Mô hình Zeta

Zeta Model

Mô hình Zeta (Zeta Model) là gì? Công thức tính mô hình Zeta - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: TLNT

Mô hình Zeta

Khái niệm

Mô hình Zeta trong tiếng Anh là Zeta Model.

Mô hình Zeta là một mô hình toán học ước tính khả năng công ty đại chúng phá sản trong khoảng thời gian hai năm. Kết quả từ mô hình được gọi là điểm Z, hoặc điểm zeta. Nó được coi là một yếu tố dự đoán tương đối chính xác về sự phá sản của công ty trong tương lai.

Mô hình được công bố đầu tiên năm 1968 bởi giáo sư tài chính của Đại học New York Edward I. Altman. Để ra điểm Z phải sử dụng nhiều giá trị thu nhập doanh nghiệp và bảng cân đối kế toán để đo lường sức khỏe tài chính của một công ty.

Điểm Zeta được kí hiệu là ζ.

Công thức mô hình Zeta

ζ = 1,2 A +1,4 B +3,3 C +0,6 D + E

trong đó:

ζ = điểm

A = vốn lưu động chia cho tổng tài sản

B = thu nhập dữ lại chia cho tổng tài sản

C = thu nhập trước lãi và thuế chia cho tổng tài sản

D = giá trị thị trường của vốn chủ sở hữu chia cho tổng nợ phải trả

E = doanh thu chia cho tổng tài sản

Mô hình Zeta cho biết điều gì?

Mô hình Zeta trả về một số duy nhất, điểm Z (hoặc điểm zeta), để thể hiện khả năng công ty phá sản trong hai năm tới. Điểm Z càng thấp, công ty càng có khả năng phá sản.

Điểm Z được chia ra các vùng để xác định khả năng phá sản của một công ty. Điểm Z thấp hơn 1,8 cho thấy có khả năng phá sản. Trong khi điểm lớn hơn 3.0 cho thấy khả năng phá sản khó có thể xảy ra trong hai năm tới. Các công ty có điểm số Z giữa 1.8 và 3.0 nằm trong vùng xám và việc phá sản có thể xảy ra.

Z> 2,99 - Vùng an toàn

1,81< Z < 2,99 - Vùng xám

Z <1.81 - Vùng hiểm nghèo

Các công thức điểm Z và mô hình Zeta tồn tại nhiều dạng cho các trường hợp đặc biệt như các công ty tư nhân, rủi ro thị trường mới nổi và các công ty không sản xuất.

Mô hình được công bố đầu tiên năm 1968 bởi giáo sư tài chính của Đại học New York Edward I. Altman. Mô hình ban đầu được thiết kế cho các công ty sản xuất đại chúng. Các phiên bản sau của mô hình được phát triển cho các công ty tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và các công ty phi sản xuất và thị trường mới nổi.

(Theo Investopedia)


Cùng chuyên mục

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: