Bà bầu mắc Covid-19 có nguy hiểm không?

Theo BS.CKI Lê Thị Kim Ngân, Trưởng khoa Sản – Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP HCM: “So với người bình thường, hệ thống miễn dịch của phụ nữ mang thai dễ bị tổn thương hơn nếu nhiễm phải virus đường hô hấp. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm Covid-19, dễ chuyển biến nặng hơn so với phụ nữ không mang thai, tăng nguy cơ cao phải thở máy, chạy ECMO, dùng kháng sinh liều cao… thậm chí có thể đe dọa tính mạng; thai nhi có nguy cơ sinh non, nguy cơ lây nhiễm…, rất tốn kém chi phí điều trị…”.

Đối với thai phụ khỏe mạnh khi mắc Covid-19 tăng nguy cơ sinh non (sinh con trước khi đủ 37 tuần), thai chậm phát triển, thai lưu…Thường xảy ra ở giai đoạn sớm trong những tuần đầu hoặc ba tháng đầu thai kỳ.

Trong quá trình điều trị, tùy thuộc vào tuổi thai và tình trạng sức khỏe của thai phụ, các bác sĩ sản khoa sẽ hội chẩn cùng bác sĩ chuyên khoa nội , hồi sức ..để có hướng điều trị thích hợp.

Không may nhiễm Covid-19, mẹ bầu cần làm gì?
Phụ nữ mang thai khi mắc Covid-19 cần bình tĩnh và theo dõi sát các triệu chứng để kịp thời điều trị.

Cùng với đó, đối với phụ nữ mang thai có các bệnh lý như: đái tháo đường thai kỳ, tăng huyết áp …mới xuất hiện trong thai kỳ hoặc có sẵn trước đó, nếu nhiễm Covid-19 thì tăng nguy cơ nhập viện, tăng nguy cơ bệnh chuyển nặng. Vì vậy, sẽ tăng nguy cơ sanh non, thai chết lưu… Tuỳ thuộc vào tình trạng hô hấp và các chức năng sống của mẹ và tuổi thai, bác sĩ sẽ cân nhắc chấm dứt thai kỳ trước ngày dự sinh hay không.

Điều đó có nghĩa là các bà mẹ tương lai cần chủ động tuân thủ các biện pháp phòng ngừa để bảo vệ mình trước SARS-CoV-2. Bên cạnh việc chích vắc xin ngừa Covid-19, mẹ bầu cần thực hiện quy tắc 5K, duy trì lối sống khoa học và có chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức đề kháng.

Tuy nhiên, nếu chẳng may bị nhiễm Covid-19 dù đã thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch, thai phụ không nên hoảng sợ mà cần tuân thủ điều trị Covid-19 theo đúng phác đồ bác sĩ chỉ định.

Thai phụ nhiễm Covid-19 cần điều trị ra sao?

Tùy thuộc vào tình trạng nặng – nhẹ của triệu chứng, thai phụ nhiễm Covid-19Đ sẽ cần có các phương pháp điều trị khác nhau. Cụ thể:

Đối với những trường hợp cách ly tại nhà, mẹ bầu cần lưu ý: Mang khẩu trang thường xuyên, trừ những lúc ăn uống, vệ sinh cá nhân; Thay khẩu trang 2 lần/ngày, khử khuẩn bằng cồn trước khi loại bỏ khẩu trang; Thường xuyên khử khuẩn tay, các vật dụng và bề mặt tiếp xúc như mặt bàn, tay nắm cửa, bồn cầu, lavabo…

Mẹ bầu cần đo thân nhiệt tối thiểu 2 lần/ngày, nhất là khi cảm thấy có dấu hiệu sốt. Nhiệt độ bình thường từ 36 – 37,5 độ C, sốt nhẹ từ 37 – 38 độ, sốt vừa 38 – 39 độ, sốt cao 39 – 40 độ, sốt quá cao trên 40 độ. Uống thuốc hạ sốt khi nhiệt độ trên 38,5 độ C.

Một số loại thuốc mẹ bầu có thể dùng:

- Paracetamol: có tác dụng sau khoảng 30 phút, không nôn nóng uống quá liều. Mỗi lần uống cách nhau 4 giờ đồng hồ, tối đa 2 – 4 viên/ngày. Cần tham khảo ý kiến bác sĩ trong trường hợp có bệnh lý về gan trước đó.

- Ibuprofen: Nếu không có hoặc dị ứng với Paracetamol, thai phụ có thể dùng Ibuprofen. Lưu ý, Ibuprofen không dùng cho phụ nữ mang thai 3 tháng cuối thai kỳ và phụ nữ cho con bú.

Khi sốt trên 38,5 độ C nhưng bị dị ứng với Ibuprofen và Paracetamol, bạn nên cân nhắc dùng thêm thuốc khác như Aspirin, Celecoxib, Diclofenac.

Mẹ bầu cần uống đủ nước khi bị sốt với định lượng 40ml/kg cân nặng/ngày. Bù nước bằng nước điện giải Oresol.

Khai báo y tế ít nhất 1 lần hoặc khi có triệu chứng bất thường qua ứng dụng “Khai báo y tế điện tử”.Có chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước; tập thể dục tại chỗ, tập thở ít nhất 15 phút mỗi ngày (hít sâu thở từ từ).

Không may nhiễm Covid-19, mẹ bầu cần làm gì?
Phụ nữ mang bầu khi bị mắc Covid-19 cần phải theo dõi các triệu chứng và ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.

Khi thai phụ có những biểu hiện dưới đây, người thân cần chuyển ngay thai phụ đến các cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời:

- Dấu hiệu nặng: sốt trên 38,5 độ C, thở nhanh hơn 20 lần/phút, SpO2 (nồng độ bão hòa oxy trong máu) dưới 95%, đau tức ngực.

- Dấu hiệu cấp cứu: tím môi hoặc đầu chi, thở nhanh hơn 30 lần/phút, SpO2 dưới 93%, lừ đừ, li bì khó đánh thức.

Một số giải đáp thắc mắc cho mẹ bầu khi mắc Covid-19

1. Điều trị Covid-19 cho thai phụ có gì đặc biệt?

Thai phụ mắc Covid-19 cũng giống như các trường hợp bình thường khác, chủ yếu điều trị triệu chứng. Quan trọng là phát hiện bệnh sớm, từ đó có biện pháp kiểm soát, không để người bệnh thiếu oxy kéo dài.

2. Virus SARS-CoV-2 có lây qua nhau thai không?

Không có bằng chứng chắc chắn rằng SARS-CoV-2 đi qua nhau thai và lây nhiễm sang thai nhi; tuy nhiên, một số trường hợp xét nghiệm mô hoặc màng nhau thai dương tính với SARS-CoV-2 và một số trường hợp có thể nhiễm trùng tử cung đã được báo cáo. Một số trường hợp sơ sinh có thể do kết quả xét nghiệm dương tính giả hoặc do nhiễm trùng ngay sau khi sinh. Các báo cáo về nhiễm Covid-19 ở trẻ sơ sinh nói chung mô tả bệnh nhẹ.

3. Mẹ mắc Covid-19 có phải là chỉ định mổ lấy thai không?

Không, Covid-19 không phải là dấu hiệu để thay đổi lộ trình sinh đẻ. Ngay cả khi lây truyền dọc được xác nhận như là dữ liệu bổ sung được báo cáo, đây sẽ không phải là chỉ định cho sinh mổ vì nó sẽ làm tăng nguy cơ cho mẹ và không có khả năng cải thiện kết quả sơ sinh.

4. Có nên hoãn việc khởi phát chuyển dạ theo kế hoạch hoặc mổ lấy thai ở những phụ nữ không có triệu chứng trong thời kỳ đại dịch?

Không, ở những phụ nữ không có triệu chứng, không nên hoãn hoặc dời việc tiến hành chuyển dạ và mổ lấy thai với các chỉ định y tế phù hợp. Điều này bao gồm các ca mổ đẻ 39 tuần hoặc mổ lấy thai sau khi tư vấn cho bệnh nhân.

5. Sữa mẹ có thể truyền SARS-CoV-2 không?

Có sự đồng thuận chung rằng nên khuyến khích nuôi con bằng sữa mẹ vì nó mang lại nhiều lợi ích cho bà mẹ và trẻ sơ sinh. Người ta vẫn chưa biết liệu SARS-CoV-2 có thể lây truyền qua sữa mẹ hay không vì rất ít mẫu sữa mẹ được kiểm tra. Trong một nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), các mẫu sữa mẹ từ 43 bà mẹ âm tính với SARS-CoV-2 bằng phản ứng PCR (RT-PCR) và các mẫu từ ba bà mẹ cho kết quả dương tính, nhưng xét nghiệm cụ thể để xác định khả năng sống và khả năng lây nhiễm vi rút đã không được thực hiện.