Hòa Phát bắt tay vào sản xuất ray thép làm đường sắt tốc độ cao
Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Sáng 17/4/2025, CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: mã chứng khoán HPG) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên và công bố nhiều thông tin đáng chú ý.
Phát biểu tại đại hội, Chủ tịch Trần Đình Long tuyên bố Hòa Phát sẽ tham gia toàn diện vào các dự án đường sắt, từ đường sắt cao tốc, đường sắt Bắc – Nam, đến các tuyến đường sắt đô thị và dự án cấp tỉnh.
Ông Long cho biết, trong cuộc họp tháng 9/2024, Chính phủ đã đặt vấn đề và giao nhiệm vụ cho Hòa Phát sản xuất đường ray tàu hỏa. Tập đoàn đã nhận lời và sẵn sàng đảm nhận vai trò cung ứng thép ray – một phần trong chuỗi hạ tầng đường sắt, từ phần mềm thiết kế cho đến vật tư thi công. Dù không tham gia chế tạo toa tàu hay đầu máy, Hòa Phát cam kết cung cấp đầy đủ vật liệu nền móng phục vụ ngành đường sắt.
Đáng chú ý, Hòa Phát đã chính thức đầu tư xây dựng nhà máy thép ray tại Khu liên hợp Dung Quất 2, với tổng vốn đầu tư lên tới 14.000 tỷ đồng. Đây là dự án mới, nhưng theo ông Long, với truyền thống của Hòa Phát, tập đoàn sẽ sản xuất và thực hiện đúng cam kết cung cấp sắt thép cho các hạng mục chuyên biệt như đường ray và thép thi công hầm. Tháng 5 tới đây sẽ động thổ nhà máy ray và đến tháng 5/2027 sẽ ra sản phẩm đầu tiên.
Hiện nay, Bộ Xây dựng đang phối hợp với Chính phủ để chỉ định giao đơn hàng cụ thể cho các doanh nghiệp trong nước. “Vì vậy, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra của mảng thép đường sắt Hòa Phát”, Chủ tịch Trần Đình Long khẳng định.
Trong các doanh nghiệp niêm yết, Hòa Phát luôn dẫn đầu về số lượng cổ đông. Theo báo cáo thường niên mới công bố, Hòa Phát hiện có hơn 190.000 cổ đông.
Năm ngoái, nhà sản xuất thép lớn nhất Việt Nam ghi nhận hơn 170.000 cổ đông. Năm 2023, tập đoàn được mệnh danh là "vua thép" cũng có 179.000 cổ đông, trong đó hơn 500 cổ đông trực tiếp tham dự họp thường niên.
Nếu toàn bộ cổ đông cùng tham dự đại hội, sẽ cần tới gần 5 sân vận động Mỹ Đình mới đủ chỗ.
Quy mô cổ đông lớn và tính đại chúng cao là một trong những khía cạnh khiến Chủ tịch Trần Đình Long tự hào vào mỗi mùa đại hội của Hòa Phát.
Mở đầu phiên họp, ông Long tiết lộ phiên họp đại hội năm nay đã đón trên 1.000 cổ đông tham dự, đại diện cho hơn 4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành.
Hồi tháng 2/2025, trong chuyến công tác tại Quảng Ngãi, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm và làm việc tại Khu liên hợp gang thép Hòa Phát Dung Quất, thuộc CTCP Thép Hòa Phát Dung Quất - thành viên lớn nhất của Tập đoàn Hòa Phát.
Trong cuộc gặp gỡ, Thủ tướng đã đề nghị Hòa Phát nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm thép chất lượng cao, đặc biệt là ray thép phục vụ cho các tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam, các tuyến kết nối với Trung Quốc và hệ thống đường sắt đô thị.
Mới đây, đích thân Chủ tịch Trần Đình Long ký kết hợp đồng với Primetals Technologies cung cấp dây chuyền đúc và cán thép chất lượng cao với công suất 500.000 tấn/năm. Với dây chuyền hiện đại này, Hòa Phát sẽ đẩy mạnh sản xuất các dòng thép chất lượng cao, đặc biệt là thép chế tạo, nhằm từng bước thay thế nguồn thép cao cấp nhập khẩu.
Nói về vấn đề tỷ giá, Tổng giám đốc Hòa Phát Nguyễn Việt Thắng nhận định USD đang có những diễn biến khó lường. Trong trường hợp xảy ra các bất lợi liên quan đến thuế quan, cán cân thương mại có thể chịu tác động, từ đó gây áp lực lên tỷ giá.
Trước biến động này, Hòa Phát lựa chọn cách điều hành linh hoạt, theo dõi sát diễn biến để kịp thời có biện pháp phòng ngừa rủi ro.
“Hiện nay, Hòa Phát xuất khẩu khoảng 20% sản lượng. Nếu tỷ giá tăng, điều đó có thể đẩy giá thành lên. Việc có thể đưa phần tăng giá này vào giá bán hay không còn tùy thuộc vào sức chịu đựng của nền kinh tế và cách điều hành của Chính phủ”, ông Thắng cho biết.
Về dài hạn, Hòa Phát vẫn ưu tiên thị trường nội địa và đặt nguyên tắc giữ tỷ trọng xuất khẩu dưới 20%. Tuy nhiên, trong những giai đoạn thị trường trong nước gặp khó, doanh nghiệp sẵn sàng điều chỉnh linh hoạt.
“Năm ngoái, tỷ trọng xuất khẩu của chúng tôi từng lên tới 31%, cao nhất từ trước đến nay. Đó là giải pháp tức thời để xử lý vấn đề tiêu thụ”, ông Thắng nói.
Tổng giám đốc Hòa Phát nhấn mạnh khi chia nhỏ hoạt động xuất khẩu sang nhiều thị trường khác nhau, doanh nghiệp sẽ hạn chế được rủi ro thuế quan từ các thị trường đơn lẻ.
Tại đại hội tập đoàn của tỷ phú Trần Đình Long sẽ trình cổ đông thông qua kế hoạch doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với thực hiện năm 2024. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế là 15.000 tỷ đồng, tăng 25%.
Nếu hoàn thành, đây sẽ là mức doanh thu cao nhất từ trước tới nay mà Hòa Phát đạt được.
Đáng chú ý, cách đây ít ngày, tập đoàn đã thay đổi phương án chi trả cổ tức năm 2024 và tỷ lệ dự kiến năm 2025.
Ban đầu, HĐQT "vua thép" dự kiến trình cổ đông thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 20%, gồm 5% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu. Nguồn chi trả cổ tức từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối.
Với gần 6,4 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, Hòa Phát dự kiến chi gần 3.200 tỷ đồng để trả cổ tức bằng tiền mặt và phát hành thêm gần 960 triệu cổ phiếu mới. Thời gian thực hiện trong vòng 6 tháng kể từ ngày được ĐHĐCĐ thông qua.
Tuy nhiên, tại phương án thay đổi mới nhất, Hòa Phát điều chỉnh sang chi trả cổ tức năm 2024 toàn bộ bằng cổ phiếu với tỷ lệ 20%. Nếu được thông qua, doanh nghiệp dự kiến phát hành thêm gần 1,3 tỷ cổ phiếu.
Doanh nghiệp đưa ra lý do điều chỉnh là từ diễn biến của chính sách thuế nhập khẩu đối ứng của chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump và trên cơ sở thận trọng nhằm đảm bảo nguồn vốn tiền mặt.
Với tỷ lệ chia cổ tức 2025, Hòa Phát giữ nguyên tỷ lệ dự kiến là 20%.
Tại ngày 31/12/2024, tổng tài sản của Hòa Phát đạt 224.490 tỷ đồng, tăng 20% so với đầu năm. Trong đó, tài sản ngắn hạn tăng 5% lên 86.674 tỷ đồng do khôi phục dần sản lượng sản xuất; tài sản dài hạn tăng 31% lên 137.815 tỷ đồng do tiếp tục đầu tư các dự án trọng điểm.
Tập đoàn Hoà Phát đã bắt tay với đối tác để thực hiện cam kết với Thủ tướng về sản xuất ray thép đường sắt tốc độ cao.
Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Sun Life Việt Nam vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024, ghi nhận doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh bảo hiểm đạt 3.294 tỷ đồng, giảm 19,78% so với năm trước. Trong bối cảnh doanh thu sụt giảm mạnh, công ty tiếp tục lỗ 873 tỷ đồng, nâng lỗ lũy kế lên 6.364 tỷ đồng.
CTCP Chứng khoán MB (HNX: MBS) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Theo giải trình, Công ty cho biết lợi nhuận tăng đến từ mức tăng doanh thu của mảng cho vay, ứng trước và thu nhập từ các khoản đầu tư nắm giữ tới ngày đáo hạn. Mặt khác, tổng chi phí giảm so với cùng kỳ.
Ngày 15/4, Hermès đã vượt qua LVMH để trở thành công ty xa xỉ có giá trị vốn hóa lớn nhất châu Âu, sau khi nhà đầu tư “quay lưng” với LVMH do kết quả kinh doanh quý I/2025 gây thất vọng.
Lợi nhuận trước thuế (LNTT) quý I/2025 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (TCBS) ghi nhận 1.310 tỷ đồng, tăng trưởng 40% so với quý 4/2024 và 13% so với cùng kỳ năm ngoái.
Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (HNX: mã chứng khoán SHS) vừa thông báo về ngày đăng ký cuối cùng để nhận 20% cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu là ngày 25/4.
Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM) vừa bổ sung tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 dự kiến diễn ra vào ngày 25/4 tới đây, trong đó có danh sách 2 ứng viên cho vị trí thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) nhiệm kỳ 2022 - 2026.
GELEX vừa thông báo, ngày 28/04/2025 là ngày chốt danh sách cổ đông được nhận cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt, tỉ lệ 5%.
Công ty Cổ phần Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land, mã chứng khoán SCR : HoSE) thông báo 3 thành viên Hội đồng quản trị nộp đơn xin từ nhiệm.
CTCP Sữa Quốc tế Lof (UPCoM: mã chứng khoán IDP) vừa công bố kết quả giao dịch cổ phiếu của những người nội bộ.
Theo đó, bà Đặng Sĩ Thùy Tâm sẽ đảm nhận chức danh Tổng Giám đốc, Người đại diện pháp luật tại TPS kể từ ngày 10/4/2025 thay thế bà Trà.
Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai (HAGL - Mã chứng khoán HAG) mới công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý I, với kết quả kinh doanh tiếp tục khả quan và cải thiện mạnh bảng cân đối kế toán.
Theo tài liệu ĐHCĐ thường niên 2025 (dự kiến diễn ra ngày 24/4) vừa được công bố, BVBank (UPCoM: mã chứng khoán BVB) đặt kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh và niêm yết trong năm 2025.
Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên, ban lãnh đạo CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land (HoSE: mã chứng khoán KHG) đề xuất mục tiêu năm 2025 đạt doanh thu thuần 357 tỷ đồng và lãi sau thuế 65 tỷ đồng, lần lượt tăng 15% và 19% so với thực hiện 2024.
Công ty cổ phần DNP Holding vừa bị xử phạt 320 triệu đồng do có hành vi đang hoạt động sản xuất nhưng không có giấy phép môi trường theo quy định.
Đối với nhiều doanh nghiệp đã chuyển sản xuất khỏi Trung Quốc sang các nước khác, làn sóng thuế quan mới của chính quyền Trump đã làm lung lay toàn bộ chiến lược, đồng thời đẩy họ vào trạng thái tê liệt và lo lắng.
HĐQT Tổng CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres - mã chứng khoán SGR) đã thông qua miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch Hội đồng quản trị đối với ông Huỳnh Thanh Hải (cựu CEO CTCP Cơ Điện Lạnh - REE).
CTCP Tập đoàn đầu tư Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) báo cáo chỉ bán được hơn 2,5 triệu cp NVL trong số 5 triệu cp đăng ký, giao dịch được thực hiện ngày 4/4.
CTCP Đầu tư Nam Long (HoSE: NLG) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lãi 700 tỷ đồng năm 2025, Nam Long (NLG) quyết bàn giao loạt dự án trọng điểm.
Nhóm quỹ ngoại Dragon Capital vừa mua vào thành công hơn 1,5 triệu cổ phiếu KDH, qua đó nâng tỷ lệ sở hữu vốn tại Nhà Khang Điền lên 9,109%.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?