Giữa bối cảnh giãn cách do đại dịch COVID-19, nhu cầu ký kết điện tử của các doanh nghiệp tăng vọt nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh thông suốt. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp cho biết vẫn còn loay hoay, rụt rè triển khai do lo ngại tính pháp lý.
Theo đánh giá của Tập đoàn FPT, số lượng hợp đồng điện tử trên hệ thống FPT.eContract của doanh nghiệp này trong năm 2021 tăng trưởng hơn 300% so với 2020. Lượng hợp đồng, hồ sơ luỹ kế được xử lý thông qua nền tảng này lên tới 500.000 bản.
Tuy nhiên, dù nhu cầu ký kết điện tử rất cấp bách và tăng trưởng nhanh nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều lo ngại về tính pháp lý.
Công ty Hệ thống Thông tin FPT (FPT IS) cho biết tại hội thảo trực tuyến "Ký kết điện tử vượt giãn cách” vừa được doanh nghiệp này tổ chức, qua khảo sát nhanh thì có 94% doanh nghiệp trả lời cho biết gặp khó khăn trong việc ký kết hợp đồng với đối tác, tài liệu nội bộ do giãn cách.
92% doanh nghiệp đồng ý ký kết điện tử sẽ là xu hướng dịch chuyển tất yếu nhưng phần lớn doanh nghiệp cũng bày tỏ e ngại về tính pháp lý, chưa hiểu rõ giải pháp ký kết điện tử.
Nhu cầu ký kết hợp đồng điện tử tăng mạnh do giãn cách xã hội
Ông Lê Đức Anh, Giám đốc Trung tâm Tin học và công nghệ số, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) cho biết hiện Việt Nam đã ban hành Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 với các điều khoản đầy đủ về chứng từ điện tử/hợp đồng điện tử hay Nghị định 52/2013 về Thương mại điện tử.
“Hành lang pháp lý về hợp đồng nói chung và hợp đồng điện tử nói riêng đã đồng bộ. Chứng từ điện tử được công nhận tính pháp lý theo Luật Giao dịch điện tử, trong đó hợp đồng điện tử cũng là một dạng chứng từ điện tử”, ông Lê Đức Anh nói.
Hiện Chính phủ và Bộ Công Thương đang nỗ lực hoàn thiện các cơ chế giúp hình thức ký kết điện tử được công nhận rõ nét và có thể liên kết chéo để kiểm tra, xác thực thông tin. Chỉ trong vài tuần tới, Nghị định sửa đổi, bổ sung của Nghị định 52/2013/NĐ-CP sắp ban hành sẽ chính thức quy định quy trình cấp đăng ký cho các Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực hợp đồng điện tử (CeCA – Certified eContract Authority).
“Việc này chắc chắn sẽ thúc đẩy xu hướng ứng dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam. Điều cần làm lúc này là sự đồng hành của các doanh nghiệp để thúc đẩy nhu cầu và việc ứng dụng mạnh mẽ phương thức này”, ông Đức Anh khẳng định
Là luật sư có nhiều năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tại Việt Nam, đặc biệt là kinh nghiệm tư vấn pháp lý và hỗ trợ thành công một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam áp dụng Hợp đồng điện tử trong thời gian gần đây, ông Lưu Xuân Vĩnh, Luật sư Điều hành, Công ty Luật TNHH Asia Legal cho biết: Theo quy định của pháp luật Việt Nam, giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử là không thể bị phủ nhận. Bên cạnh đó, các quy định pháp luật hiện hành về chứng thực chữ ký số cũng là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định tính toàn vẹn và đảm bảo của thông điệp dữ liệu, góp phần củng cố thêm giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử.
“Với việc có thêm đơn vị chứng thực hợp đồng điện tử trong thời gian tới,doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi sử dụng hợp đồng điện tử trong quá trình làm việc với cơ quan thuế, ngân hàng, tòa án hoặc bên thứ ba”, ông Lưu Xuân Vĩnh cho biết thêm.
Trên thực tế, đã có hàng trăm doanh nghiệp tiên phong ứng dụng phương thức ký kết điện tử và xem đây là “liệu pháp” hiệu quả không chỉ trong bối cảnh giãn, mà còn là xu hướng chuyển đổi tất yếu trong tương lai gần.
Ông Nguyễn Tá Anh, Giám đốc Giải pháp ký kết hợp đồng tài liệu điện tử FPT eContract cho hay, giải pháp ký kết hợp đồng/hồ sơ điện tử FPT.eContract đang giúp rất nhiều doanh nghiệp nhiều qui mô đạt được 4 lợi ích như đảm bảo kinh doanh không gián đoạn, tiết kiệm chi phí, nâng cao trải nghiệm khách hàng và chiếm lĩnh thị phần.
Cũng theo đại diện FPT, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp trong bối cảnh COVID-19, hiện doanh nghiệp đang miễn phí một năm sử dụng hợp đồng điện tử FPT.eContract với 50 lần ký kèm bản quyền. Đồng thời, FPT eContract cũng là 1 trong 4 giải pháp thuộc chương trình FPT eCovax - liệu pháp số giúp doanh nghiệp vận hành, kinh doanh không gián đoạn.
Công ty CP Hàng không Vietjet (HoSE: mã chứng khoán VJC) công bố kế hoạch chào bán 20.000 trái phiếu 3 không gồm: không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo, tổng giá trị 2.000 tỷ đồng.
Văn Phú Invest dự kiến dùng 14 triệu cổ phiếu VPI thuộc sở hữu của cá nhân, tổ chức liên quan Chủ tịch Tô Như Toàn làm tài sản đảm bảo cho lô trái phiếu.
Số liệu tổng kết của SCIC cho thấy, năm 2024 SCIC đã đạt được những kết quả kinh doanh nổi bật. Theo đó, lợi nhuận trước thuế ước đạt 11.140 tỷ đồng, bằng 166% kế hoạch năm. Nộp ngân sách nhà nước ước đạt 11.117 tỷ đồng, bằng 167% kế hoạch năm.
CTCP Đầu tư Thế giới Di động (mã chứng khoán MWG) vừa công bố tình hình kinh doanh 11 tháng đầu năm 2024, với doanh thu thuần đạt 122.298 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm ngoái và hoàn thành 98% kế hoạch năm.
Trong hai ngày 23 và 24/12 vừa qua, thị trường trái phiếu ghi nhận hai thương vụ phát hành quy mô lớn với tổng giá trị lên đến 8.000 tỷ đồng, đến từ Công ty TNHH Dịch vụ Thương mại Tổng hợp An Thịnh và Công ty CP Phát triển và Đầu tư Kinh doanh Minh An.
Công ty cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã chứng khoán BAF) vừa thông báo nhận chuyển nhượng 99,9% vốn tại Công ty TNHH Tuyết Hoa Đắk Lắk. Công ty có vốn điều lệ 50 tỷ đồng, trụ sở chính tại phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Ngày 23/12, HĐQT ORS ra Nghị quyết thông qua việc không triển khai đợt phát hành cổ phiếu theo chương trình lựa chọn người lao động (ESOP) năm 2024. Ở chiều ngược lại, Công ty vẫn sẽ tiếp tục đợt phát hành quyền mua cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)vừa công bố thông tin giao dịch cổ phiếu của người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank - HNX: mã chứng khoán BAB).
Ngày 24/12, Bộ Tài chính cho biết, đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với 5 doanh nghiệp.
Yeah1 - Nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" cho biết cổ phiếu YEG tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp do diễn biến khách quan cung cầu của thị trường chứng khoán.
Apple đang tiến gần đến mức định giá thị trường chứng khoán lịch sử 4.000 tỷ USD. Giá trị của nhà "Táo khuyết" được thúc đẩy bởi các nhà đầu tư lạc quan trước những cải tiến trí tuệ nhân tạo (AI).
CTCP Tập đoàn Yeah1 là nhà sản xuất gameshow "Anh trai vượt ngàn chông gai" (mã chứng khoán YEG:HoSE) được yêu cầu giải trình cổ phiếu bất ngờ tăng trần 5 phiên giao dịch liên tiếp từ ngày 17/12 đến ngày 23/12.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây (HNX: mã chứng khoán DHT) vừa công bố Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế qua kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế của Tổng cục Thuế.
Gần 5 triệu cp HMD của CTCP Hóa chất Minh Đức sẽ bắt đầu giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 27/12, với giá tham chiếu 14,800 đồng/cp, tương ứng vốn hóa gần 74 tỷ đồng.
Theo phương án chào bán, Đất Xanh sẽ chào bán hơn 150 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 12.000 đồng/cp - thấp hơn 30% so với giá trên sàn hiện nay. Với giá bán trên, số tiền huy động dự kiến là hơn 1.800 tỷ đồng. DXG có kế hoạch góp 1.559 tỷ đồng cho CTCP Đầu tư Kinh doanh Bất động sản Hà An - công ty con Đất Xanh.
HĐQT CII sẽ trình phát hành 2 gói trái phiếu chuyển đổi ra công chúng để trình ĐHĐCĐ với tổng giá trị phát hành 4.500 tỷ đồng. Đồng thời, CII cũng thông qua việc triển khai chương trình quay số trúng thưởng (không bao gồm cổ đông là cán bộ/nhân viên).
Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (DIC Corp, Mã chứng khoán DIG, sàn HoSE) vừa có thông báo số 381/TB-DIC Group-HĐQT về việc dừng triển khai chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ngày 20/12, CTCP Đầu tư Hạ tầng Giao thông Đèo Cả (mã: HHV) công bố Nghị quyết về việc tăng tỷ lệ sở hữu tại 2 dự án cao tốc là Đồng Đăng - Trà Lĩnh và Cam Lâm - Vĩnh Hảo, thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phần từ công ty mẹ là Tập đoàn Đèo Cả.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?