Đến 21/11, dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Hơn 735.000 tỉ đồng nằm chờ cho vay
Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ của Chứng khoán MBS ghi nhận, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục không thực hiện thêm giao dịch nào trên thị trường mở (OMO), đồng thời bơm trả lại hệ thống thanh khoản hơn 58.000 tỷ đồng trong tuần vừa qua. MBS ước tính, tuần đầu của tháng 12 sẽ ghi nhận khoảng 15.000 tỷ đồng tín phiếu đáo hạn. Như vậy, toàn bộ lượng tiền NHNN đã hút sẽ quay trở lại hệ thống.
Lãi suất huy động liên tục giảm nhưng điều này không khiến kênh gửi tiết kiệm ngân hàng "vắng khách" mà lượng tiền gửi đổ vào ngân hàng liên tục tăng. Bởi nền kinh tế thế giới nhiều bất ổn, thị trường bất động sản trong nước chưa khởi sắc, thị trường chứng khoán chưa thực sự sôi động trở lại… là những lý do khiến kênh gửi tiết kiệm được ưu ái nhất hiện nay.
Tăng trưởng tín dụng những tháng gần đây hoàn toàn trái ngược so với cách đây 1 năm, khi các ngân hàng liên tục giảm lãi suất trên thị trường. Mặt bằng lãi suất liên ngân hàng tiếp tục giảm và gần như đi ngang trong 2 tuần trở lại đây. Cụ thể, lãi suất qua đêm đã giảm xuống mức 0,1%.
Lãi suất tại các kỳ hạn dưới 1 tháng khác cũng hạ nhiệt và đang giao dịch trong khoảng 0,2 - 0,8%. Đối với lãi suất huy động tiền đồng trong khu vực dân cư, lãi suất cũng đã xuống mức thấp nhất trong lịch sử.
Lãi suất huy động bình quân 12 tháng của các ngân hàng quanh mức 5,1%, giảm 34% so với đầu năm. Mặc dù chênh lệch lãi suất USD và VND vẫn duy trì, đồng thời nhu cầu ngoại tệ tăng cao thường xảy ra trong giai đoạn cuối quý, thế nhưng MSB đưa ra dự báo tỷ giá sẽ dao động trong vùng 24.300 - 24.500 đồng/USD vào các tháng cuối năm. Nguyên nhân là một số yếu tố vĩ mô tích cực như thặng dư thương mại 11 tháng năm 2023 đạt mức ấn tượng 25,8 tỉ USD, lượng kiều hối dự kiến đạt 14 tỉ USD trong năm 2023, FDI thực hiện đạt 20,2 tỉ USD… sẽ góp phần giảm áp lực lên tỷ giá cuối năm. Áp lực tỷ giá giảm tạo điều kiện cho NHNN bơm lượng tiền đã hút ròng trước đó ra thị trường thông qua kênh thị trường mở.
Tính đến ngày 31/10, tín dụng toàn hệ thống chỉ tăng 7,39% so với đầu năm, cách xa mục tiêu 14% cho cả năm 2023. Ngoài ra, Chính phủ còn thúc đẩy đầu tư công và mở rộng tài khóa, từ đó bơm thêm tiền vào nền kinh tế.
Theo số liệu mới nhất của NHNN, tín dụng đến ngày 21/11 đã tăng 8,09%, dù đã có sự tăng trưởng nhưng vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu tăng 14% của cả năm. Dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Từ đầu tháng 11 đến nay, các ngân hàng thương mại không chỉ đồng loạt giảm lãi suất cho vay từ 1 - 2%/năm, mà còn đưa ra nhiều gói ưu đãi lãi suất dành cho doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh và cả cho cá nhân vay tiêu dùng để kích cầu tín dụng. "Trong 6 - 9 tháng vừa qua, Techcombank đã 4 - 5 lần hạ lãi suất cho vay. Tổng lãi suất cho vay Techcombank đã ưu đãi DN lên đến 2 - 3% tùy tình trạng của các DN" - Phó Tổng Giám đốc Techcombank Phùng Quang Hưng cho biết.
Còn Agribank cho hay, từ đầu năm 2023 đến nay, ngân hàng đã có 7 lần giảm lãi suất cho vay. Theo đó, sàn lãi suất cho vay ngắn hạn giảm 1,3 - 4%/năm, sàn lãi suất cho vay trung và dài hạn giảm từ 0,3 - 1,5%/năm, tùy từng lĩnh vực.
Mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng hiện đã giảm khoảng 1,5 - 2%/năm so với cuối năm ngoái nhưng tốc độ giảm này được nhận định là chưa tương xứng với mức giảm 3 - 4% của lãi suất huy động. Vì vậy, mặt bằng lãi suất được kỳ vọng sẽ tiếp tục giảm thêm trong thời gian tới để kích cầu tín dụng.
Dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735.000 tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Doanh nghiệp khó tiếp cận vốn tín dụng?
Tuy nhiên theo các DN, dù lãi suất giảm, việc tiếp cận vốn tín dụng còn nhiều khó khăn. Cụ thể, Phó Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Kim Hùng, hiện nay nhiều gói tín dụng ưu đãi với lãi suất thấp được các ngân hàng tung ra để hỗ trợ DN cho mùa kinh doanh cuối năm.
Doanh nghiệp cũng rất muốn vay vốn ngân hàng, tuy nhiên do không còn tài sản bảo đảm nên việc tiếp cận rất khó. "Tài sản bảo đảm nhưng có cơ chế kèm theo chứng minh, trong giai đoạn này cũng mong ngân hàng có cơ chế linh động hơn" - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Công ty CP H-Holding Phạm Khắc Học cho biết.
Giám đốc Công ty CP Sản xuất công nghiệp và Thương mại Vít Việt Văn Nguyên Vũ chia sẻ, do đặc thù của ngành cơ khí là đầu tư lâu dài, máy móc thiết bị mua phải trả liền, trong khi dòng xoay vốn lại quá chậm. Điều này dẫn đến nhiều thời điểm các DN cơ khí gặp khó khăn về dòng tiền, nhất là trong bối cảnh thị trường tiêu thụ chưa phục hồi mạnh như hiện nay.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, các doanh nghiệp nhỏ và vừa luôn gặp khó khăn và khát vốn. Nguyên nhân do các doanh nghiệp này không có tài sản thế chấp, không có lịch sử hoạt động để chứng minh có lãi, thị phần nhỏ, dễ bị tổn thương... Trong khi các ngân hàng luôn luôn đòi phải có tài sản thế chấp.
“Dù khách hàng có hàng tồn kho, có khoản phải thu, nhưng các ngân hàng chỉ sử dụng các khoản phải thu của những khách hàng lớn, khách hàng quen để làm tài sản đảm bảo, còn của các đối tượng khác thì ngân hàng không dám”, việc các ngân hàng cứ đòi hỏi tài sản thế chấp khi duyệt vay vốn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là rào cản rất lớn đối với sự phát triển, mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp này, TS. Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ.
TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng đề nghị Chính phủ cần tăng cường bảo lãnh tín dụng ở trung ương và các địa phương. "Chúng ta hiện có những quỹ bảo lãnh tín dụng địa phương nhưng hoạt động còn ít, bảo lãnh cho số lượng ít doanh nghiệp nhỏ", ông Hiếu cho biết và kiến nghị Ngân hàng nhà nước nên xây dựng tiêu chí xếp hạng tín dụng cho hệ thống doanh nghiệp và cá nhân, để tạo cơ sở cho các ngân hàng đánh giá cho vay.
Trên thực tế, khó trách việc các ngân hàng đòi hỏi doanh nghiệp phải có tài sản thế chấp mới cho vay, bởi ngân hàng chỉ là trung gian tài chính, đi vay để cho vay nên ưu tiên hàng đầu của họ là phải đảm bảo an toàn cho đồng vốn. Trong khi không phủ nhận một thực tế là không ít doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động rất thiếu bài bản, không có chiến lược kinh doanh rõ ràng, tài chính kém minh bạch nên rất khó tạo dựng được lòng tin với ngân hàng để được xem xét cho vay theo phương thức tín chấp.
Tại hội thảo khoa học về nâng cao chất lượng cơ sở dữ liệu thông tin tín dụng quốc gia mới đây, bà Phạm Thị Thanh Huyền, chuyên gia của IFC, cho biết hiện chỉ 30% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) tại Việt Nam có khả năng tiếp cận tín dụng. Khoảng 70% còn lại khó hoặc không có khả năng tiếp cận tín dụng.
Chuyên gia của IFC chỉ ra 6 lý do dẫn đến thực trạng trên.
Thứ nhất, Việt Nam đang thiếu hệ thống cơ sở hạ tầng tài chính tốt, bao gồm hệ thống về giao dịch bảo đảm, hệ thống chia sẻ thông tin tín dụng, các chế định về mất khả năng thanh toán và phá sản.
Thứ hai, các bên đi vay thiếu tài sản bảo đảm. Thông thường, các bên đi vay không có nhà cửa hay đất đai mà chỉ có các khoản phải thu hàng hóa luân chuyển trong kinh doanh hay các loại tài sản là động sản khác.
Thứ ba, thị trường còn thiếu các dịch vụ và sản phẩm tài chính ngân hàng phù hợp dành cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa.
Thứ tư, các định chế tài chính còn chưa đa dạng để có thể có cả các tổ chức tín dụng ngân hàng và các tổ chức tín dụng phi ngân hàng hoạt động trên thị trường.
Thứ năm, các bên đi vay thiếu tính minh bạch trong báo cáo tài chính; phương án kinh doanh còn chưa có tính thực thi; các doanh nghiệp khởi nghiệp còn chưa có thông tin về tín dụng và doanh thu còn thấp.
Thứ sáu, bên cho vay thiếu thông tin về doanh nghiệp.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa ban hành Quyết định xử phạt quỹ Dragon Capital gần 140 triệu đồng do không thực hiện báo cáo đối với một số giao dịch mua bán cổ phiếu HDB diễn ra trong giai đoạn từ tháng 10/2021 đến tháng 5/2022.
Phó thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú cho biết, trong khi thời điểm này của năm 2023, 2024 tín dụng âm 0,74% nhưng hiện nay tín dụng đã tăng gần 1%.
Giá vàng nhẫn chốt phiên ngày 14/3 ở mức 94,9-96,3 triệu đồng/lượng, tăng 1,3 triệu đồng mỗi lượng ở chiều mua và đắt thêm 1,4 triệu đồng mỗi lượng ở chiều bán ra so với mức chốt hôm qua.
Sau chuỗi ngày đi ngang, cổ phiếu SSH của CTCP Phát triển Sunshine Homes và cổ phiếu KSF của CTCP Tập đoàn Sunshine tăng trần 3 phiên liên tiếp. Điều này cũng kéo khối tài sản ông Đỗ Anh Tuấn vượt ngưỡng 37.000 tỷ đồng trở thành một trong những tỷ phú USD Việt Nam.
S&P 500 và Nasdaq Composite lần lượt sụt 4,3% và 4,9% từ đầu tuần đến nay. Dow Jones mất 4,7% trong thời gian này, hướng đến ghi nhận tuần tồi tệ nhất kể từ tháng 6/2022.
Trong tháng 3/2025, nhiều chương trình vay mua nhà với lãi suất hấp dẫn dành cho người dưới 35 tuổi đã được tung ra. Dưới đây là các biểu lãi suất các ngân hàng đang áp dụng.
CTCP Xây dựng DIC Holdings (mã chứng khoán DC4) vừa thông báo kế hoạch tiếp tục phân phối hơn 1,9 triệu cổ phiếu cho các lãnh đạo và nhân viên Công ty.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM vừa có thông báo về chuẩn bị dữ liệu kiểm thử dự án CNTT KRX. Cụ thể, thời gian kiểm thử từ ngày 17/03/2025 đến ngày 11/04/2025.
Tại buổi công bố báo cáo Điểm lại sáng 12/3, Ngân hàng Thế giới (World Bank) nâng dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam từ mức 6,6% hồi tháng 1 lên mức 6,8% vào năm 2025.
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa chính thức đưa 6,1 triệu chứng chỉ quỹ của Quỹ ETF TECHCOM CAPITAL VNX50 vào giao dịch với tổng giá trị chứng khoán niêm yết là 61 tỷ đồng.
Sáng nay 12/3, giá vàng trong nước bật tăng mạnh cả hai chiều mua vào bán ra, với vàng nhẫn trở thành tâm điểm của nhà đầu tư khi bật tăng lên gần 94 triệu đồng/lượng.
Danh sách tỷ phú Việt Nam hiện có 5 người, bao gồm: ông Phạm Nhật Vượng, ông Trần Đình Long, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang. Theo ghi nhận của Forbes vào chiều 10/3, tài sản ròng của ông Trần Bá Dương đã giảm xuống dưới mốc 1 tỷ USD - tiêu chí tối thiểu để có mặt trong danh sách tỷ phú USD.
Chỉ sau hơn 2 tháng, tài sản của tỷ phú giàu nhất Việt Nam đã tăng 2,5 tỷ USD. Đồng thời, Chủ tịch Vingroup cũng nhảy vọt gần 200 bậc trên bảng xếp hạng tỷ phú thế giới của Forbes.
Dù đóng cửa trong trạng thái “xanh vỏ đỏ lòng”, nhưng VN Index vẫn vượt ngưỡng 1.330 điểm với hơn 4,2 điểm tăng (tương đương 0,32%). Trong đó 3 cổ phiếu trụ là VIC, VCB và BCM đã góp hơn 6,3 điểm tăng cho VN Index.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?