Trong cuộc họp trực tuyến chiều 26/2, ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Egroup, đích thân kêu gọi nhà đầu tư góp tiền hỗ trợ quá trình khôi phục hệ thống trung tâm dạy tiếng Anh Apax Leaders. Công ty này cho biết sẽ lập riêng một tài khoản để nhận tiền ủng hộ.
Tại các cuộc họp, với tư cách là người đứng đầu và chịu trách nhiệm chính, ông Nguyễn Ngọc Thủy – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Anh ngữ Apax đã gửi lời xin lỗi đến các phụ huynh vì những khó khăn sau dịch Covid-19, làm ảnh hưởng việc học của trẻ và khiến phụ huynh lo lắng, bức xúc. Đồng thời, ông cũng khẳng định Apax Leaders sẽ sớm mở lại các lớp học tại miền Nam để giải quyết các vấn đề học tập cho trẻ.
Ông Thủy cũng cho biết, hệ thống Apax vẫn đang dồn sức tập trung cho việc tái cấu trúc, tái khai trương để sớm mở lại các hoạt động của trung tâm. Mặc dù vậy, trong điều kiện hiện tại, Apax vẫn đang gặp những khó khăn về dòng tiền nên dù rất muốn nhưng Apax chưa thể xử lý nhanh gọn nhất những yêu cầu về hoàn phí của các phụ huynh trong thời gian qua.
Theo ông Nguyễn Anh Tuấn – Tân CEO của Apax Leaders, trước mắt công ty sẽ tập trung vào việc mở cửa trung tâm để trẻ đi học, trả lại những điều đã cam kết với phụ huynh, học sinh và tập trung vào việc phục vụ quyền lợi của những người đã đóng học phí. Dự kiến ngay trong tháng 3/2023, Apax sẽ mở lại 5 trung tâm tại miền Nam và đang xây dựng kế hoạch để hỗ trợ đưa, đón những trẻ ở xa có thể đi học tập trung trở lại. Với những trẻ đã học ở Apax Leaders nhưng hiện đã học ở trung tâm khác, nếu có nhu cầu tiếp tục học ở Apax Leaders, trung tâm vẫn hỗ trợ đưa trẻ trở lại học.
Đối với những trường hợp tại TP HCM muốn xác nhận số buổi học của con và số tiền còn thừa, Apax sẽ cố gắng sớm nhất vào ngày 01/3, phụ huynh có thể đến cơ sở của Apax Leaders Phan Xích Long (quận Phú Nhuận) để được xác nhận số buổi học và số tiền. Với những phụ huynh không còn muốn cho con học ở Apax Leaders, trung tâm sẽ dần giải quyết, bởi trước mắt công ty cần tập trung tối đa vào việc mở cửa trung tâm để trẻ đi học, trả lại những điều đã cam kết với phụ huynh, học sinh và tập trung vào việc phục vụ quyền lợi của những người đã đóng học phí.
Ông Nguyễn Anh Tuấn - CEO Apax Leaders (bên trái) và ông Nguyễn Ngọc Thủy - Chủ tịch Egroup (bên phải), trong buổi họp cổ đông trực tuyến chiều 26/2. Ảnh: IBC
Cũng theo tân CEO của Apax Leaders, sau quá trình ‘bắt bệnh’ hệ thống, Apax đã có kế hoạch và lộ trình mở lại các trung tâm một cách rõ ràng, cụ thể hơn. Theo đó, trong tháng 2/2023 Apax Leaders có 30 trung tâm đủ điều kiện tái khai trương. Đến tháng 3/2023, dự kiến sẽ có 38 trung tâm tái khai trương. Tháng 5/2023, Apax Leaders sẽ mở thêm 16 trung tâm và đến tháng 6/2023, dự kiến sẽ mở thêm 20 trung tâm trên cả nước, tức tổng cộng sẽ có 79 trung tâm mở trở lại. Tuần tự theo lộ trình, Apax Leaders sẽ cố gắng trong năm nay đưa số lượng trung tâm về bằng với số trung tâm Apax đã đạt được trong năm 2018.
Hệ thống đã hoàn thành các hạng mục trong đợt đầu, đặc biệt là về nhân sự và giữ vững nhóm trung tâm hoạt động tốt. Apax Leaders đang ưu tiên hàng đầu khi mở cửa trở lại các trung tâm là đưa chương trình đảm bảo chất lượng như đã cam kết. Để làm được điều này, Apax cũng đang tập trung ưu tiên nguồn lực cho việc trả phí bản quyền với đối tác, các khoản phí mặt bằng, tiền lương cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để vận hành hệ thống,…
Apax đang tích cực khơi thông nguồn lực tài chính và chuẩn bị kiện toàn về mặt bằng và phục hồi tiếp nhóm các trung tâm khó khăn. Theo ông Nguyễn Anh Tuấn, đơn vị hiện tại sẽ cần khoảng 150 tỷ đồng để tiến hành tái cấu trúc toàn bộ hệ thống trung tâm (tương đương khoảng 2 tỷ đồng/trung tâm). Do đó, thời gian này, Apax rất cần sự hỗ trợ, ủng hộ từ phía phụ huynh và các nhà đầu tư để có nguồn ngân sách ổn định, đảm bảo cho việc tái cấu trúc thành công, sớm đưa hệ thống trở lại theo đúng cam kết tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các học viên.
Với tinh thần cầu thị, Apax đã có nhiều buổi tiếp xúc các nhà đầu tư để chung tay hỗ trợ. Quy trình vận hành của các nhóm tái cấu trúc và kế hoạch chi tiêu trong suốt quá trình khôi phục hệ thống sẽ được kiểm soát minh bạch từ phía ngân hàng, nhà đầu tư. Đặc biệt, quá trình này cũng sẽ có sự tham gia của các chuyên gia sẵn sàng chung tay, tư vấn và chuẩn hóa quy trình tái cấu trúc.
Trước những tín hiệu khả quan, hiện đã có không ít nhà đầu tư đồng thuận đóng góp thêm tiền đầu tư để Apax sớm vực dậy hệ thống. “Hơn ai hết, mọi người đều hiểu Apax Leaders là thương hiệu chủ chốt trong hệ sinh thái giáo dục của Tập đoàn Egroup. Apax đã có kế hoạch và lộ trình phục hồi rõ ràng. Vấn đề còn lại là chung tay ủng hộ để hệ thống sớm phục hồi. Chỉ khi Apax sớm quay trở lại thì các vấn đề còn tồn đọng với phụ huynh, học sinh, đối tác và nhà đầu tư mới sớm có cơ hội được giải quyết triệt để” – một trong số nhiều nhà đầu tư của Egroup thiện chí bày tỏ quan điểm ủng hộ.
Tuy nhiên, tại cuộc họp trực tuyến với phụ huynh khu vực phía nam này, ông Tuấn cũng không đưa ra được thời gian giải quyết học cho phụ huynh.
Khi phụ huynh kiên quyết yêu cầu câu trả lời chính xác, ông Tuấn chỉ có thể cho biết cần thêm một tháng rưỡi nữa để tiếp tục… tính toán. Khi đó, Apax Leaders sẽ cho phụ huynh câu trả lời về việc khi nào hoàn học phí.
Trước sự vòng vo, né tránh của lãnh đạo Apax Leaders, nhiều phụ huynh cho biết họ đã có biên bản xác nhận số buổi học, số tiền học phí còn dư với trung tâm, ngày cam kết hoàn học phí nhưng chưa được hoàn. Các phụ huynh yêu cầu Apax Leaders thực hiện cam kết theo biên bản với những người này trước.
Trước vấn đề này, ông Tuấn đề nghị gửi số của ông Nguyễn Ngọc Thủy, Chủ tịch HĐQT của Apax Holdings để phụ huynh trực tiếp làm việc. Tuy nhiên, dù đã đợi rất lâu nhưng phụ huynh vẫn không nhận được phản hồi từ ông Tuấn.
Thậm chí, sau khi được cung cấp thông tin thì phụ huynh cũng không thể liên lạc với ông Thủy.
Đáng chú ý, chiều 27/2, khoảng 30 phụ huynh đóng tiền cho con học tại Trung tâm Anh ngữ Apax Leaders có mặt tại Trung tâm Apax Leaders Miền Nam (số 31 Phan Xích Long, phường 2, quận Phú Nhuận, TP HCM) để làm việc về vấn đề hoàn lại học phí.
Tại buổi làm việc này, ông Nguyễn Thanh Xuân, Giám đốc vùng Trung tâm Apax Leaders đã có lời xin lỗi tới toàn thể phụ huynh đối với những lùm xùm về học phí trong thời gian gần đây.
Ông Xuân cũng nêu lại thông tin về việc tái cấu trúc hết quý I/2023 của Apax Leader và thông tin về việc tổng hợp số liệu, xác nhận số buổi học và học phí còn lại cho phụ huynh. Tuy nhiên, khi được hỏi khi nào hoàn lại học phí cho phụ huynh thì ông Xuân liên tục né tránh, không trả lời.
Tất cả phụ huynh tại buổi làm việc đều rất phẫn nộ. Ông Đặng Văn Thanh, đại diện nhóm phụ huynh trong buổi làm việc với Apax Leaders này cho biết: “Chúng tôi không quan tâm về việc tái cấu trúc của Apax Leaders, đó là chuyện nội bộ của công ty. Hiện chúng tôi chỉ yêu cầu lấy lại được số học phí mà mình đã đóng”.
Phụ huynh làm việc với đại diện Apax Leaders vào chiều 27/2. Ảnh: Phunuonline
Ông Phạm Văn Thịnh, phụ huynh học viên Apax Leaders (tỉnh Bình Dương) cũng bức xúc: “Tôi đã đóng học phí cho con gần 150 triệu đồng. Tuy nhiên, con chưa học được mấy buổi thì trung tâm đã đóng cửa, gọi không được. Từ nhiều tháng nay tôi đã nhiều lần đến các trung tâm để làm việc, nhưng trung tâm vẫn quanh co, chưa có động thái hoàn lại học phí”.
Tương tự, phụ huynh Nguyễn Thụy Vân Anh, có con theo học tại Apax Leaders cơ sở Nguyễn Thị Thập cho biết hiện số học phí chị chưa được hoàn là khoảng 35 triệu đồng. Trước đó, phía Apax Leaders đã có biên bản làm việc, hẹn chị hoàn học phí 2 đợt vào 30/12/2022 và 7/2/2023.
Tuy nhiên, tới nay đã qua thời gian hẹn cả 2 đợt hoàn học phí nhưng chị Vân Anh vẫn chưa nhận được tiền.
Trước sự phẫn nộ của phụ huynh, ông Xuân chỉ có thể tiếp tục hứa sẽ có văn bản trả lời vào ngày 15/3 tới, nhưng phụ huynh không đồng ý và yêu cầu trung tâm phải có câu trả lời cụ thể ngay trong buổi làm việc.
Các phụ huynh cho biết hiện đã lập nhóm gửi đơn tố cáo Apax Leaders lên Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP HCM và đã được chuyển hồ sơ qua Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an TP HCM để xem xét, giải quyết theo quy định.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?