Kỳ 1: Lịch sử thăng trầm nghìn năm của sông Tô Lịch

Đã 20 năm kể từ khi sự kiện "thánh vật sông Tô Lịch" xảy ra, gây rúng động dư luận trong một thời gian dài. Nhưng với góc nhìn khoa học và chia sẻ từ các chuyên gia, một chương dài đầy hấp dẫn về lịch sử đã dần được hé lộ.

Lịch sự huyền ảo của dòng Tô

Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch ngày nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh. Nhưng theo GS sử học Lê Văn Lan, Tô Lịch là một tên người. Tìm về cội nguồn lịch sử khai sinh ra Hà Nội ngày nay, những di chỉ khảo cổ tại Cổ Loa cho thấy con người đã xuất hiện ở khu vực Hà Nội ngày nay từ trước Công nguyên (TCN), giai đoạn của nền văn hóa Sơn Vi. Cư dân Hà Nội thời kỳ đó sinh sống nhờ trồng trọt, chăn nuôi và chài lưới. Giai đoạn tiền sử này tương ứng với thời kỳ của các Vua Hùng trong truyền thuyết.

Thời kỳ băng tan, biển tiến sâu vào đất liền, Hà Nội lúc đó vẫn đang còn lầy lội, người ta đã dùng thuật ngữ là vịnh Hà Nội. Thế rồi đến thời kỳ biển lùi, nước rút dần và từ vùng lầy lội ấy nổi lên những gò đất. Sử sách miêu tả về vùng đất đó cho thấy có 12 hay 13 cái gò đất lớn giữa hệ thống sông ngòi chằng chịt. Trong đó gò đất nổi tiếng nhất bấy giờ là gò đất Long Đỗ (nghĩa là Rốn Rồng) với đặc trưng là một gò đất cao và có một dòng nước uốn lượn ở bên làng. Dòng nước ấy cách đây 2.000 năm chưa hề được đặt tên.

Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần Cửa phía Đông thành (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ 11, 4 ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây. Ảnh họa sĩ Thành Phong
Dưới thời Lý - Trần, một ngôi chợ được hình thành ngay gần Cửa phía Đông thành (ở phía xa bản đồ). Phía trước mặt là đền Bạch Mã. Bên phải là sông Tô Lịch và cây cầu Đông bắc ngang nơi hiện nay là phố Hàng Đường. Ngay từ thế kỷ 11, 4 ngôi chợ lớn đã họp theo phiên ở các cửa ô kinh thành để cung cấp các loại sản phẩm cho triều đình. Các thương nhân đến từ các làng xung quanh Hà Nội. Chợ quan trọng nhất trong số 4 chợ này là chợ Cửa Đông (sau này là khu phố buôn bán) và những thương nhân của chợ này dần dần đều đến định cư ở đây. Ảnh họa sĩ Thành Phong

Người tiền sử đã tìm đến, chọn chỗ đó làm đất định cư, xây làng, lập chợ, Làng Long Đỗ cũng chính là ngôi làng đầu tiên của đất Thăng Long trong lịch sử và Hà Nội ngày nay được xưng là Long Đỗ Hương. Người đứng đầu của ngôi làng đó, ấy là một người họ Tô tên Lịch.

Sử cũ viết về thời đầu Công Nguyên có chép rõ: "Đây là người đứng đầu Long Đỗ Hương. Có lòng nhân ái, không những cai quản tốt mà gặp lúc đói kém, Tô Lịch đã xuất của trong nhà ra giúp cho nạn dân. Vì thế rất được tin phục. Đến khi chết thì được tôn làm thành hoàng." Và lấy tên ông đặt tên cho dòng nước uốn quanh Long Đỗ Hương.

Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây.
Bản đồ thành Thăng Long theo Hồng Đức Địa Dư - 1490, với sông Cái bên mặt Đông, sông Tô Lịch mặt Bắc và Tây.

Năm 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long. Bởi chỉ có Đại La với trung tâm là điểm Rốn Rồng đó mới có sông Tô để làm hào sâu vừa để phòng ngự vừa để che chở. Và thực tế sông Tô suốt nghìn năm qua luôn là một hào nước lớn của thành Đại La - Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội có nhiệm vụ phòng ngự cho kinh thành.

Vào thời Nguyễn, Tô Lịch vẫn là một dòng sông quan trọng, dù khi đó sông Hồng chuyển dòng sang phía tả ngạn, cửa sông Tô Lịch bị bồi tụ, nước sông Hồng không vào được và dần dần Tô Lịch mất đi vị thế của mình.Bản đồ Hà Nội cuối thế kỷ 19 trong Đồng Khánh Địa Dư Chí cũng thể hiện sông Tô Lịch còn vẹn nguyên và ôm trọn, cùng với sông Cái (sông Hồng) tạo thành 3 mặt bảo vệ thành Thăng Long.

Tới cuối thế kỷ 19, dòng sông Tô Lịch cũng là nhân chứng cho việc người Pháp hai lần chiếm đánh thành Hà Nội.

Tất cả những lần chiếm Hà Nội của người Pháp đều phải dùng thuyền chiến có trang bị các loại pháo hạm tầm xa di chuyển từ cửa biển ngược dòng sông Hồng rồi vào sông Tô Lịch mà nã pháo, chiếm thành. Cổng thành Cửa Bắc ngày này nằm trên phố Phan Đình Phùng. Con đường đó có được là bởi người Pháp sau khi chiếm Hà Nội đã cho lấp đoạn sông Tô chảy qua.

Ai đã "chặt đứt" sông Tô Lịch

Chợ họp trên bến sông Tô Lịch thế kỷ 14. Ảnh họa sĩ Thành Phong
Thời đó, khi mà cửa sông Tô Lịch, là khu vực phố Chợ Gạo giáp với phố Trần Nhật Duật bây giờ vẫn còn trên bến, dưới thuyền, thì hàng hóa từ các vùng xuôi ngược đổ về đã góp phần làm sầm uất những con phố trong nội thành. Nhìn trên bản đồ và với những dấu tích để lại thì thấy sông Tô Lịch chảy theo một đường quanh co khá đặc biệt. Từ cửa sông là phố Chợ Gạo thông ra sông Hồng, Tô Lịch chảy qua các phố Nguyễn Siêu, Ngõ Gạch, rồi vào Hàng Cá, quặt lên Hàng Lược, khi hết Hàng Lược lại vòng theo hướng Phan Đình Phùng ra Thụy Khê rồi rẽ xuống đoạn sông Tô Lịch hiện thời, từ phố Nguyễn Đình Hoàn giáp với đường Hoàng Quốc Việt. (Chợ họp trên bến sông Tô Lịch thế kỷ 14 - Ảnh họa sĩ Thành Phong)

Theo hồ sơ lưu trữ của người Pháp thì sông Tô Lịch có chiều dài tới 30km, bề ngang rất rộng và là hệ thống giao thông đường thủy quan trọng từ phía Đông vào thành Thăng Long. Xung quanh sông có đến 30 làng xã dựa vào dòng nước vừa trong vừa mát ấy mà ra đời, thịnh suy theo dòng nước.

Ngày 25/4/1882, khi thành Hà Nội thất thủ. ngay khi người Pháp tiến vào thành đã bắt đầu thực hiện kế hoạch biến Thăng Long thành một tiểu Paris. Trong quy hoạch đô thị của chính quyền thực dân khi ấy, Hà Nội sẽ phát triển về hướng Tây, mạn Nghi Tàm, Hồ Tây. Thành phố cần có đường ống thoát nước từ khu phố cổ ra ngoài chợ Bưởi. Người Pháp quyết định lấp sông Tô.

Bắt đầu từ năm 1889, họ lấp dần các cửa chính của sông và nhiều đoạn sông để thực hiện mở đường, xây nhà quanh đó. Đoạn sông từ Cầu Gỗ đến Bưởi, nay đã bị lấp, chỉ còn lại một vài dấu tích như ở Thụy Khuê (nằm ở mặt sau của tòa chung cư Golden West Lake và một khu dân cư nhỏ ở gần chợ Tam Đa ngày nay).

Đầu thế kỷ 20, người Pháp phá dỡ một số công trình, xây phố Tây. Tô Lịch bị lấp và "cống hóa" gần một nửa chiều dài, trở thành đường tiêu thoát nước mưa, dẫn nước thải. Con sông dù chưa ô nhiễm như ngày nay, nhưng bắt đầu quá trình "chết dần" từ lúc này.

Và sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng nữa, dòng chảy của đoạn sông đã bị lấp này theo lộ trình sau: Từ bên cạnh phố Cầu Gỗ ngược lên phía Tây Bắc (cống chéo) tới Hàng Lược, men theo phía dưới đường Phan Đình Phùng (phía ngoài mặt bắc thành Hà Nội), rồi chảy dọc theo hai phố Thụy Khuê và Hoàng Hoa Thám ngày nay ra đến đầu đường Bưởi nằm ở phía Nam Hoàng Quốc Việt (gặp đoạn sông Tô Lịch ngày nay).

Kỳ 1: Lịch sử thăng trầm nghìn năm của sông Tô Lịch
Sông Tô Lịch ngày nay dài khoảng 14 km, mỗi ngày hứng 150.000 m3 nước thải của các khu dân cư.

Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phường Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy (phía nam đường Hoàng Quốc Việt), chảy cùng hướng với đường Bưởi, đường Láng và đường Kim Giang về phía Nam, Tây Nam rồi ngoặt sang phía Đông Nam và đổ ra sông Nhuệ ở đối diện làng Hữu Từ thuộc xã Hữu Hòa, Thanh Trì... Sông Tô Lịch ngày nay thực tế chỉ còn giữ lại được 13,7km chiều dài so với 30 km hồi xưa.

Năm 2021, thủ đô Hà Nội đã 4 lần điều chỉnh địa giới hành chính, diện tích đã tăng lên 22 lần và dân số tăng gấp 14 lần. Sức ép đô thị lên hệ thống thoát nước cũng tăng theo. Tô Lịch bây giờ là hệ thống thoát nước thải dài khoảng 14 km, mỗi ngày hứng 150.000 m3 nước thải của các khu dân cư. Sông bắt đầu từ Nghĩa Đô (Cầu Giấy) chảy xuyên nội thành rồi đổ ra sông Nhuệ ở làng Hữu Từ (Thanh Trì).

https://tieudung.thuonghieusanpham.vn/ky-1-lich-su-thang-tram-nghin-nam-cua-song-to-lich-23114.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

TP HCM đề xuất thưởng 3 triệu đồng cho phụ nữ sinh 2 con trước 35 tuổi

TP HCM đề xuất thưởng 3 triệu đồng cho phụ nữ sinh 2 con trước 35 tuổi

Tin tức

Mức hỗ trợ nói trên được UBND TPHCM trình tại kỳ họp HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026, sáng 9/12.

Quy định mới về giải quyết thủ tục đăng ký xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Quy định mới về giải quyết thủ tục đăng ký xe có hiệu lực từ 1/1/2025

Tin tức

Thông tư 79/2024/TT-BCA của Bộ Công an quy định về cấp, thu hồi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe cơ giới, xe máy chuyên dùng.

Honda triệu hồi hơn 200.000 xe SUV vì lỗi rò nhiên liệu

Honda triệu hồi hơn 200.000 xe SUV vì lỗi rò nhiên liệu

Tin tức

Theo Car and Driver, tài liệu được Honda nộp lên Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia Mỹ (NHTSA) nêu rõ các xe bị ảnh hưởng được sản xuất từ ngày 14/2/2023 đến ngày 8/5/2024, có nguy cơ rò rỉ nhiên liệu do kết nối không hoàn chỉnh giữa ống nạp nhiên liệu và ống cổ.

Mở rộng điều tra vụ TikToker Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo hàng nghìn tỉ đồng, khởi tố thêm nhiều bị can

Mở rộng điều tra vụ TikToker Mr Pips Phó Đức Nam lừa đảo hàng nghìn tỉ đồng, khởi tố thêm nhiều bị can

Tin tức

Sáng 9/12, bên lề kỳ họp thứ 20, HĐND TP Hà Nội, trao đổi với báo chí, một lãnh đạo Viện kiểm sát nhân dân TP Hà Nội cho biết đơn vị đang phối hợp với Công an TP Hà Nội mở rộng, điều tra đường dây lừa đảo chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng liên quan Phó Đức Nam (30 tuổi, trú Bà Rịa - Vũng Tàu, còn gọi TikToker Mr Pips).

Vụ cháy chung cư mini 56 người tử vong: Truy tố dàn cựu lãnh đạo, cán bộ phường

Vụ cháy chung cư mini 56 người tử vong: Truy tố dàn cựu lãnh đạo, cán bộ phường

Tin tức

Liên quan vụ án cháy chung cư mini 56 người tử vong, 6 cựu cán bộ phường Khương Đình và cựu Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng (thuộc quận Thanh Xuân) cùng bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”, theo quy định tại các điểm a, c khoản 3, điều 360, Bộ luật Hình sự.

Google chính thức đặt văn phòng tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025

Google chính thức đặt văn phòng tại Việt Nam, hoạt động từ tháng 4/2025

Tin tức

Công ty Trách nhiệm hữu hạn Google Việt Nam sẽ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2025 để hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước và quá trình chuyển đổi số quốc gia.

CPI tháng 11/2024 tăng 0,13% do giá thuê nhà, điện nước

CPI tháng 11/2024 tăng 0,13% do giá thuê nhà, điện nước

Tin tức

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê ngày 6/12, trong mức tăng 0,13% của CPI tháng 11/2024 so với tháng trước, có 8 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng và 3 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Không phân biệt hạng bệnh viện trong kê đơn thuốc BHYT

Tin tức

Từ 1/1/2025, thuốc trong danh mục bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả sẽ không phân biệt theo hạng bệnh viện. Các cơ sở y tế sẽ được sử dụng toàn bộ các thuốc trong danh mục BHYT phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn, hướng dẫn chẩn đoán và điều trị.

Chính phủ Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Chính phủ Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm Dữ liệu AI

Tin tức

Chiều 5/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với ông Jensen Huang, nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA và chứng kiến lễ ký Thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Tập đoàn NVIDIA về hợp tác thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển về trí tuệ nhân tạo (AI) của NVIDIA và Trung tâm Dữ liệu AI tại Việt Nam.

Shark Thủy bị khởi tố thêm tội 'đưa hối lộ' trong vụ án Tập đoàn Egroup

Shark Thủy bị khởi tố thêm tội 'đưa hối lộ' trong vụ án Tập đoàn Egroup

Tin tức

Sau khi mở rộng điều tra vụ án, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an ra Quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án “Đưa hối lộ, Nhận hối lộ" xảy ra tại Tập đoàn Egroup, Công ty cổ phần thương mại dịch vụ Nhất Trần (Công ty Nhất Trần) và một số đơn vị liên quan. Đồng thời, khởi tố thêm tội ''Đưa hối lộ'' đối với ông Nguyễn Ngọc Thủy (Shark Thủy).

Giá xăng trong nước ngày 5/12: Tăng giảm bất ngờ tùy loại

Giá xăng trong nước ngày 5/12: Tăng giảm bất ngờ tùy loại

Tin tức

Tại kỳ điều chỉnh giá xăng dầu ngày 5/12, xăng E5RON92 tăng 24 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành, lên 19.864 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 294 đồng/lít, xuống 20.563 đồng/lít.

Hà Nội: Giá thuê vỉa hè từ 20.000-40.000 đồng/m2/tháng

Hà Nội: Giá thuê vỉa hè từ 20.000-40.000 đồng/m2/tháng

Tin tức

Sở Xây dựng Hà Nội vừa hoàn thành dự thảo lần 3 đối với Đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, hè phố trên địa bàn TP Hà Nội.

Sàn Temu tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam

Sàn Temu tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam

Tin tức

Trên App Temu, sàn này thông báo tạm dừng cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau khi làm việc với Bộ Công Thương và được Bộ yêu cầu. Hiện, chưa rõ thời điểm Temu hoạt động trở lại.

Bộ GTVT quyết định mức giá trần vé máy bay nội địa cao nhất 4 triệu đồng

Bộ GTVT quyết định mức giá trần vé máy bay nội địa cao nhất 4 triệu đồng

Tin tức

Bộ GTVT vừa ban hành thông tư 44/2024 quy định cơ chế, chính sách quản lý giá dịch vụ vận chuyển hàng không nội địa và giá dịch vụ chuyên ngành hàng không. Thông tư có hiệu lực từ 1/1/2025.

Từ ngày 5 đến 6/12 miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, Hà Nội mưa rét

Từ ngày 5 đến 6/12 miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, Hà Nội mưa rét

Tin tức

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, khoảng từ ngày 6 - 7/12, Bắc Bộ sẽ đón một đợt không khí lạnh mạnh tăng cường gây mưa cho một số tỉnh miền Bắc, trời chuyển rét.

Tạm giữ 5 đối tượng trả 30 tỷ đồng/m2 để 'phá' phiên đấu giá đất ở Sóc Sơn

Tạm giữ 5 đối tượng trả 30 tỷ đồng/m2 để 'phá' phiên đấu giá đất ở Sóc Sơn

Tin tức

Công an TP Hà Nội tạm giữ đối tượng cố tình phá hoại kết quả đấu giá đất khi trả giá tới 30 tỷ đồng/m2 đất tại phiên đấu giá 58 thửa đất ở thôn Đông Lai, xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội).

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Chính thức: Nghỉ Tết Nguyên đán 9 ngày, dịp lễ 30/4-1/5 nghỉ 5 ngày liên tiếp

Tin tức

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được nghỉ dịp tết Âm lịch năm 2025 từ ngày 25/01 - 02/02/2025 (26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ). Đợt nghỉ này bao gồm 05 ngày nghỉ tết Âm lịch và 04 ngày nghỉ hằng tuần.

Hà Nội: Giá nhà ở, điện, nước tác động  làm CPI tăng 0,23%

Hà Nội: Giá nhà ở, điện, nước tác động làm CPI tăng 0,23%

Tin tức

6/11 nhóm hàng có CPI tăng so với tháng trước. Đó là, nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt, vật liệu xây dựng tăng 1,12%, tác động làm CPI tăng 0,23%. Nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép tăng 0,33%, tác động làm CPI tăng 0,02%.

Hà Nội thu hút 152 triệu USD vốn FDI trong tháng 11

Hà Nội thu hút 152 triệu USD vốn FDI trong tháng 11

Tin tức

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, trong tháng 11, thành phố Hà Nội thu hút 152 triệu USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI.

Audi Việt Nam triệu hồi hai mẫu xe vì lỗi gì?

Audi Việt Nam triệu hồi hai mẫu xe vì lỗi gì?

Tin tức

Ngày 2/12 Audi Việt Nam cho biết, chương trình theo dõi chất lượng sản phẩm tại Audi toàn cầu đã phát hiện ra một số nguy cơ tiềm ẩn, ảnh hưởng đến nhiều mẫu xe ở thị trường trong nước.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: