Chẳng phải ngẫu nhiên LÄPIS - Mixology & Cuisine nổi lên như một viên đá quý hiếm giữa lòng phố cổ Hà Nội. Bất cứ ai mê ẩm thực - thức uống pha chế - âm nhạc khi nghe cái tên “LÄPIS” đều tự vấn tại sao lại là LÄPIS? Cái tên này nói lên điều gì, khi trăm nhà hàng, quán bar đã bắt đầu với mô hình kinh doanh có hơi hướng Mixology & Cuisine (pha chế và ẩm thực-PV)?
Giữa náo nhiệt, xô bồ của phố thị tìm kiếm một góc để thư giãn sau một ngày dài đóng bộ trong những bộ cánh khuôn thước, với những deadline không điểm dừng chúng ta có nhiều lựa chọn như: nhà hàng kiểu pháp, ý, nhật… hay một quán lounge, pub nhâm nhi chút hương vị từ những ly rượu ngon bên bạn bè, người thân… Song để cung bậc cảm xúc không có sự gián đoạn, ngay sau giờ tan ca khoảng từ 17h00 tìm kiếm không gian gói gọn giữa thư giãn, tận hưởng thức uống, ẩm thực và âm nhạc tại Hà Nội dường như rất khó.
Và vào một ngày cuối tháng 4, khi Hà Nội còn vương vấn chút gió lạnh, chìm trong màu hoàng hôn trong veo LÄPIS - Mixology & Cuisine đã khéo chọn cho mình vị trí ngay bên Hồ Gươm, địa danh cho bất cứ du khách nào muốn ghé thăm thành phố yên bình, xinh đẹp này. Có lẽ với một người luôn tìm kiếm năng lượng của chính mình, từ ánh sáng trong mỗi viên đá quý, những gam màu xanh lam xen sắc vàng óng phủ kín không gian từ ngoài vào trong của LÄPIS - Mixology & Cuisine đã hút lấy tâm trí mỗi vị khách.
Đây là những gì, cho ngày đầu đến với LÄPIS, với sự hiểu biết còn ít ỏi tôi luôn tìm kiếm và đặt những câu hỏi tại sao, vì sao cho nơi mình đến, món mình ăn, đồ uống mình lựa chọn. Khám phá đối với tôi cũng là một cách thư giãn, một cách tìm kiếm năng lượng mới trong cuộc sống.
Dĩ nhiên một người “cẩn trọng” trong cách chọn nơi thư giãn như tôi sẽ không đến một nơi nào đó chỉ vì nó “hottrend”. Nhưng LÄPIS Mixology & Cuisine đã dùng năng lượng “tin cậy” từ một lời mời để đưa tôi đến với nó. Quả thật, đúng như cái tên của LÄPIS, và nhữ những gì tôi nói ở trên, nó là một không gian của năng lượng, từ màu sắc những viên đá ốp tường, những mảng ánh sáng vàng cam được đặt đúng chỗ, những vật liệu đơn giản như tấm lụa gợn sóng từ phía trên trần góc ban công, dải đèn uốn vòm ốc đặt giữa quầy bar… Tất cả được phối nhuần nhuyễn tạo ra màu xanh lam đậm đặc trưng cho bầu trời và biển cả. Có cảm giác mang lại sự bình yên, thanh thản cho tâm hồn. Điểm xuyết với pyrite (ánh kim và sắc vàng đồng) như ánh mặt trời, mang đến sự sang trọng, tinh tế của một quý ông lịch lãm, hay một cô nàng phóng khoáng, huyền bí.
LÄPIS không giống bất kỳ địa điểm quán bar nào tôi từng ghé qua giữa thị trường nightlife ồn ào, thiếu đi cái “chất”. Ở đây tôi tìm thấy các tầng cảm xúc của âm thanh. Mỗi giai điệu được chơi với từng tầng đủ để dẫn dắt từng giác quan đi đến từng góc nhỏ. Ở đó, tôi thấy mình được chậm lại một chút.
Chọn cho mình vị trí ở quầy bar, tôi chọn một ly cocktail mang tên “EMERALD” được tạo ra từ một loại rượu ngon có tiếng của Việt Nam và hương vị trà xanh. Nó không đơn thuần là một ly cocktail khi dùng kèm matcha nama. Và bartender - người kể chuyện của tôi tiết lộ rằng để tạo ra ly EMERALD phải cần một sự kiên nhẫn, bởi dùng rượu và các nguyên liệu khác hoà quyện nhưng không hoà tan hương vị là một quá trình dài. Ngay cả những viên matcha cũng do chính tay họ làm ra, để đạt được độ dẻo, mịn không lấn át vị rượu đã là một câu chuyện đủ để tôi và bạn hoà mình vào một bộ từ điển mới về ẩm thực, pha chế.
Theo mạch kể chuyện tài tình bartender đã khiến chúng tôi phải thử ngay một ly “CITRINE” và “AQUAMARINE” hương vị nối tiếp sau nốt hương trầm lắng là sự sôi động mùa hè, sắc màu từ hoa quả nhiệt đới, cảm giác sảng khoái từ vị biển cả đan xen. Nó đã làm tôi chợt nhận ra giữa những tầng nhạc đã dần thay đổi trong nhịp thở của thời gian. Những món ăn được “chế tác” theo cách riêng của LÄPIS cũng dẫn dắt tôi đi theo mạch cuốn hồi ký. Nó không dừng lại ở vị ngon của nguyên liệu, mỗi công thức là một tâm trạng, một thời điểm trong ngày, một miền ký ức. Có đắng, có cay nồng, có dịu mát… Tôi thử một phần “ATLANTIC RED SHRIMPS, ROCK OCTOPUS, và một chút WAGYU CARPACCIO. Những món ăn được gợi mở trong câu chuyện về từng loại đồ uống để thật sự khơi dậy vị giác, không thừa, không thiếu.
Một không gian chìm trong những bản nhạc thời đại, ly rượu đượm vị cá nhân, món ăn tinh tế là chưa đủ? Hay để người ta nhớ về cảm giác cơ thể được thả lỏng về một cuộc trò chuyện quên đi nhịp thời gian, về lớp khói mỏng nhẹ tan trong ánh đèn cam, hơn là chỉ nhớ một món đồ uống nào đó?
Có lẽ LÄPIS đã làm nhiều hơn thế cho mỗi vị khách của mình. Ở đây, tôi tìm thấy những góc bày trí của nghệ thuật. Từ vị trí quầy bar nhìn ra ban công, LÄPIS chọn những chiếc đĩa men lam để tạo một bức tường thời gian kể về nghệ thuật truyền thống, một bản sắc của người Việt, một chất riêng của Á Đông. Không gượng ép, không cố tạo điểm nhấn nhưng rất khó rời mắt, rất khó để chúng ta không thốt lên câu hỏi: “sao lại là đĩa men gắn trên mảng tường?
Thế rồi, sau mỗi câu hỏi như vậy, mỗi vị khách sẽ lại viết tiếp những phần tiếp theo trong cuốn hồi ký của LÄPIS bằng những xúc cảm riêng, trải nghiệm riêng, bằng những người đi qua đời họ trong thành phố này. Và một ly rượu ngon hơn bao giờ khi có âm nhạc, tâm hồn đồng điệu cuốn theo ồn ã ngoài kia.
Chúng ta không cần khác biệt, vốn dĩ chúng ta là duy nhất. Dường như LÄPIS hiểu điều đó hơn ai hết nên đi một con đường tạo ra những trải nghiệm không mới nhưng đủ để mỗi vị khách rời khỏi đây đều biết mình phải quay lại.
© thitruongbiz.vn