Trước những rủi ro trong quá trình kiểm tra, giám sát, quản lý thông tin; Cục TMĐT và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đề nghị cần "luật hóa" thương mại điện tử để thị trường này có thể phát triển bền vững.
TMĐT đang là xu thế tất yếu hiện nay. Trong suốt hơn 10 năm hình thành và phát triển, ngành TMĐT ghi nhận mức tăng trưởng nhanh và liên tục. TMĐT đã và đang mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp nhỏ và vừa thúc đẩy doanh số và tiết kiệm chi phí giao dịch tổng thể. Theo số liệu Trung tâm Tin học và công nghệ số - Cục TMĐT và kinh tế số, 5 năm vừa qua, số lượng doanh nghiệp và cá nhân tham gia bán hàng trên thị trường TMĐT ngày càng tăng.
Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng này đã phát sinh nhiều vấn đề mới, bao gồm tính minh bạch hóa, đảm bảo quyền lợi khách hàng, quản lý TMĐT trên mạng xã hội hay TMĐT xuyên biên giới. Nhiều tổ chức, cá nhân lợi dụng hoạt động TMĐT để thực hiện các hành vi buôn bán hàng hóa, dịch vụ cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng kém chất lượng, hàng hóa hạn chế kinh doanh, hàng kinh doanh có điều kiện, hàng quá hạn sử dụng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, cung cấp thông tin sai lệch để lừa dối người tiêu dùng...
Bày tỏ quan điểm về vấn đề này, ông Phan Trọng Đạt - Phó Tổng thư ký Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) cho biết, sàn giao dịch TMĐT thường gặp rủi ro khi kiểm tra, giám sát, đối chiếu thông tin từ nhà cung cấp, kiểm soát chất lượng hàng hóa (hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng). Nhà cung cấp phát sinh vấn đề khi không kiểm soát được số lượng, chất lượng hàng hóa khi đến tay người tiêu dùng, các khiếu nại về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại. Người tiêu dùng có thể đối mặt với nguy cơ lừa đảo, nhận hàng kém chất lượng, thiếu hoặc không có thông tin chính xác về nhà cung cấp, rủi ro trong vấn đề thanh toán, giao nhận...
"Luật hóa" thương mại điện tử để phát triển bền vững
Thực tế ghi nhận, hoạt động TMĐT ở Việt Nam hiện nay đang rất khó phân biệt hoạt động TMĐT trên các sàn giao dịch TMĐT, website TMĐT và trên các mạng xã hội bởi các nền tảng này luôn có sự cải tiến và bổ sung các chức năng tương tự nhau. Các khuôn khổ pháp lý cho hoạt động TMĐT, hoạt động của mạng xã hội đã được xây dựng chủ yếu từ năm 2013. Nhưng các quy định này không theo kịp xu thế phát triển, đến nay chỉ mang tính nguyên tắc nên đang gây không ít khó khăn trong quá trình áp dụng.
Báo cáo nghiên cứu do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết xu hướng sử dụng mạng xã hội làm kênh tiếp thị, phân phối đang có chiều hướng gia tăng trong thời gian trở lại đây. Các nền tảng mạng xã hội như Facebook, tiktok, Instagram hiện nay đều trở thành sàn TMĐT, ngoài ra còn có chế độ livestream để giới thiệu hàng hóa trực tiếp đến người tiêu dùng. Với việc sử dụng các nền tảng này để bán hàng, việc kiểm soát chất lượng hàng hóa cực kỳ khó khăn. Hàng loạt vụ phát hiện vi phạm, bắt giữ kho hàng lậu, hàng nhái gần đầy liên tục được phát hiện trong một thời gian ngắn.
Theo đại diện Cục quản lý thị trường, khó khăn lớn nhất khi phát hiện và xử lý các vụ việc trên môi trường TMĐT là phải có sự việc rõ ràng, phải có người mua và có món hàng cụ thể. Trong khi các giao dịch, thanh toán trên mạng đều là ảo, không có địa điểm kinh doanh, khiến lực lượng QLTT không kiểm tra được ngay. Chưa kể, hầu hết các giao dịch theo hình thức này đều không có hóa đơn, chứng từ, nên công tác phát hiện và xử lý càng khó khăn.
Do đó, để kiểm soát có hiệu quả hàng hóa và giao dịch trên các giao dịch TMĐT, theo ông Nguyễn Văn Tuấn – Phó Tổng Giám đốc VCCorp thì cần làm rõ được 5 vấn đề: quản lý hàng hoá đăng tải để đảm bảo quyền sở hữu trí tuệ; quản lý được quyền mạo danh; quản lý thuế của người bán bởi nếu không quản được thì sẽ nảy sinh vấn đề khó cạnh tranh giá cả; xử lý và gỡ được tin xấu; quản lý được nghĩa vụ thuế đối với các đơn vị cung cấp dịch vụ trên mạng xã hội.
Bởi lẽ, không nên quản lý hoạt động TMĐT theo kiểu “manh mún”, điều chỉnh theo từng loại nền tảng riêng lẻ. càng cố gắng kiểm soát cụ thể từng loại nền tảng thì các doanh nghiệp công nghệ vừa và nhỏ, doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn gia nhập thị trường. Trong khi đó, các doanh nghiệp lớn với tiềm lực và kinh nghiệm có thể có nhiều cách để đáp ứng với các điều kiện nghiêm ngặt mà pháp luật đặt ra.
Năm 2025, thành phố Hà Nội phấn đấu kiềm chế giảm tai nạn giao thông từ 5% so với năm 2024 trên cả 3 tiêu chí số vụ, số người chết và số người bị thương; tập trung giải quyết 8-10 điểm ùn tắc giao thông, hạn chế xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút…
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 02/CĐ-TTg ngày 15/1/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Hiện nay, thị trường đã vào cao điểm 2 tuần trước Tết, các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi trên địa bàn TP HCM đã tăng cường nhân lực, công suất phục vụ, không để xảy ra tình trạng trống kệ hàng hoặc ùn ứ khách hàng khi mua sắm. Các hệ thống siêu thị, cửa hàng… đã có kế hoạch mở cửa gần như xuyên Tết, chỉ nghỉ mùng 1. Riêng Family Mart, GS25, Kingfood Mart... mở cửa xuyên Tết.
Bộ Công an đề xuất phạt tiền từ 30-40 triệu đồng đối với hành vi không có đủ lối thoát nạn, đường thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy theo quy định.
Thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, mức thưởng bình quân là 7,72 triệu đồng/người, tăng 13% so với thưởng Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 (6,85 triệu đồng/người). Mức cao nhất là 1,908 tỷ đồng thuộc về vị trí quản lý cấp cao tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuộc lĩnh vực điện tử, công nghệ thông tin.
Mới đây, Thanh tra Sở Y tế TP HCM cho biết đã ban hành nhiều quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khám chữa bệnh, kinh doanh dược - mỹ phẩm. Trong đó loạt sai phạm tại Phòng khám Thẩm mỹ Rita, Skinbee, Klanis Platinum... được nêu rõ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần gần đây và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (World Bank-WB) đã khởi động chương trình huy động vốn cho năm 2025 bằng việc phát hành trái phiếu phát triển bền vững trị giá 1,75 tỷ đô la Úc (AUD), tương đương khoảng 1,08 USD, kỳ hạn 5 năm, sẽ đáo hạn vào ngày 10/01/2030.
Ngày 6/1, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Luật Bảo hiểm y tế.
Cục Hàng không Việt Nam cho biết sẽ tiếp tục yêu cầu các hãng hàng không nghiên cứu bổ sung chuyến bay đối với các đường bay đã đầy chỗ từ TP HCM đi các tỉnh miền Bắc, miền Trung vào các ngày cận Tết trên cơ sở phù hợp với năng lực khai thác, hạ tầng cảng hàng không và đảm bảo an toàn, an ninh.
Kiểm tra Phòng khám Bách Giai trên đường Giải Phóng (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cơ quan chức năng phát hiện hàng nghìn lọ thuốc giả gắn mác công ty cổ phần dược phẩm Việt Nam.
Hiện tại, tổ chức WHO chưa có thông tin chính thức về tình hình dịch bệnh tại Trung Quốc, đồng thời chưa xác minh được độ tin cậy và tính chính thống của thông tin trên các kênh truyền thông báo chí và mạng xã hội về virus gây dịch bệnh này.
Ngày 2/1, Đoàn Liên ngành về an toàn thực phẩm số 1 của TP Hà Nội đã tiến hành kiểm tra cơ sở sản xuất bánh cốm gia truyền Nguyên Ninh (số 11 phố Hàng Than, quận Ba Đình). Trong khu vực sản xuất Đoàn kiểm tra cũng phát hiện có côn trùng và phân của động vật.
Kể từ 0h ngày 5/1/2025, dự án cao tốc Diễn Châu - Bãi Vọt sẽ chính thức thu phí để hoàn vốn đầu tư theo quy định của Hợp đồng BOT đã ký với Bộ Giao thông vận tải.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?