CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL, HAG) vừa cập nhập kết quả hoạt động kinh doanh nửa đầu năm 2022 tới cổ đông, báo lãi sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 531 tỷ đồng, thực hiện được 47% kế hoạch.
Ảnh minh họa
Theo đó, doanh thu 6 tháng đầu năm 2022 đạt 1.867 tỷ đồng. Trong đó, chiếm phần lớn trong cơ cấu doanh thu là ngành cây ăn trái đem về gần 1.100 tỷ đồng, ngành chăn nuôi thu về 439 tỷ đồng và 334 tỷ đồng đến từ ngành phụ trợ.
Trong 6 tháng đầu năm, công ty đã xuất ra thị trường hơn 82.000 con heo thịt và gần 110.000 tấn cây ăn trái, trong đó chuối xuất khẩu đạt hơn 81.000 tấn, chuối còn lại dùng làm thức ăn gia súc.
Công ty cho biết giữa bối cảnh giá chuối xuất khẩu rơi vào chu kỳ thấp nhất trong năm chỉ còn bình quân 6,5 USD/thùng đến 8,5 USD/thùng trong hơn 2 tháng gần đây và giá bán heo bình quân chỉ ở mức giá lập kế hoạch (từ 53.000 đồng đến 55.000 đồng/kg)), nhưng HAGL vẫn duy trì được kết quả kinh doanh tích cực
Công ty báo lãi sau thuế 6 tháng đầu năm đạt 531 tỷ đồng. So với kế hoạch kinh doanh năm 2022 là 4.800 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng, HAGL thực hiện được lần lượt 39% chỉ tiêu doanh thu và 47% kế hoạch lợi nhuận.
Về kế hoạch trong 6 tháng cuối năm, HAGL nhận định giá bán chuối đi vào chu kỳ cao nhất trong năm khoảng từ tháng 9 trở đi, giá bán heo tiếp tục tăng cao như hiện nay đang tăng 20% so với mức giá lập kế hoạch và sản lượng heo xuất bán dự kiến tăng gấp đôi so với sản lượng đã tiêu thụ trong nửa đầu năm. Công ty dự kiến đạt kế hoạch cả năm, thậm chí có khi vượt đến 20-30% kế hoạch.
Tại đại hội cổ đông thường niên 2022, công ty đặt mục tiêu doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng, tăng lần lượt 130% và 775% so với thực hiện năm ngoái. Nếu hoàn thành kế hoạch này, đây sẽ là mức lợi nhuận cao nhất của HAGL kể từ năm 2015 tới nay. Năm nay, công ty tiếp tục không thực hiện chia cổ tức.
Năm ngoái, doanh nghiệp này ghi nhận 2.097 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm gần 34% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt 128 tỷ đồng, so với mức lỗ hơn 2.383 tỷ đồng năm 2020.
CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (mã chứng khoán HQC – sàn HoSE) sẽ gia hạn thời gian tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 tới chậm nhất không muộn hơn ngày 30/6.
Ngày 14/3, CTCP BCG Land (UPCOM: mã chứng khoán BCG) chính thức thông báo về việc tiếp nhận đơn từ nhiệm của một số lãnh đạo cấp cao trong công ty, bao gồm ông Lê Thanh Tùng, ông Nguyễn Khánh Duy, ông Phạm Đại Nghĩa và ông Nguyễn Thanh Hùng.
Ông Đặng Nam Anh – con trai ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc (KBC) vừa được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc KBC phụ trách phát triển dự án kể từ ngày 14/03/2025.
Công ty Cổ phần Dược phẩm Dược liệu Pharmedic (HNX: PMC) đã thông qua quyết định điều chỉnh phương án phân phối lợi nhuận năm 2024. Theo đó, tổng tỷ lệ cổ tức cả năm 2024 mà Pharmedic chia cho cổ đông có thể lên đến xấp xỉ 172%.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Masterise (Masterise Group) mới đây công bố thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp. Theo đó, ông Hồ Anh Minh (sinh năm 1995) làm Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật Masterise Group kể từ ngày 13/1/2025.
Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC, mã: BIC) vừa công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025, trong đó đề xuất kế hoạch kinh doanh, phương án phân phối lợi nhuận, tăng vốn điều lệ và bầu nhân sự cho nhiệm kỳ mới.
Ông Chaowalit Treejak, người nhận mức thù lao cao nhất tại Công ty CP Nhựa Bình Minh (HoSE: mã chứng khoán BMP) trong năm 2024 vừa chính thức đệ đơn từ nhiệm khỏi vị trí Tổng Giám đốc kiêm Thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) vì lý do sức khỏe.
Cục Thuế TP Hà Nội yêu cầu Đầu tư xây dựng NHS nộp ngay số tiền thuế truy thu, tiền phạt vi phạm hành chính và tiền chậm nộp số tiền hơn 13,16 tỷ đồng.
Từ đầu năm 2025, hàng loạt tập đoàn tên tuổi như Vinaseed, Vinacomin, Đức Giang, Gelex, Sunshine Homes, Vinamilk, Bamboo Capital đều có biến động dàn nhân sự cấp cao. Theo các thông tin được công bố những lãnh đạo gồm, Chủ tịch, CEO đều xin từ nhiệm,... liên quan đến quy định pháp luật hoặc định hướng tái cấu trúc doanh nghiệp, lý do sức khoẻ cá nhân....
CTCP Hoà Bình Takara (mã chứng khoán CTP: HNX) mới thông báo nghị quyết HĐQT về việc tham gia góp vốn thành lập CTCP Đầu tư và Phát triển Bất động sản Phú Khánh.
Gỗ Trường Thành thông qua quyết định chấm dứt hoạt động chi nhánh Bàu Bàng, tại thị trấn Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương và giải thể công ty con tại Bình Định.
Tổng CTCP Bảo hiểm Quân đội (MIC, mã chứng khoán MIG) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông với mục tiêu lợi nhuận trước thuế tăng trưởng 75%, tương đương đạt gần 540 tỷ đồng
Theo báo cáo thường niên 2024, Tổng công ty Viglacera (mã chứng khoán VGC) đặt mục tiêu thoái vốn Nhà nước trong năm 2025, dự kiến tỷ lệ cổ tức là 22% bằng tiền mặt....
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký chào bán 21,99 triệu cổ phiếu ra công chúng số 01/GCN-UBCK ngày 07/03/2025 cho Công ty cổ phần Chương Dương (HoSE: mã chứng khoán CDC).
Geleximco với hơn 30 năm phát triển, tập trung xây dựng mô hình phát triển đa ngành, tập trung vào 4 lĩnh vực chính: Sản xuất công nghiệp; tài chính ngân hàng; bất động sản và thương mại dịch vụ. Đáng chú ý, trong số các cổ đông tổ chức, Geleximco của ông Vũ Văn Tiền và "người có liên quan" sở hữu tổng cộng 180,4 triệu cổ phần, tương ứng với 17,43% vốn ABBank.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: mã chứng khoán CTG) vừa công bố tài liệu đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025. VietinBank dự kiến phát hành tối đa gần 2.4 tỷ cp (tỷ lệ 44.64%) để chia cổ tức cho cổ đông hiện hữu.
Năm 2024, Hòa Phát đã nộp vào ngân sách Nhà nước hơn 13.400 tỷ đồng, trở thành một trong những doanh nghiệp tư nhân có số nộp ngân sách cao nhất và cao hơn nhiều tỉnh thành.
CTCP Sợi Thế Kỷ (HpSE: mã chứng khoán STK) vừa công bố lãi ròng năm 2024 sau kiểm toán đạt 12.4 tỷ đồng, giảm 73% so với mức 45.6 tỷ đồng trước kiểm toán.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?