Theo báo cáo, HĐQT CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) dự trình cổ đông kế hoạch năm 2022 với doanh thu thuần 4.820 tỷ đồng, tăng 128,6% và lợi nhuận sau thuế 1.120 tỷ đồng, gấp 8,8 lần, cao nhất của HAGL kể từ năm 2015 tới nay. Năm nay, công ty sẽ tiếp tục không thực hiện chia cổ tức.

Công ty cho viết đang có lợi thế cạnh tranh với ngành chuối và heo như quỹ đất rộng lớn ở xa khu dân cư, khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, khoảng cách địa lý đến cảng biển và thị trường tiêu thụ gần hơn so với công ty cạnh tranh...

Cùng với đó, sản phẩm chuối và thịt heo là hai loại thực phẩm cơ bản và thiết yếu đối với cuộc sống, nhu cầu cao và thị trường tiêu thụ rộng lớn điển hình là Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... Do đó, HAGL dự kiến đầu tư trồng thêm 2.000 ha chuối, nâng tổng diện tích chuối lên thành 7.000 ha.

Mặt khác, chuối loại thải từ ngành trồng trọt (khoảng 200.000 tấn/năm) là nguồn nguyên liệu giàu dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi heo, giúp hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng thịt. Do đó, Hoàng Anh Gia Lai đưa ra kế hoạch, xây dựng thêm 9 cụm chuồng trại chăn nuôi heo nái và heo thịt, trong đó bao 2 cụm chuồng trại tại Lào và 2 cụm chuồng trại tại Campuchia, nâng tổng số cụm chuồng trại lên thành 16 cụm với công suất hơn 1 triệu con heo thịt mỗi năm (mỗi cụm chuồng nuôi 2.400 con heo nái và 60.000 con heo thịt).

Ngoài ra, ĐHĐCĐ tới đây cũng sẽ tiến hành bầu bổ sung thêm một thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2020 – 2025, nâng số lượng từ 5 lên 6 thành viên.

HAGL hé lộ phương án phát hành cổ phiếu trả nợ
HAGL hé lộ phương án phát hành cổ phiếu trả nợ.

Trước đó, Hoàng Anh Gia Lai từng chia sẻ nhiệm vụ lớn trong năm 2022 là tái cơ cấu tài chính nhằm hạ số dư nợ ngân hàng còn 5.000 tỷ đồng. Tại thời điểm cuối năm 2021, tổng nợ vay Hoàng Anh Gia Lai là 8.286 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu là 6.436 tỷ đồng; tổng nợ vay ngân hàng là 1.212 (gồm 517 tỷ đồng vay dài hạn và 694 tỷ đồng đến hạn phải trả trong vòng một năm). Còn lại phần nhỏ là từ tổ chức, cá nhân.

Kể từ cú bắt tay trị giá 1 tỷ USD (22 nghìn tỷ đồng) giữa Hoàng Anh Gia Lai và THACO ngày 8/8/2018, cho đến giờ ông Trần Bá Dương đã đầu tư 40 nghìn tỷ đồng vào công ty của bầu Đức, trong đó chủ yếu là đầu tư cho nông nghiệp. Sau khi tiếp quản gia sản nông nghiệp mà bầu Đức đã gây dựng trong gần một thập kỷ, ông Dương khẳng định không bán cho cổ đông ngoại mà sẽ phát triển bằng được công nghệ cao.

Tỷ phú Trần Bá Dương nói xây dựng sân bay, mua máy bay để chăm sóc cây trồng, kỳ vọng đạt xuất khẩu 1 tỷ USD chuối và Campuchia sẽ là địa danh sản xuất, xuất khẩu chuối lớn nhất nhì thế giới.

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ bất thường đầu năm nay, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Thaco đồng thời là Chủ tịch HAGL Agrico khẳng định sẽ không để cổ phiếu HNG (HAGL Agrico- mã chứng khoán HNG) bị huỷ niêm yết do thua lỗ liên tục.

Năm 2021 tỷ phú Trần Bá Dương (bìa phải) – Chủ tịch tập đoàn Ô tô Trường Hải (THACO) đã mua lại Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) của ông Đoàn Nguyên Đức (bìa trái).
Năm 2021 tỷ phú Trần Bá Dương (bìa phải) – Chủ tịch tập đoàn Ô tô Trường Hải (THACO) đã mua lại Công ty CP Nông nghiệp quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) của ông Đoàn Nguyên Đức (bìa trái).

Tuy nhiên, theo thông tin HAGL Agrico, HNG công bố BCTC hợp nhất quý 4/2021. Ghi nhận, doanh thu trong kỳ sụt giảm phân nửa xuống 307 tỷ đồng. Kinh doanh dưới giá vốn khiến HNG lỗ gộp hơn 467 tỷ đồng.

Khấu trừ các chi phí, tổng lỗ ròng trong quý 4/2021 ghi nhận gần 816 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái có lãi hơn 360 tỷ.

Luỹ kế cả năm, HNG ghi nhận doanh thu 1.199 tỷ đồng, giảm nửa so với mức 2.375 tỷ năm ngoái. Khấu trừ chi phí, Công ty lỗ ròng hơn 1.119 tỷ đồng. Theo đó, tính đến thời điểm 31/12/2021, HNG lỗ luỹ kế 3.426,5 tỷ đồng.

Được biết, năm 2021 là năm đầu tiên Thaco chính thức cầm lái tại HNG. Tính đến 28/2/2022, số cổ phần đang lưu hành của HNG là hơn 1,1 tỷ cổ phần. Trong đó, nhóm Thaco nắm 27,63% vốn, HAG đã bán và chỉ còn sở hữu 9,4% vốn.