May Việt Tiến của ai? May Việt Tiến kinh doanh ra sao sau COVID-19?
Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến của ai?

May Việt Tiến của ai?

May Việt Tiến là cách gọi tắt của Tổng Công ty cổ phần May Việt Tiến (UPCoM: VGG; tên Tiếng Anh: Viet Tien Garment Corporation). Tổng Công ty CP may Việt Tiến có địa chỉ trụ sở chính tại 7 Lê Minh Xuân - Phường 07 - Quận Tân Bình - TP. Hồ Chí Minh, đây là doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm may mặc.

Tổng Công ty CP may Việt Tiến tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty” tên giao dịch là Pacific Enterprise.

Tháng 5/1977 được Bộ Công Nghiệp công nhận là xí nghiệp quốc doanh và đổi tên thành Xí Nghiệp May Việt Tiến. Ngày 13/11/1979, xí nghiệp bị hỏa hoạn, thiệt hại hoàn toàn.

Vào ngày 24/03/1993, công ty được Bộ Công Nghiệp cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp. Ngày 29/04/1995 tổng công ty dệt may Việt Nam ra đời.

Ngày 09/01/2007 thành lập Tổng công ty May Việt Tiến.

Ngày 13/02/2007, Bộ Công Nghiệp ban hành Quyết định về việc cổ phần hóa Tổng công ty May Việt Tiến.

Ngày 03/03/2016, Cổ phiếu công ty được chấp thuận đăng ký giao dịch trên UPCoM với mã chứng khoán là VGG.

Với trên 40 năm kinh nghiệm phát triển, hiện nay Việt Tiến đã vươn lên khẳng định vị thế một trong những thương hiệu về thời trang công sở hàng đầu tại Việt Nam.

Tuy nhiên trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt trên thị trường thời trang Việt, Việt Tiến không cho mình quyền tự thỏa mãn với những vinh quang đạt được mà phải đổi mới và nâng cấp không ngừng.

May Việt Tiến của ai? May Việt Tiến kinh doanh ra sao sau COVID-19?
Tổng Công ty CP may Việt Tiến tiền thân là một xí nghiệp may tư nhân “Thái Bình Dương kỹ nghệ công ty”

Đó cũng là lý do khiến hương hiệu may mặc nổi tiếng này vẫn đang ngày đêm nỗ lực sáng tạo thông qua việc mở rộng đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm; đồng thời tập trung phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp nhằm mang đến sự tiện lợi và những trải nghiệm thú vị nhất cho khách hàng.

Việt Tiến có quyền mơ giấc mơ xa hoa đó khi là thương hiệu thời trang may mặc công nghiệp xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Người anh cả của nền dệt may Việt Nam- Việt Tiến đã chiếm lĩnh thị phần đáng nể ở những nền thời trang tiên tiến: Nhật Bản chiếm 31% sản lượng của Việt Tiến, con số ở Hoa Kỳ là 21%, EU 16.5%, Hàn Quốc 3.9%, các nước khác 27.6%…

Bài toán thị phần Việt Tiến đã giải được, bước tiếp theo của quá trình quốc tế hóa là bài toán Thương hiệu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng cùng với một chiến lược dài hạn trên tiền đề là những bước tiến vững chắc, Việt Tiến được tin tưởng sẽ điền tên Việt Nam trên bản đồ thời trang thế giới. “Việt Tiến – Việt Nam tiến lên”, một triết lý thương hiệu đầy tự hào.

Lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến là ai?

Theo tìm hiểu Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến hiện nay là ông Vũ Đức Giang (quê quán Nam Định). Theo thông tin niêm yết, từ tháng 06 năm 2015, doanh nhân Vũ Đức Giang làm Chủ tịch Hiệp hội Dệt May Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.

May Việt Tiến của ai? May Việt Tiến kinh doanh ra sao sau COVID-19?
Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến hiện nay là ông Vũ Đức Giang (quê quán Nam Định).

- Từ tháng 10 năm 2010 : Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty May 10 -CTCP

- Từ tháng 09 năm 2010 đến tháng 05 năm 2015 : Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dệt May Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.

- Từ tháng 01 năm 2008 đến tháng 08 năm 2010 : Tổng Giám đốc Tập đoàn Dệt May Việt Nam kiêm Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Cổ phần May Viêt Tiến.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Cổ phần may Việt Tiến hiện nay là ông Bùi Văn Tiến (TP HCM).

Nhìn lại quá tình ông tác thì ông Bùi Văn Tiến gắn bó hơn 30 năm qua tại May Việt Tiến.

Từ 02/1987 đến 11/1992 ông Bùi Văn Tiến là nhân viên thống kê Công ty May Việt Tiến,

- Từ 12/1992 đến 01/1996: Phó phòng Kế hoạch điều độ Công ty May Việt Tiến

- Từ 02/1996 đến 12/2000: Truởng phòng Kế hoạch điều độ Công ty May Việt Tiến

- Từ 01/2001 đến 09/2005: Giám Đốc Điều Hành Công ty May Việt Tiến,

- Từ 10/2005 đến 01/2007: Phó Tổng Giám Đốc Công ty May Việt Tiến.

- Từ 02/2007 đến 12/2007: Phó Tổng Giám Đốc Tổng Công ty May Việt Tiến,

- Từ 01/2008 đến nay: Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến.

Tổng Công ty Cổ phần May Việt Tiến kinh doanh ra sao?

Tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2023, Tổng CTCP May Việt Tiến (UPCoM: VGG) cho biết, với những biến động phức tạp của nền kinh tế thế giới, ngành dệt may đối mặt với nhiều thách thức về nhu cầu tiêu thụ, đơn hàng giảm đột ngột bắt đầu từ quý 3/2022.

VGG dự báo năm 2023 còn nhiều khó khăn khi nhu cầu thế giới chưa có tín hiệu phục hồi do kinh tế vĩ mô thế giới vẫn ở trạng thái bất định. Các thị trường xuất khẩu chính đều giảm hoặc tăng không đáng kể.

May Việt Tiến của ai? May Việt Tiến kinh doanh ra sao sau COVID-19?

Bên cạnh đó, những đòi hỏi khắt khe đến từ các nhãn hàng như giảm giá sản xuất, đơn hàng nhỏ, thời gian giao hàng nhanh, chất lượng cao hơn, chuyển đổi sử dụng vải có thành phần sợi tái chế… Ngoài ra, còn có những đòi hỏi doanh nghiệp phải tuân thủ nhiều chính sách của nhãn hàng như phát triển bền vững, xanh hoá tiết kiệm năng lượng, giảm khí thải…

Trước thực trạng trên, VGG đặt kế hoạch tổng doanh thu 2023 đạt 8,030 tỷ đồng và lãi trước thuế 200 tỷ đồng, lần lượt giảm hơn 5% và 9% so với thực hiện năm 2022.

Theo ông Vũ Đức Giang – Chủ tịch HĐQT VGG, quý 1/2023 Công ty ghi nhận doanh thu tăng 22% so cùng kỳ, đạt hơn 1,853 tỷ đồng chủ yếu tăng trưởng ở sản xuất xuất khẩu, còn thị trường nội địa ghi nhận sự tăng trưởng ở mức rất thấp do sức mua yếu ngay cả vào mùa Tết âm lịch.

Về kế hoạch đầu tư năm 2023, VGG dự kiến chi 50 tỷ đồng để đầu tư các khoản về máy móc thiết bị chuyên dụng; duy tu, bảo dưỡng, bảo trì cơ sở vật chất hạ tầng tại các đơn vị; tiếp tục các dự án đầu tư xây dựng văn phòng tại Hà Nội; và công tác chuyển đổi, quản lý kỹ thuật số.

Thời gian tới, Công ty sẽ tập trung các dự án trọng điểm ở miền Tây và các tỉnh miền Trung để duy trì lực lượng lao động.

Hiện Công ty chưa có kế hoạch tăng vốn trong thời gian tới, tình hình tài chính vẫn đang ổn định. Khi nào Công ty có những dự án cũng như chiến lược bứt phá lớn sẽ xin ý kiến cổ đông về việc tăng vốn.

Năm 2022, VGG ghi nhận doanh thu thuần gần 8,465 tỷ đồng, lãi trước thuế gần 219 tỷ đồng, lần lượt tăng gần 41% và hơn 19% so với năm 2021. Kết quả này giúp Công ty vượt hơn 30% kế hoạch doanh thu và 46% mục tiêu lợi nhuận năm.

Với kết quả khởi sắc trên, VGG dự kiến trả cổ tức năm 2022 bằng tiền mặt với tỷ lệ 25% (2,500 đồng/cp), tương ứng hơn 110 tỷ đồng để trả cổ tức cho cổ đông. Năm 2023, mức chi trả cổ tức dự kiến là 20%.

Trên thị trường chứng khoán, kết thúc phiên ngày 28/4, cổ phiếu VGG đang giao dịch ở mức 37.200 đồng/cp.