VPBank khi cho vay tiêu dùng gặp khó và cũng không còn khoản thu bất thường từ tái ký kết hợp đồng bảo hiểm. Cùng kỳ năm ngoái, VPBank trong top 3 với lợi nhuận 19.800 tỷ đồng thì hiện giảm về còn 8.300 tỷ, đứng cuối top 10.
VPBank sụt giảm lợi nhuận cao nhất khi cho vay tiêu dùng gặp khó và cũng không còn khoản thu bất thường từ tái ký kết hợp đồng bảo hiểm. Cùng kỳ năm ngoái, VPBank trong top 3 với lợi nhuận 19.800 tỷ đồng thì hiện giảm về còn 8.300 tỷ, đứng cuối top 10.

Mới đây, 27 ngân hàng niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2023.

Bất ngờ là so với thời gian trước được đánh giá khó khăn hơn thì phần lớn ngân hàng vẫn báo lãi khủng thì báo cáo tài chính 9 tháng đầu năm 2023 thể hiện tới 14/27 ngân hàng giảm lợi nhuận sau giai đoạn chạy đua huy động nhưng lại khó cho vay.

VPBank và Eximbank cũng nằm trong nhóm giảm sâu từ 50% so với cùng kỳ năm 2022. Một số ngân hàng giảm lãi từ 20% trở lên là VietABank, LPBank, BacABank, VietBank và SeABank.

Nhưng đáng chú ý là BVBank khi lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2023 giảm sâu hơn 85%, xuống còn 60 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái.

ABBank cũng chỉ đạt hơn 700 tỷ lợi nhuận, so với con số 1.750 tỷ đồng lợi nhuận trong 9 tháng đầu năm 2023.

Đây thậm chí là mức lợi nhuận thấp nhất của hai nhà băng này nếu so với cùng kỳ 5 năm trước, chủ yếu do chi phí vốn tăng mạnh hơn thu nhập từ tín dụng, cộng thêm áp lực chi phí dự phòng rủi ro tín dụng (tại ABBank).

Cũng theo báo cáo tài chính, chỉ có hơn 10 ngân hàng có lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2023 tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể gồm: Sacombank tăng 54%, OCB tăng 48%, KienlongBank tăng 25%, Vietcombank tăng 18%, BIDV tăng 12%, ACB tăng 11%, VietinBank tăng 10%, MB tăng 10%, NamABank tăng 10%, HDBank tăng 8%, MSB tăng 8%, VIB tăng 7%.

Trong top tăng trưởng có thể nhận thấy Sacombank và OCB đang có sức bật ấn tượng khi đang gần về đích trong quá trình tái cơ cấu, do đó có lợi thế riêng từ việc hoàn tất xử lý lãi dự thu và đưa phần lớn các tài sản tồn đọng ra khỏi bảng cân đối, cải thiện được biên lợi nhuận.

Đối với OCB, kết thúc 9 tháng đầu năm 2023, ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 3.915 tỷ đồng, tăng trưởng ấn tượng 47,8% so với cùng kỳ năm 2022. Tính đến 30/9/2023, tổng tài sản của ngân hàng đạt 216.755 tỷ đồng, tăng 11,7% so với đầu năm. Được biết, Chi phí hoạt động được kiểm soát tốt khi hệ số CIR của OCB ghi nhận mức giảm so với cùng kỳ 2022 từ 39,4% xuống còn 32,1%. Các chỉ số liên quan về quản trị rủi ro như hệ số an toàn vốn (CAR), hệ số nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn, hệ số cho vay trên huy động (LDR), tỷ lệ nợ xấu, luôn được OCB duy trì ở mức an toàn và đáp ứng theo quy định của NHNN. Chỉ số thanh khoản ổn định, đệm tài sản thanh khoản đầy đủ.