khi có sự tham gia vào công tác quản trị của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) từ đầu năm 2020, Mộc Châu Milk đã ghi nhận sự tăng trưởng đáng kể với hiệu quả hoạt động được cải thiện rõ rệt. Minh chứng được thể hiện rõ nét ở kết quả kinh doanh năm vừa qua dù đại dịch Covid-19 đã tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp. Trong tương lai, Vinamilk khẳng định cùng Mộc Châu Milk tập trung xây dựng chiến lược để tăng quy mô đàn bò sữa lên gần gấp đôi đạt khoảng 40.000 con vào năm 2025, sản lượng sữa tươi nguyên liệu đạt trên 500 tấn/ngày; đưa Mộc Châu, Sơn La thành thủ phủ bò sữa công nghệ cao của Việt Nam, góp phần phát triển kinh tế của địa phương và ngành nông nghiệp cả nước. Nhìn chung, sự hợp tác giữa Vinamilk và Mộc Châu Milk này được kỳ vọng mở ra một giai đoạn phát triển mới với những bước tiến lớn cho ngành sữa và ngành chăn nuôi bò sữa của Việt Nam trong thời gian tới. Đồng thời không chỉ giúp khẳng định chỗ đứng của thương hiệu sữa Việt tại thị trường trong nước mà còn gia tăng khả năng cạnh tranh khi vươn ra thị trường thế giới.
Với nhiều nỗ lực và đóng góp, Mộc Châu Milk đã nhận được nhiều giải thưởng và chứng nhận. |
Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, với những đóng góp to lớn cho nền kinh tế và đất nước, Công ty Cổ phần Giống Bò Sữa Mộc Châu vinh dự nhận được bằng khen Huân chương Lao động từ Đảng và Chính phủ, đạt được nhiều giải thưởng và chứng nhận như: Hàng Việt Nam Chất lượng cao, Top 10 thương hiệu phát triển bền vững, Sản phẩm chất lượng cao, Top 5 thương hiệu được chọn mua nhiều nhất, Top 10 Công ty thực phẩm uy tín năm 2020 nhóm ngành Sữa và sản phẩm từ sữa theo Vietnam Report,... cùng với nhiều giải thưởng và chứng nhận khác.
Giá cà phê hôm nay (11/11) dao động từ 106.500 - 107.200 đồng/kg, tăng nhẹ 500 đồng/kg.
Trên thị trường nông sản, giá mặt hàng đậu tương và ngô đều tăng vọt gần 4% trong bối cảnh triển vọng nguồn cung thấp hơn dự kiến và nhu cầu cao.
Hiện cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu tới trên 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Giá cà phê trong nước tuần qua thêm trung bình 1.000 đồng/kg, hiện đang giao dịch trong khoảng 107.000 - 107.700 đồng/kg.
Xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng với tốc độ nhanh nhất vào tháng 10, trước thềm bầu cử Mỹ. Các nhà máy gấp rút đưa hàng tồn kho ra các thị trường lớn để ứng phó với khả năng Mỹ và Liên minh châu Âu áp thêm thuế. Mối đe dọa về một cuộc chiến thương mại hai mặt trận hiện đang hiện rõ hơn bao giờ hết sau chiến thắng của Donald Trump.
Chiều ngày 7/11, Liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng giá bán lẻ xăng dầu trong nước. Giá xăng được điều chỉnh tăng từ 15h.
Theo MXV, khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đã tăng gần 2%, ghi nhận phiên thứ 4 liên tiếp tăng giá.
Giá bạc và giá bạch kim đều lao dốc mạnh về mức thấp nhất trong ba tuần do sự chèn ép của đồng đô la Mỹ.
Giá bạc phục hồi từ mức thấp nhất hai tuần nhờ tăng 0,51% lên 32,78 USD/oz. Giá bạch kim lấy lại mốc 1.000 USD/oz sau khi tăng 1,64%, chốt phiên tại mức 1.006,7 USD/oz.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê hôm nay (5/11) giữ ổn định so với hôm qua, hiện giao dịch trong nước nằm ở mức 105.500 - 106.000 đồng/kg.
Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, thị trường kim loại chứng kiến sự phân hóa giữa các mặt hàng. Đối với kim loại quý, giá bạc nối dài đà giảm sang phiên thứ tư liên tiếp khi giảm 0,22% về 32,61 USD/ounce, mức thấp nhất hai tuần. Giá bạch kim cũng quay đầu giảm hơn 1% về 990,5 USD/ounce.
Giá trị xuất khẩu thủy sản tháng 10 năm 2024 ước đạt 1,1 tỷ USD, đưa tổng giá trị xuất khẩu thủy sản 10 tháng đầu năm lên 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá cà phê trong nước mất trung bình 3.500 đồng/kg trong tuần qua. Giá cà phê trong nước hôm nay (4/11) trong khoảng 106.000-106.500 đồng/kg.
Đối với nhóm kim loại quý, cả giá bạc và bạch kim đều điều chỉnh giảm sau hai tuần tăng liên tiếp, lần lượt chốt tuần tại 32,68 USD/ounce và 1.002,9 USD/ounce.
Đóng cửa tuần, giá dầu thô WTI giảm 3,19% xuống 69,49 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent giảm 3,35% còn 73,1 USD/thùng.
Tin từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương), Hoa Kỳ không áp thuế chống bán phá giá đối với nhôm đùn ép nhập khẩu từ Việt Nam.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giá điện phải phù hợp nền kinh tế, có sự điều tiết của Nhà nước để ổn định kinh tế vĩ mô.
Trên cơ sở điều hành của liên bộ Công Thương - Tài chính, các doanh nghiệp đồng loạt điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h ngày 31/10.
Trong đó, giá ca cao tăng phiên thứ 4 liên tiếp, lên USD/tấn. Giá cà phê Arabica tăng 0,60% lên 5.502 USD/tấn và Robusta tăng 1,25% lên 4.453 USD/tấn.
Khép lại phiên giao dịch ngày hôm qua, giá dầu thế giới đồng loạt đảo chiều sau khi lao dốc trong hai phiên trước đó.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?