Việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên, cúng giao thừa sao cho thật chỉnh chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên và thần linh. Tuy nhiên, mỗi miền Việt Nam lại có những phong tục, nghi lễ đặc trưng.
Nguồn gốc của tập tục cúng tất niên, cúng giao thừa
Cúng tất niên và cúng giao thừa là một nghi thức quan trọng trong dịp Tết cổ truyền
Theo phong tục của người Việt Nam, vào ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu) các gia đình thường chuẩn bị 2 mâm cúng, một mâm cúng tất niên và một mâm khác cho cúng giao thừa, với ý nghĩa chính là mời thần linh, gia tiên về ăn Tết cùng gia đình.
Cúng tất niên và cúng giao thừa là một nghi thức Tết quan trọng diễn ra vào ngày cuối năm âm lịch, cũng có thể được xem như một bữa tổng kết năm cũ để bước sang năm mới và hướng đến những điều tốt đẹp hơn. Ngày nay, để giản tiện, các gia đình có thể gộp chung lễ cúng tất niên với lễ cúng gia đình.
Nói về nguồn gốc, nhà văn hoá Nguyễn Xuân Hoa, nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho rằng, lễ cúng tất niên gắn liền với Tết Nguyên đán, tuy rất khó xác định niên đại bắt đầu của Tết Nguyên đán, nhưng có thể suy rằng do ảnh hưởng của văn hoá Trung Hoa thời cổ đại (tức hàng nghìn năm trước), người Việt Nam đã áp dụng lịch âm (lịch trăng), từ đó mới bắt đầu xuất hiện phong tục Tết Nguyên đán.
Nguồn gốc tục cúng tất niên, cúng giao thừa khó thể xác định, chỉ dự đoán đã có từ rất lâu
Lễ cúng giao thừa cũng có từ lâu đời. Theo tục lệ dân gian, lễ cúng giao thừa nên được tiến hành vào khoảng từ 23 giờ 10 phút đến 0 giờ 40 phút của ngày hôm sau. Quãng thời gian này bao gồm một giờ của năm trước và một giờ của năm sau. Lễ cúng giao thừa ngoài trời được tiến hành trước, sau đó mới đến lễ cúng giao thừa trong nhà.
Trong cuốn “Đất lề quê thói” của tác giả Nhất Thanh, vào thời khắc giao thừa, người ta làm lễ trừ tịch tiễn vị thần năm cũ, đón vị thần năm mới, cũ giao lại công việc, mới tiếp nhận. Niềm tin này bắt nguồn từ xa xưa, mỗi năm có một vị thần Hành khiển coi việc nhân gian, mỗi vị có tên riêng với vương hiệu, và cũng gọi là Đương niên chi thần, mỗi vị hành khiển có một vị phụ tá là phán quan. Có 12 vị Hành khiển luân phiên kể từ năm Tý đến năm Hợi. Lễ trừ tịch tiễn và đón các vị Hành khiển Phán quân của năm cũ năm mới, đồng thời cầu cúng cả Bản cảnh Thành hoàng và Thổ địa Thần kỳ.
Vì sao vẫn duy trì nghi lễ này?
Lễ cúng tất niên là dịp gia đình sum vầy
Lễ cúng tất niên, cúng giao thừa là một nét văn hoá Á Đông đặc trưng của người Việt Nam từ bao đời nay. Nét phong tục này khó thể xoá nhoà dù cho cuộc sống xã hội có nhiều thay đổi, văn hoá nước ngoài ngày càng ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống người Việt hiện đại.
Người dân vẫn rất xem trọng ngày chuyển giao năm cũ và năm mới bởi đây là dịp con cháu làm lễ cúng để bày tỏ lòng nhớ ông bà, tổ tiên và cảm tạ trời đất. Để chuẩn bị cho lễ cúng, người dân dọn dẹp nhà cửa, sân vườn cho tươm tất, chăm chút lau dọn bàn thờ gia tiên để rước ông bà vào dịp Tết. Họ tin rằng, nếu bày tỏ lòng thành kính, họ sẽ nhận được nhiều điều tốt lành trong năm mới.
Lễ cúng tất niên còn là dịp các thành viên trong gia đình tụ họp, ngồi lại với nhau sau một năm làm việc vất vả, cùng nhìn lại năm cũ đã qua và hướng về một năm mới tốt đẹp hơn. Ngoài ra, tùy vào phong tục tập quán ở mỗi vùng, gia chủ mời thêm bạn bè và người thân đến dự bữa cỗ tất niên cùng gia đình, cùng nhau chờ đến khoảnh khắc giao thừa.
Mâm lễ cúng độc đáo ở ba miền
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa thịnh soạn hơn ngày thường
Mâm cỗ cúng ngày cuối năm được làm thịnh soạn hơn ngày thường. Mâm ngũ quả dành cúng gia tiên nên chọn các loại hoa quả thông dụng, ăn được, đẹp mắt và phải là hoa quả vừa đủ chín có thể ăn được. Hoa quả xanh, hoa quả giả (bằng nhựa) không được dùng cúng gia tiên. Hoa bày trên bàn thờ cũng vậy, nên là hoa tươi chứ không dùng hoa giả, hoa nhựa.
Đáng nói, tuỳ từng vùng miền, mâm cúng có đặc trưng riêng; tuỳ từng gia đình, mâm cúng được bày trí một khác. Nếu như mâm cúng miền Bắc hay có canh móng giò hầm măng, miến lòng gà, xôi, bánh chưng, nem, giò lụa, giò xào...; miền Trung hay có bánh chưng, bánh tét, giò lụa, gà bóp rau răm, thịt heo luộc, giá chua...; thì miền Nam hay có bánh tét, canh măng, thịt kho tàu, gỏi tôm thịt, nem, chả giò...
Hoa quả sử dụng thường phải là hoa quả tươi
Phong tục ở miền Bắc
Nhiều ý kiến cho rằng mâm cơm cúng tất niên miền Bắc được xem là phiên bản nguyên vẹn nhất theo tập tục cũ, với những món ăn truyền thống mang đậm vị xưa của người Á Đông. Quan niệm phổ biến nhất của người Bắc là mâm cúng tất niên thường có 4 bát 4 đĩa được bày trên mâm.
Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc theo kiểu mặn thường có các món ăn như: bánh chưng, giò các loại (giò lụa, giò xào, giò bò), gà luộc, thịt đông, nem rán, canh măng, chè kho. Ngoài những món ăn quen thuộc, các gia đình miền Bắc còn có thể chuẩn bị thêm dưa hành muối, nộm đu đủ thịt bò khô hoặc nộm su hào, các món xào thập cẩm (su hào, mộc nhĩ, miến, lòng gà) và canh miến để bữa cơm đỡ ngán.
Mâm cơm cúng tất niên miền Bắc theo kiểu chay gồm các món như: Bánh chưng chay, chè kho (chè con ong), cơm, đậu rán, giò chay, canh củ quả chay hoặc canh măng chay, nộm đu đủ, xôi đậu xanh.
Tùy vào điều kiện của mỗi gia đình và khẩu vị từng người mà các món ăn sẽ được thêm, bớt, gia giảm một số nguyên liệu và gia vị khác nhau.
Mâm cỗ cúng miền Bắc mang nhiều nét đặc trưng Á Đông
Phong tục ở miền Trung
Là kinh đô triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, Huế hiện vẫn giữ được nghi lễ cúng tất niên và cách sắp đặt
trong lễ cúng. Mâm cỗ cúng kiểu Huế rất đa dạng, các món ăn đều do gia chủ chuẩn bị và nhất thiết phải có bánh tét, dưa món, mứt gừng, những vật phẩm đặc trưng cho phong vị Tết.
Tùy theo hoàn cảnh sẽ có món mặn gồm thịt heo, thịt gà, hoặc cả hai loại, các món xào, canh,… Gia đình nào tươm tất thì có thêm đĩa bát miến Huế, đĩa thịt đông, chả Huế, đĩa dưa món, bát canh măng khô, đĩa cá chiên,…
Người Huế bố trí bàn cúng tất niên cầu kỳ, đủ ba bàn thượng, trung, hạ. Trên bàn thượng, người Huế thường để bình hoa, mâm ngũ quả, xôi, chè, con gà trống. Mâm ngũ quả phải có nải chuối bởi chuối tượng trưng cho sự sung túc.
Bàn trung có các món xào, bánh tét, bánh chưng, món mứt... Bàn hạ ngoài áo binh, hột nổ, người ta cúng thêm khoai, sắn, đậu, những phẩm vật dành cho cô hồn vất vưởng không có gia đình thờ tự.
Cau trầu và các loại mứt truyền thống xứ Huế trên mâm cúng Trừ tịch
Phong tục ở miền Nam
Bởi thời tiết nắng nóng, người miền Nam thường ưu tiên những món nguội để làm mâm cơm tất niên, tránh đồ ăn bị hỏng.
Thông thường, một mâm cúng tất niên ở miền Nam bao gồm: mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, trà, rượu, bánh tét và mâm cỗ thức ăn (chay hoặc mặn). Nếu cỗ mặn sẽ bao gồm: bánh tét, củ cải ngâm, canh măng tươi, canh khổ qua nhồi thịt, thịt kho tàu, thịt heo luộc, gỏi tôm thịt, chả giò, dưa giá, củ kiệu.
Đặc biệt, mâm cỗ cúng ở miền Nam thường dùng bánh tét thay cho bánh chưng. Loại bánh này cũng được làm từ gạo, đỗ xanh và nhân thịt nhưng được gói dài và xắt thành từng miếng hình tròn vừa ăn. Có nhiều loại bánh tét cho dịp Tết như bánh tét chay, bánh tét mặn, bánh tét ngọt hay bánh tét chiên giòn.
Mặt khác, củ kiệu của miền Nam cũng được thay cho củ hành muối miền Bắc để ăn kèm với bánh tét. Ngoài ra, các gia đình có thể thêm món cháo cá ám ăn kèm với rau thơm và cây chuối non xắt mỏng để bàn tiệc trong đa dạng hơn và bớt cảm giác ngấy vì nhiều thịt (đạm) và cơm, bánh (tinh bột).
Một điểm đặc biệt khác là canh khổ qua thường xuất hiện trong các bữa ăn ngày Tết của người miền Nam. Trái với tên gọi, người dân Nam Bộ tin rằng, ăn món canh này vào đầu năm sẽ đem đến niềm vui, hạnh phúc và may mắn trong năm mới.
Bánh tét, canh khổ qua, củ kiệu... là những đặc trưng của mâm cỗ miền Nam
Lời kết
Với người Việt Nam, việc chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên, cúng giao thừa sao cho thật chỉnh chu chính là cách để con cháu bày tỏ lòng hiếu kính của mình đối với ông bà, tổ tiên và thần linh. Đây là những phong tục không thể thiếu của mỗi gia đình Việt trước thời khắc đón chào năm mới.
Tùy vào phong tục mỗi vùng miền, các món ăn trong mâm cúng tất niên sẽ được thay đổi sao cho phù hợp với truyền thống của từng nơi nhưng nhìn chung, mâm cỗ ngày Tết ở cả ba miền Việt Nam đều mang đến sự ấm áp, gắn kết keo sơn giữa mỗi thành viên trong gia đình.
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?