Hướng dẫn chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài theo quy định mới nhất 2023

Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.

Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.
Thông tư số 20/2022/TT-NHNN ngày 30/12/2022 hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.

Cụ thể vào ngày 30 tháng 12 năm 2022, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ra thông tư số 20/2022/TT-NHNN về việc hướng dẫn hoạt động chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân.

Thông tư 20/2022/TT-NHNN hướng dẫn các hoạt động sau đây:

Hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (sau đây gọi là Nghị định số 70);

Hoạt động mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70;

Hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác quy định tại điểm g khoản 6 Điều 4 Pháp lệnh Ngoại hối (đã được sửa đổi, bổ sung) (sau đây gọi là hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác).

Các giao dịch chuyển tiền đầu tư ra nước ngoài của người cư trú là công dân Việt Nam để được phép có quốc tịch hoặc định cư ở nước ngoài không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này.

Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức

1. Thông tư quy định cụ thể các trường hợp mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để phục vụ mục đích tài trợ, viện trợ của tổ chức gồm:

a) Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ theo các cam kết, thỏa thuận giữa Nhà nước, Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương với nước ngoài. Nguồn tài trợ, viện trợ là các khoản kinh phí từ ngân sách hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;

b) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ, viện trợ khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh. Nguồn tài trợ, viện trợ là nguồn tiền đóng góp tự nguyện từ các tổ chức, cá nhân trong nước và/hoặc nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ, viện trợ;

c) Mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài để tài trợ cho các chương trình, các quỹ, dự án do tổ chức trong nước và/hoặc tổ chức ở nước ngoài thành lập nhằm mục đích hỗ trợ và khuyến khích phát triển trong các lĩnh vực: văn hóa, giáo dục (tài trợ học bổng), y tế. Nguồn tài trợ là nguồn tiền của chính tổ chức tài trợ.

2. Các trường hợp mua, chuyển tiền một chiều ra nước ngoài của tổ chức để phục vụ mục đích khác:

a) Trả thưởng cho người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài tham gia các chương trình, cuộc thi được tổ chức tại Việt Nam theo các quy định của pháp luật có liên quan. Nguồn tiền trả thưởng từ người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc người cư trú là tổ chức;

b) Chuyển tiền một chiều ra nước ngoài cho các mục đích dưới đây từ nguồn tài trợ tiếp nhận của người không cư trú là tổ chức, cá nhân ở nước ngoài:

- Phân bổ tiền tài trợ cho các thành viên ở nước ngoài tham gia thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học ở Việt Nam và nước ngoài;

- Hoàn trả tiền tài trợ thực hiện các dự án ở Việt Nam theo các cam kết, thỏa thuận với bên nước ngoài.

Nguồn ngoại tệ chuyển, mang ra nước ngoài bao gồm: Ngoại tệ trên tài khoản thanh toán; Tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ; Ngoại tệ mua của ngân hàng được phép.

Quy định về mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài, Thông tư nêu rõ: Tổ chức có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định trên thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.

Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, ngân hàng được phép bán ngoại tệ cho người cư trú là tổ chức để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích quy định trên.

Về chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài từ nguồn ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tổ chức có nhu cầu sử dụng ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích trên thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài trong các trường hợp quy định 1a, 1b, 2 nêu trên căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan. Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài trong trường hợp 1c căn cứ vào số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan nhưng tối đa không vượt quá 50.000 USD hoặc các loại ngoại tệ khác có giá trị tương đương một lần chuyển tiền.

Mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền một chiều của người cư trú là công dân Việt Nam

Thông tư quy định, người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP.

Việc mua, chuyển, mang ngoại tệ do người cư trú là công dân Việt Nam thực hiện hoặc người đại diện hợp pháp của công dân Việt Nam thực hiện hoặc thân nhân của công dân Việt Nam đang học tập, chữa bệnh ở nước ngoài thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép phù hợp với quy định của pháp luật.

Nguồn ngoại tệ chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích này bao gồm: Ngoại tệ tự có của cá nhân (ngoại tệ trên tài khoản thanh toán, tiền gửi có kỳ hạn bằng ngoại tệ, tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, ngoại tệ tự cất giữ); Ngoại tệ mua của ngân hàng được phép.

Về mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài, Thông tư quy định:

Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu mua ngoại tệ để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép.

Trường hợp người cư trú là công dân Việt Nam mua ngoại tệ của ngân hàng được phép để mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều với mức phải khai báo hải quan, ngân hàng được phép cấp Giấy xác nhận mang ngoại tệ tiền mặt ra nước ngoài theo quy định về mang ngoại tệ tiền mặt khi xuất cảnh, nhập cảnh (*)

Trong phạm vi khả năng ngoại tệ hiện có, ngân hàng được phép bán ngoại tệ cho người cư trú là công dân Việt Nam để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều theo quy định tại Thông tư này.

Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng được mua loại ngoại tệ là đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến tại ngân hàng được phép. Trường hợp không có đồng tiền của nước nơi công dân Việt Nam đến, ngân hàng được phép thực hiện bán ngoại tệ tự do chuyển đổi khác.

Chuyển, mang ngoại tệ từ nguồn ngoại tệ tự có của cá nhân:

Người cư trú là công dân Việt Nam có nhu cầu sử dụng ngoại tệ tự có để chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích chuyển tiền một chiều quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP thực hiện theo hướng dẫn của ngân hàng được phép, trừ trường hợp mang ngoại tệ tự cất giữ dưới mức phải khai báo hải quan theo quy định.

Người cư trú là công dân Việt Nam mang ngoại tệ tự có với mức phải khai báo hải quan ra nước ngoài thực hiện theo quy định tại (*).

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích học tập, chữa bệnh quy định tại điểm a khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài. Trường hợp không có thông báo của nước ngoài về các chi phí sinh hoạt và các chi phí khác có liên quan đối với các mục đích học tập, chữa bệnh, ngoài tiền học phí, viện phí và các chi phí khác đã được phía nước ngoài thông báo, các ngân hàng được phép quyết định mức mua, chuyển, mang thêm ngoại tệ cho các mục đích trên theo quy định.

Mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài cho các mục đích đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài quy định tại điểm b khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP do ngân hàng được phép quyết định trên cơ sở nhu cầu hợp lý của cá nhân và theo quy định.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích trợ cấp thân nhân đang ở nước ngoài quy định tại điểm d khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP được thực hiện theo quy định sau:

Các ngân hàng được phép quyết định mức ngoại tệ mua, chuyển trên cơ sở nhu cầu hợp lý của cá nhân và phù hợp với mục đích hỗ trợ chi phí sinh hoạt, ổn định cuộc sống của người được trợ cấp ở nước ngoài;

Mức ngoại tệ mua, chuyển cho một người được hưởng trợ cấp ở nước ngoài trong một năm không vượt quá thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của nước nơi người được trợ cấp đang sinh sống. Định kỳ hàng năm, ngân hàng được phép cập nhật số liệu về thu nhập bình quân đầu người theo giá hiện hành của các nước được công bố tại thời điểm gần nhất trên trang tin điện tử của Ngân hàng Thế giới (World Bank) để làm cơ sở xác định mức ngoại tệ mua, chuyển cho mục đích trợ cấp thân nhân ở nước ngoài;

Việc mua, chuyển ngoại tệ ra nước ngoài cho mục đích trợ cấp thân nhân không áp dụng đối với trường hợp thân nhân đang học tập, chữa bệnh, công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP căn cứ vào giá trị tài sản mà người hưởng thừa kế được hưởng theo quy định pháp luật về thừa kế.

Mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài cho mục đích chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài quy định tại điểm e khoản 2 Điều 7 Nghị định số 70/2014/NĐ-CP căn cứ vào giá trị tài sản của người đi định cư được hình thành tại Việt Nam trước khi nhập quốc tịch nước ngoài hoặc trước khi được phép cư trú ở nước ngoài cho mục đích định cư theo quy định của nước sở tại. Trường hợp chuyển tiền để thanh toán các chi phí liên quan đến thủ tục xin định cư ở nước ngoài (không bao gồm giá trị đầu tư để được phép có quốc tịch hoặc được định cư ở nước ngoài), mức ngoại tệ mua, chuyển ra nước ngoài được căn cứ vào các chi phí tại thông báo của phía nước ngoài.

Thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức, cá nhân

Hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác của người cư trú là tổ chức và cá nhân bao gồm:

Các khoản thanh toán và chuyển tiền liên quan đến các hoạt động sau: tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh, đại lý mua, bán hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và thuê thương nhân nước ngoài làm đại lý bán hàng tại nước ngoài, nhận gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài và đặt gia công hàng hóa ở nước ngoài, mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài, các hoạt động khác có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế theo quy định pháp luật về thương mại;

Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, các khoản chi trả bảo hiểm xã hội;

Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản đóng phí bảo hiểm, tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, phụ trợ bảo hiểm theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc chi trả bồi thường, quyền lợi bảo hiểm;

Thanh toán, chuyển tiền theo quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án hoặc trọng tài; hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam;

Thanh toán, chuyển tiền liên quan đến các khoản tiền phạt, bồi thường do làm hư hỏng tài sản, gây thương tích mà chưa được bảo hiểm chi trả.

Thông tư nêu rõ: Việc thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai quy định ttrên phải thực hiện thông qua các ngân hàng được phép.

Tổ chức thực hiện

Điều 15. Chế độ báo cáo

1. Định kỳ hàng tháng, chậm nhất trước ngày 20 của tháng báo cáo, ngân hàng được phép báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài của người cư trú là tổ chức cho mục đích chuyển tiền tài trợ, viện trợ theo quy định tại Điều 4 Thông tư này (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này). Thời gian chốt số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 của tháng trước đến ngày 14 của tháng báo cáo. Báo cáo được gửi theo phương thức thư điện tử về địa chỉ hộp thư điện tử [email protected] của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

9 2. Định kỳ hàng tháng, ngân hàng được phép báo cáo về tình hình mua, chuyển, mang ngoại tệ của người cư trú là công dân Việt Nam, tình hình mua, bán ngoại tệ tiền mặt với cá nhân theo quy định về chế độ báo cáo thống kê của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Điều 16. Trách nhiệm của ngân hàng được phép

1. Thực hiện nghiêm túc và hướng dẫn khách hàng thực hiện các quy định tại Thông tư này.

2. Xây dựng và tự chịu trách nhiệm về nội dung của quy định nội bộ về quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động chuyển tiền một chiều ra nước ngoài và thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác, trong đó tối thiểu bao gồm các nội dung sau:

a) Quy định về giấy tờ, chứng từ liên quan đến các giao dịch chuyển tiền nhằm đảm bảo việc cung ứng các dịch vụ ngoại hối được thực hiện đúng mục đích và phù hợp với quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan;

b) Nguyên tắc xây dựng mức mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích chuyển tiền một chiều;

c) Kiểm tra, giám sát số liệu mua, chuyển, mang ngoại tệ của tổ chức, cá nhân cho các mục đích chuyển tiền một chiều và giao dịch vãng lai khác trong cùng hệ thống ngân hàng mình để đảm bảo số tiền mua, chuyển, mang không vượt quá số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan, các mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài quy định tại Thông tư này;

d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có văn bản cam kết mua, chuyển, mang ngoại tệ phù hợp với các mức mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài quy định tại Thông tư này.

3. Kiểm tra, lưu giữ các giấy tờ và chứng từ phù hợp với các giao dịch thực tế theo quy định tại Thông tư này và quy định pháp luật liên quan.

4. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện giao dịch mua, chuyển, mang ngoại tệ cho các mục đích chuyển tiền một chiều và hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho các giao dịch vãng lai khác cung cấp các thông tin cần thiết về tổ chức, cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ và tổ chức, cá nhân thụ hưởng, trong đó bao gồm tối thiểu các thông tin sau đây:

a) Thông tin nhận biết khách hàng là tổ chức, cá nhân mua, chuyển, mang ngoại tệ theo quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền;

b) Thông tin cần thiết về tổ chức, cá nhân thụ hưởng cho hoạt động thanh toán, chuyển tiền cho mục đích chuyển tiền một chiều và các giao dịch vãng lai khác: Tên của tổ chức, cá nhân thụ hưởng, số tài khoản của tổ chức, cá nhân thụ hưởng, ngân hàng thụ hưởng (địa chỉ, quốc gia). Trường hợp không có số tài khoản của cá nhân thụ hưởng thì cung cấp số chứng minh nhân dân hoặc số căn cước công dân hoặc số hộ chiếu hoặc chứng từ pháp lý có giá trị tương đương còn thời hạn sử dụng.

5. Ngân hàng được phép có quyền từ chối hoặc không thực hiện các giao dịch bán, chuyển hoặc cấp Giấy xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài nếu tổ chức, cá nhân không cung cấp đầy đủ và/hoặc chính xác thông tin theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức và cá nhân có liên quan

1. Cung cấp đầy đủ các thông tin cho ngân hàng được phép theo quy định tại khoản 4 Điều 16 Thông tư này và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã cung cấp cho ngân hàng được phép.

2. Xuất trình các giấy tờ, chứng từ khi mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài phục vụ cho các mục đích chuyển tiền một chiều của cá nhân và thanh toán, chuyển tiền đối với các giao dịch vãng lai khác theo quy định của ngân hàng được phép.

3. Xuất trình các giấy tờ, chứng từ chứng minh mục đích tài trợ, nguồn tài trợ, quyết định phê duyệt mức tài trợ của người đại diện hợp pháp của tổ chức, văn bản cam kết về tính hợp pháp của nguồn tiền và các giấy tờ, chứng từ khác theo quy định của ngân hàng được phép khi mua, chuyển, mang ngoại tệ cho mục đích chuyển tiền một chiều của tổ chức (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này).

4. Người cư trú là tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ từ nguồn tiền đóng góp tự nguyện quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Thông tư này có trách nhiệm xuất trình:

a) Văn bản về việc huy động, tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện để tài trợ, viện trợ, trong đó bao gồm các nội dung chính: Mục đích tài trợ, viện trợ; đối tượng hưởng tài trợ, viện trợ; thời điểm bắt đầu và kết thúc nhận tiền đóng góp tự nguyện; cách thức tiếp nhận tiền đóng góp là chuyển khoản và/hoặc tiền mặt, đồng tiền đóng góp là đồng Việt Nam; thông tin tài khoản tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện;

b) Danh sách bao gồm tên, địa chỉ (nếu có) kèm theo số tiền của tổ chức, cá nhân đóng góp tự nguyện;

c) Chứng từ chứng minh số tiền đã nhận được từ nguồn đóng góp tự nguyện;

d) Văn bản cam kết của tổ chức về việc tổ chức chỉ mở một tài khoản tại một ngân hàng được phép để tiếp nhận tiền đóng góp tự nguyện;

đ) Các giấy tờ, chứng từ khác theo quy định của ngân hàng được phép.

5. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các loại giấy tờ, chứng từ đã xuất trình cho ngân hàng được phép.

6. Không được sử dụng một bộ hồ sơ chứng từ để mua, chuyển, mang ngoại tệ vượt quá số tiền ghi trên giấy tờ, chứng từ có liên quan, các mức ngoại tệ mua, chuyển, mang ra nước ngoài quy định tại Thông tư này tại một hoặc nhiều ngân hàng được phép.

7. Sử dụng ngoại tệ tiền mặt mua tại ngân hàng được phép đúng mục đích và phù hợp với quy định của pháp luật.

8. Không được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài cho các mục đích rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, lừa đảo, gian lận và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

9. Người cư trú là tổ chức chuyển tiền ra nước ngoài cho mục đích tài trợ quy định tại điểm c khoản 1 Điều 4 Thông tư này chỉ được mua, chuyển ngoại tệ tại một ngân hàng được phép trong toàn bộ quá trình thực hiện tài trợ cho mỗi chương trình, quỹ, dự án.

10. Người cư trú là tổ chức, cá nhân khi thực hiện thanh toán, chuyển tiền ra nước ngoài để mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài ngoài có trách nhiệm tuân thủ quy định tại Thông tư này, quy định về mua bán hàng hóa qua Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài thông qua các Sở Giao dịch hàng hóa tại Việt Nam có liên thông với Sở Giao dịch hàng hóa ở nước ngoài và quy định có liên quan.

11. Thực hiện nghiêm túc quy định tại Thông tư này và các quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 18. Điều khoản thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 15 tháng 02 năm 2023.

2. Bãi bỏ Thông tư số 20/2011/TT-NHNN ngày 29 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mua, bán ngoại tệ tiền mặt của cá nhân với tổ chức tín dụng được phép.

3. Bãi bỏ khoản 3 Điều 1 Thông tư số 24/2018/TT-NHNN ngày 28 tháng 9 năm 2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của các Thông tư, văn bản có quy định về chế độ báo cáo định kỳ.

4. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của các văn bản quy phạm pháp luật sau:

a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 Điều 17 Thông tư số 02/2021/TT-NHNN ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn giao dịch ngoại tệ trên thị trường ngoại tệ của các tổ chức tín dụng được phép hoạt động ngoại hối như sau:

“b) Cá nhân là công dân Việt Nam mua ngoại tệ tiền mặt cho các mục đích học tập, chữa bệnh ở nước ngoài, đi công tác, du lịch và thăm viếng ở nước ngoài.”.

b) Sửa đổi, bổ sung điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12 tháng 8 năm 2011 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định việc mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt của cá nhân khi xuất cảnh, nhập cảnh như sau:

“a) Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm cấp Giấy xác nhận cho cá nhân (bao gồm cả cá nhân đại diện cho người cư trú là tổ chức) mang ngoại tệ tiền mặt, đồng Việt Nam tiền mặt cho các mục đích quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 của Nghị định số 70/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 7 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối (theo mẫu tại Phụ lục đính kèm Thông tư này);”.

c) Bổ sung điểm i khoản 2 Điều 3 Thông tư số 16/2014/TT-NHNN ngày 01 tháng 8 năm 2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn sử dụng tài khoản ngoại tệ, tài khoản đồng Việt Nam của người cư trú, người không cư trú tại ngân hàng được phép như sau:

“i) Chi rút ngoại tệ tiền mặt để mang ra nước ngoài cho mục đích tài trợ, viện trợ theo quy định của pháp luật về quản lý ngoại hối.”.

Điều 19. Tổ chức thực hiện

Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, các ngân hàng được phép, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Thông tư 20/2022/TT-NHNN có hiệu lực từ ngày 15/2/2023.

https://sohuutritue.net.vn/huong-dan-chuyen-tien-mot-chieu-tu-viet-nam-ra-nuoc-ngoai-theo-quy-dinh-moi-nhat-2023-d154999.html

Tin liên quan

Cùng chuyên mục

NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex

NHNN đang nghiên cứu tiền kỹ thuật số, khẳng định không cấp phép sàn Forex

Tài chính

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa có báo cáo gửi Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết liên quan đến chất vấn của đại biểu, trong đó nhấn mạnh hai nội dung đáng chú ý: nghiên cứu triển khai tiền kỹ thuật số (CBDC) và kiểm soát hoạt động sàn Forex trái phép.

KRX vận hành 'thuận buồm xuôi gió' kéo VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

KRX vận hành 'thuận buồm xuôi gió' kéo VN-Index vượt mốc 1.240 điểm

Tài chính

Trong ngày hệ thống KRX đi vào hoạt động, thị trường giao dịch tích cực, VN-Index chốt phiên chiều 5/5 tăng 13,75 điểm, lên 1.240,05 điểm.

Hệ thống KRX chính thức vận hành, sắc xanh chiếm ưu thế trong phiên sáng ngày 5/5

Hệ thống KRX chính thức vận hành, sắc xanh chiếm ưu thế trong phiên sáng ngày 5/5

Tài chính

Phiên giao dịch ngày 5/5, hệ thống KRX chính thức vận hành, VN-Index tăng mạnh, nhiều nhóm ngành đồng loạt khởi sắc.

Giá vàng ngày 5/5 'bốc hơi' gần 2 triệu đồng, sau kỳ nghỉ lễ nhà đầu tư lỗ nặng

Giá vàng ngày 5/5 'bốc hơi' gần 2 triệu đồng, sau kỳ nghỉ lễ nhà đầu tư lỗ nặng

Tài chính

Ngày 5/5 giá vàng trong nước niêm yết giá vàng miếng trong khoảng 118,5 – 121,3 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). So với đỉnh giá ngày 22/4 - vàng SJC ở mức 124 triệu đồng/lượng, nếu nay bán ra thì nhà đầu tư lỗ kép khoảng 7,8 triệu đồng/lượng.

Hơn 90 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi và gốc, nhóm bất động sản đội sổ

Hơn 90 doanh nghiệp chậm thanh toán lãi và gốc, nhóm bất động sản đội sổ

Tài chính

Tổng dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ của hơn 90 doanh nghiệp này là khoảng hơn 200.000 tỷ đồng, chiếm khoảng 16,5% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ toàn thị trường. Phần lớn trong số các tổ chức phát hành này là các doanh nghiệp thuộc nhóm bất động sản”.

NHNN hút ròng hơn 20.000 tỷ đồng, lãi suất liên ngân hàng duy trì dưới 3%

NHNN hút ròng hơn 20.000 tỷ đồng, lãi suất liên ngân hàng duy trì dưới 3%

Tài chính

Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất kỳ hạn qua đêm vẫn được duy trì dưới mốc 3%, dao động quanh mức 2,54% trong phiên đầu tuần. Lãi suất các kỳ hạn từ 1 tuần đến 3 tháng giảm nhẹ, dao động từ 4,16% đến 4,77%.

Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất quý I/2025

Top 10 ngân hàng lợi nhuận cao nhất quý I/2025

Tài chính

Top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất lần lượt gọi tên: Vietcombank, MB, BIDV, Techcombank, VietinBank, HDBank, VPBank, ACB, SHB, SeABank.

Tỷ giá USD ngày 5/5 tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD

Tỷ giá USD ngày 5/5 tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD

Tài chính

Tuần qua, thị trường trong nước bước vào kỳ nghỉ lễ dài 5 ngày từ hôm thứ Tư cho tới cuối tuần. Tỷ giá trung tâm tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nâng lên cao hơn so với tuần trước, hiện là 24.956 đồng/USD. Còn giá bán USD tạm dừng ở mốc 26.203 đồng/USD.

Giàu như tỷ phú Jensen Huang, CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm

Giàu như tỷ phú Jensen Huang, CEO Nvidia lần đầu được tăng lương sau 10 năm

Tài chính

CEO Jensen Huang đã kiếm hàng chục tỷ USD trong những năm gần đây từ cổ phần của mình tại Nvidia, nhưng đây mới là lần đầu tiên ông được tăng lương sau một thập kỷ.

Sẽ bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh?

Sẽ bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh?

Tài chính

Theo định hướng sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý thuế, tất cả các hộ kinh doanh sẽ phải thực hiện chế độ tự khai, tự nộp thuế và thực hiện sổ sách hóa đơn, chứng từ.

Vợ Chủ tịch City Auto dự chi hơn trăm tỷ đồng gom 6 triệu cổ phiếu CTF

Vợ Chủ tịch City Auto dự chi hơn trăm tỷ đồng gom 6 triệu cổ phiếu CTF

Tài chính

Bà Ngô Thị Hạnh, vợ Chủ tịch Hội đồng quản trị City Auto, đăng ký mua 6 triệu cổ phiếu CTF nhằm nâng sở hữu lên hơn 6,4%.

Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong 2 năm

Chính phủ ban hành cơ chế thử nghiệm Fintech trong lĩnh vực ngân hàng trong 2 năm

Tài chính

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 94/2025/NĐ-CP quy định về Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát trong lĩnh vực ngân hàng.

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt đỉnh cao nhất kể từ năm 2016, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam quý I/2025 bao nhiêu tấn?

Nhu cầu vàng toàn cầu đạt đỉnh cao nhất kể từ năm 2016, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam quý I/2025 bao nhiêu tấn?

Tài chính

Theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) mới đây cho thấy, nhu cầu vàng thỏi và tiền vàng của Việt Nam giảm 15% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 12 tấn vàng trong quý I năm nay.

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục giữ nguyên lãi suất

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) tiếp tục giữ nguyên lãi suất

Tài chính

Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) quyết định giữ nguyên lãi suất điều hành ngắn hạn ở mức 0,5%.

Bất động sản Phát Đạt: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...

Bất động sản Phát Đạt: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...

Tài chính

Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt vừa bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử lý do dính hàng loạt sai phạm lĩnh vực chứng khoán như: Ém thông tin giao dịch, sử dụng vốn huy động từ trái phiếu sai mục đích, sai lệch dữ liệu báo cáo tài chính...

 IPA Group, Chứng khoán KB,… bị UBCKNN xử phạt nặng

IPA Group, Chứng khoán KB,… bị UBCKNN xử phạt nặng

Tài chính

Mới đây, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố một loạt quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với nhiều doanh nghiệp do không tuân thủ các quy định về công bố thông tin, quản trị doanh nghiệp và sử dụng vốn từ phát hành trái phiếu. Các mức xử phạt dao động từ vài chục triệu đến hơn 1 tỷ đồng, phản ánh mức độ nghiêm trọng của từng hành vi vi phạm.

Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Quy định mới về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

Tài chính

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 95/2025/NĐ-CP ngày 29/4/2025 quy định về tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4

Bắt đầu chuyển đổi dữ liệu sang hệ thống KRX sau phiên giao dịch ngày 29/4

Tài chính

Hoạt động chuyển đổi hệ thống KRX dự kiến bắt đầu từ ngày 30/4-4/5 và chính thức đi vào vận hành từ ngày 5/5 – ngay sau kỳ nghỉ lễ.

Sửa quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

Sửa quy định về đăng ký, lưu ký, thanh toán giao dịch chứng khoán

Tài chính

Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 18/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 119/2020/TT-BTC quy định hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán, Thông tư số 96/2020/TT-BTC hướng dẫn công bố thông tin trên thị trường chứng khoán đã được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 68/2024/TT-BTC.

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch

Giải ngân vốn đầu tư công 4 tháng đầu năm 2025 ước đạt 14,32% kế hoạch

Tài chính

Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/4/2025 là 128.512,9 tỷ đồng, đạt 14,32% kế hoạch, đạt 15,56% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?

ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?

Chứng khoán

Tỷ giá

Ngoại tệ Mua Bán
Tiền mặt Chuyển khoản
Cập nhật: