Chiều 20/3, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tổ chức trao đổi với các chủ đầu tư các dự án điện chuyển tiếp với tinh thần khẩn trương, nhằm chủ động bàn các giải pháp tháo gỡ vướng mắc về hợp đồng mua bán điện.
Tại hội nghị, EVN dự kiến đề xuất với Bộ Công Thương phương pháp xác định giá điện đối với nhà máy điện mặt trời, điện gió chuyển tiếp. Theo đó, giá điện của các dự án chuyển tiếp này sẽ bao gồm 2 thành phần: giá cố định và giá vận hành, bảo dương (tương tự như các nhà máy thủy điện). Giá cố định xác định theo phương pháp dòng tiền với các thông số đầu vào.
Các thông số này bao gồm: tổng mức đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự án được xác định theo quy định của pháp luật hiện hành, phù hợp với thiết kế cơ sở; các thông số tài chính xác định theo thực tế vay, đã giải ngân tại thời điểm hiện tại và có so sánh với cơ cấu vốn vay trong thiết kế cơ sở. Các thông số kỹ thuật áp dụng theo thiết kế kỹ thuật gần nhất của dự án. Ngoài ra, sản lượng tính toán là sản lượng lớn nhất trong hồ sơ thiết kế cơ sở và hồ sơ thiết kế kỹ thuật (nếu có)...
Ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN phát biểu tại hội nghị đối thoại. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Đối với các nhà máy điện đã vận hành thương mại một phần nhà máy điện, kiến nghị đàm phán và tính toán giá điện với các thông số đầu vào tính toán của cả nhà máy điện để áp dụng giá điện đối với phần nhà máy điện chưa có giá điện.
Từ phía chủ đầu tư, bà Nguyễn Thị Thanh Bình, Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng Tập đoàn T&T Group, nêu lý do khiến chủ đầu tư chậm trễ trong việc nộp hồ sơ.
“Đó là vì chúng tôi cảm thấy vẫn chưa rõ ràng, chưa thấy rõ được các định hướng cụ thể” - bà Bình nói.
Nhắc lại đơn kiến nghị của 36 chủ đầu tư gửi Thủ tướng trước đó, bà Bình bày tỏ các nhà đầu tư cảm thấy rằng khung giá điện được Bộ Công Thương ban hành có phần vội vàng.
“Chúng tôi là những nhà đầu tư trực tiếp, bị ảnh hưởng nhiều nhất thì không được hỏi ý kiến. Trong quá trình Bộ Công Thương ban hành văn bản này, chúng tôi thấy rằng EVN tính toán có một số điểm chưa thực sự phù hợp với thực tế đầu tư của các chủ đầu tư… Tôi rất mong lãnh đạo EVN, Bộ Công Thương xem xét kỹ các kiến nghị đề xuất mà chúng tôi nêu trong văn bản này” - bà Bình nói.
Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng Tập đoàn T&T Group tiếp tục cho hay việc bãi bỏ ba quy định, gồm: bãi bỏ áp dụng giá điện trong thời hạn 20 năm; bãi bỏ điều khoản chuyển tiền mua điện sang USD; bãi bỏ trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện của dự án điện nối lưới là không phù hợp với chủ trương thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo.
Từ thực tế đó, Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng Tập đoàn T&T Group kiến nghị xem xét tính toán lại khung giá điện; huy động ngay sản lượng điện của các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng.
Theo bà Bình, hiện nay có khoảng 34 dự án điện chuyển tiếp đã hoàn thành đầu tư xây dựng, bao gồm 28 dự án điện gió và và 6 dự án điện mặt trời với tổng công suất khoảng hơn 2.090 MW.
Hơn một năm qua, do không đáp ứng được các quy định nên phải nằm im, đắp chiếu, rất lãng phí khi đơn giá đầu tư cho mỗi tua-bin vào khoảng 15 tỉ đồng.
“Chúng tôi đề xuất cơ quan quản lý, EVN xem xét áp dụng cơ chế giá tạm tính bằng 90% giá điện nhập khẩu, 6,95 cent/kWh. Khi nào có cơ chế giá chính thức, sẽ áp dụng hồi tố, tính toán lại" - bà Bình đề xuất.
Bà Nguyễn Thị Thanh Bình - Phó Tổng giám đốc phụ trách lĩnh vực năng lượng T&T Group phát biểu. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Ông Somchak Chutanan - đại diện Tập đoàn Phát triển Năng lượng Gulf (Thái Lan), cũng đánh giá mức khung giá mà Bộ Công Thương công bố là thấp, rất khó để các doanh nghiệp thực hiện.
“Tôi rất mong Bộ Công Thương, EVN có thể làm việc thêm với đơn vị tư vấn độc lập thứ ba để có cơ sở hơn nữa trong quá trình tính toán giá điện”, ông Somchak Chutanan bày tỏ.
Tại hội nghị, ông Phạm Nguyên Hùng - Phó Cục trưởng Cục Điện lực & Năng lượng tái tạo và đại diện Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) đã giải thích, trả lời các câu hỏi cũng như một số đề xuất của các nhà đầu tư. Đồng thời cũng yêu cầu các Chủ đầu tư dự án cũng như EVN tiếp tục triển khai theo đúng các văn bản pháp luật, các quy định hiện hành trong quá trình đàm phán.
Các nhà đầu tư cũng cho rằng, hiện Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị về chiến lược phát triển năng lượng quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn 2045 về vẫn còn hiệu lực, nên rất băn khoăn sao năng lượng tái tạo không còn được ưu đãi nữa.
Cũng có thực tế EVN đã tích cực đưa ra các văn bản hướng dẫn, nhưng các nhà đầu tư chưa nộp hồ sơ vì thấy các hướng dẫn chưa rõ ràng.
Ngoài ra, nhà đầu tư cũng mong muốn các PPA khi ký có thời hạn lâu dài, nên đưa vào vận hành và được chi trả chi phí cho nhà đầu tư trong thời gian đang đàm phán PPA. Hiện có 2.090 MW các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng và sẵn sàng phát điện.
Cũng có nhiều dự án chuyển tiếp, đại diện Bamboo Capital đã kiến nghị Bộ Công thương và EVN cho phép các dự án đã hoàn thành đầu tư xây dựng được đóng điện, cho đỡ lãng phí.
Ông Đỗ Văn Bình, Chủ tịch Công ty cổ phần năng lượng tái tạo Đại Dương cũng cho hay, Các doanh nghiệp rất trăn trở vì khung giá đó không đủ bù đắp cho các vấn đề đã đầu tư rồi. Nếu khung giá này áp dụng cho các dự án sắp tới thì khác.
Việc đưa các công thức tính toán hiện nay cũng được các nhà đầu tư cho là không thỏa đáng bởi dựa trên các thông số sản lượng điện phát cao nhất, vốn đầu tư nhỏ nhất để ra giá tối ưu trong khi thực tế thì không vận hành được mức đó, gây bất lợi cho các doanh nghiệp.
Được biết EPTC đã thành lập 3 nhóm công tác để chuẩn bị rà soát các hồ sơ pháp lý mà các dự án chuyển tiếp gửi tới nhằm đẩy nhanh thời gian đàm phán PPA.
Dự án nào nộp đủ hồ sơ pháp lý sẽ được đàm phán trước theo thứ tự ghi nhận ở cổng nộp hồ sơ trực tuyến tại địa chỉ http://ppa.evn.com.vn/.
ông Phạm Nguyên Hùng, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng đại diện Cục Điều tiết Điện lực. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
Chia sẻ với các khó khăn vất vả của các nhà đầu tư đã bỏ nguồn lực, công suất để đầu tư điện gió, mặt trời nhưng không kịp về địch giá FIT, đồng thời để hỗ trợ một phần trong qúa trình chuẩn bị hồ sơ pháp lý đàm phán PPA, ông Trần Đình Nhân, Tổng giám đốc EVN cũng đã chỉ đạo các đơn vị của EVN một số công việc cụ thể như tính toán khả năng giải toả công suất, gia hạn các thoả thuận đấu nối trước đây giữa nhà đầu tư với các đơn vị của EVN mà nay đã hết hạn…
“Khung giá đã được Bộ Công thương ban hành, EVN cũng đề ra phương pháp đàm phán và mong muốn Bộ Công Thương sớm có văn bản hướng dẫn phương pháp đàm phán theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ, làm căn cứ để EVN và Chủ đầu tư các dự án chuyển tiếp tiến hành đàm phán. Về phía các chủ đầu tư, nên nhanh chóng nộp hồ sơ cho EPTC. Các vấn đề vượt thẩm quyền thì EVN sẽ tiếp tục báo cáo Cục Điều tiết và Bộ Công thương để cùng tháo gỡ”, ông Nhân nói.
Nhận xét về việc tới hiện nay mới chỉ có 1 dự án nộp hồ sơ, các chuyên gia đàm phán PPA cũng cho rằng, việc hoàn thành hồ sơ pháp lý của các dự án tại thời điểm này cũng đòi hỏi chủ đầu tư phải tốn thời gian và công sức.
“Có những hồ sơ dự án trước đây có thể hoàn thiện pháp lý nhanh và dễ dàng hơn trong giai đoạn hiện nay. Bởi vậy các nhà đầu tư phải nhanh chóng tập trung vào công việc này bởi nếu không hoàn thiện được hồ sơ pháp lý thì khó lòng bước sang giai đoạn đàm phán PPA”, vị này nói.
Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết đã ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hàng loạt phòng khám, bệnh viện thẩm mỹ, cá nhân có nhiều vi phạm trong lĩnh vực y tế.
Chiều 17/6, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi khuyến cáo người dân không nên sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khoẻ "Siro ăn ngon Hải Bé" của Công ty TNHH Hải Bé trong khi các cơ quan chức năng đang xác minh vụ việc.
Lĩnh vực khách sạn đang chứng kiến một xu hướng khách du lịch hoàn toàn mới đang dần hình thành – những người có thể chẳng bao giờ ghé thăm trang web, không nhấp vào quảng cáo, thậm chí cũng không cần nói chuyện với nhân viên lễ tân.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 125/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn.
Đợt thiên tai từ ngày 10–14/6 do ảnh hưởng của bão số 1 (WUTIP) có tính chất đặc biệt, bất thường và cực đoan, hiếm gặp trong lịch sử khí tượng thủy văn khu vực miền Trung.
Trải qua 10 năm xây dựng doanh nghiệp, doanh nhân Đỗ Ngọc Tú – Chủ tịch Ngọc Tú Group định hướng con đường phát triển xuyên suốt là thượng tôn pháp luật, chất lượng sản phẩm bền vững và đạo đức kinh doanh là cốt lõi. Trong kỷ nguyên đất nước vươn mình, doanh nhân Ngọc Tú hưởng ứng phong trào “toàn dân thi đua làm giàu để đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mặc dù nhiều tên tuổi lớn trong ngành AI khẳng định siêu trí tuệ AI sắp ra đời, nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng những khiếm khuyết căn bản trong các mô hình lý luận hiện tại vẫn hạn chế công nghệ AI còn lâu mới vượt qua trí thông minh con người.
Theo luật sư, sức khoẻ của bị có Trịnh Văn Quyết rất yếu, tiên lượng xấu, nguy cơ tử vong cao hơn so với lần trước. Do đó, có đơn xét xử vắng mặt, đồng thời giữ nguyên lời khai tại phiên toà trước đó.
Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Doanh nghiệp đã sửa đổi theo hướng quy định đối tượng gồm công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức... không được thành lập, góp vốn và quản lý doanh nghiệp.
Sáng 16/6, Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, trong đó tăng trách nhiệm với người quảng cáo, đặc biệt là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang khuấy đảo ngành quảng cáo và khiến giới đầu tư phải "bối rối". Thị trường quảng cáo đang chịu sức ép từ sự xuất hiện của các công cụ AI tạo sinh, cho phép sản xuất nội dung với tốc độ chưa từng có.
Theo số liệu công bố ngày 16/6, kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát đi tín hiệu trái chiều: giá nhà mới giảm tháng thứ hai liên tiếp, kéo dài đà suy yếu suốt hai năm qua, trong khi doanh số bán lẻ bất ngờ khởi sắc nhờ loạt chương trình kích cầu tiêu dùng và lễ hội mua sắm lớn.
Tại Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) được Quốc hội biểu quyết thông qua sáng 14/6 với hơn 94% đại biểu tán thành, mức thuế suất chung với các doanh nghiệp là 20%. Theo Luật này, công ty con, đơn vị liên kết của doanh nghiệp không được hưởng thuế suất ưu đãi 15-17%, để tránh lợi dụng chính sách.
Theo báo cáo gần đây của Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC), Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Boston Consulting Group Việt Nam (BCG), nền kinh tế trí tuệ nhân tạo (AI) của Việt Nam đang đứng trước cơ hội bứt phá mạnh mẽ.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?