Hoa cúc được trồng nhiều ở nước ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Hoa sau khi thu hái được phơi hay sấy khô.
Hoa cúc được trồng nhiều ở nước ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Hoa sau khi thu hái được phơi hay sấy khô.

Hoa Cúc là gì?

Hoa cúc, có tên khoa học là Chrysanthemums, cùng họ Cúc (hay gọi là họ Hướng dương, họ Cúc Tây với tên họ khoa học là Asteraceae). Hoa cúc thường nở vào mùa thu và rộ nhất là tháng 11.

Hoa cúc thuộc dạng cụm hoa đầu trạng, nghĩa là trục chính của cụm hoa phát triển rộng ra thành hình đĩa phẳng (hoặc hơi lồi), các cánh hoa xếp khít nhau cùng với phía ngoài là các lá bắc xếp thành vòng. Hoa có nhiều màu sắc và đường kính khác nhau, trung bình từ 1,5 - 12 cm, chúng có thể lưỡng tính hoặc đơn tính. Quả là loại quả bế, được tạo ra từ một lá noãn và không nứt nẻ ra khi chín.

Cây cúc hoa trắng (Chrysanthemum sinense) là một cây sống hai năm hay sống dai, thân mọc thẳng đứng, có thể cao 0,5 – 1,4m, toàn thân có lông trắng mềm. Lá mọc so le, cuống dài 1 – 2,5cm, có lông trắng, phiến lá hình trứng hay hơi thuôn hai đầu tù. Cụm hoa hình đầu, màu trắng hay hơi tía ở phía ngoài, vàng ở giữa, mọc ở đầu cành hay kẽ lá.

Cây cúc hoa vàng (Chrysanthemum indicum) là một cây mọc thẳng đứng, cao chừng 90cm. Phiến lá hình 3 cạnh tròn, thùy xẻ sâu. Cụm hoa hình cầu, đường kính nhỏ hơn loài có hoa trắng, thường chỉ độ 1 – 1,5cm. Hoa trong và ngoài đều màu vàng.

Ngoài ra, chúng cũng có nhiều loại khác như dã cúc, kim cúc, cúc riềng vàng… Hoa cúc được trồng nhiều ở nước ta để lấy hoa làm thuốc hay ướp chè, nấu rượu. Hoa sau khi thu hái được phơi hay sấy khô.

Hoa cúc có nhiều công dụng tốt cho sức khoẻ.
Hoa cúc, có tên khoa học là Chrysanthemums, cùng họ Cúc (hay gọi là họ Hướng dương, họ Cúc Tây với tên họ khoa học là Asteraceae). Hoa cúc thường nở vào mùa thu và rộ nhất là tháng 11.

Hoa cúc còn là một nguồn cung cấp dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất tốt. Theo Health Benefits Times, tiêu thụ 51 gram hoa cúc sẽ cung cấp 0,481 mg mangan, 17 mg sắt, 0,07 mg đồng, 0,09 mg vitamin B6, 48 mg vitamin A, 289 mg kali và 60 mg canxi.

Bên cạnh đó, loài hoa này có chứa nhiều thành phần hoạt tính có lợi như tinh dầu, tannin, chất nhầy, flavonoid, chất đắng, axit hữu cơ, chất nhựa và inulin,… Những thành phần hoạt tính này được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của cây và có nhiều công dụng đối với sức khoẻ.

Hoa Cúc là gì? Công dụng của Hoa Cúc đối với sức khoẻ

Công dụng của hoa cúc đối với sức khoẻ

Làm thuốc trị đau đầu, viêm mũi: Từ lâu, hoa cúc đã được sử dụng để làm thuốc. Một chuyên gia về thảo mộc thế kỷ XVI đã khuyên dùng loại hoa này để điều trị viêm mũi và chứng đau nửa đầu.

Làm nước tonic trị bệnh: Loài hoa này còn có thể dùng làm nước tonic, có tác dụng lọc máu, chữa sốt, ho và viêm màng phổi, viêm đường sinh sản và chứng sưng tức ngực. Đồng thời, chúng còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, gan, túi mật và thận.

Trị các bệnh về hô hấp: Do có tác dụng chống viêm, bông cúc được dùng như phương thuốc thảo dược trị bệnh cảm cúm thông thường, viêm phế quản và viêm đường hô hấp trên,…

Trị các bệnh về tiêu hóa: Vào thời xưa, vua Henry VIII của nước Anh đã ăn rất nhiều loại dược liệu này để trị bệnh loét dạ dày. Loại hoa này còn có tác dụng kích thích hệ tiêu hóa, giúp giảm cơn thèm ăn và điều trị các bệnh về đường tiêu hóa như chứng viêm dạ dày, tiêu chảy, rối loạn chức năng gan, túi mật, táo bón nhẹ.

Cải thiện một số bệnh phụ khoa: Hoa cúc có thể điều trị các triệu chứng khi hành kinh, đặc biệt là tình trạng chảy máu nhiều khi hành kinh. Ngoài ra, loài hoa này cũng thường được dùng để điều trị viêm bàng quang và các chứng viêm đường niệu.

Thuốc trị bệnh gout: Người ta còn dùng bông cúc như một liều thuốc tự nhiên để trị viêm da do dị ứng, bệnh gout (bệnh gút) và các bệnh thấp khớp mãn tính.

Giảm viêm, trị mụn: Hoa cúc có tác dụng giúp các vết thương nhỏ lành nhanh chóng và làm giảm các cơn đau nhức, vết sưng tấy hay bầm tím.

Rượu chiết xuất từ bông cúc có tác dụng trị mụn trứng cá, làm sạch miệng hay dùng như một loại nước súc miệng thảo dược trị chứng đau họng và viêm miệng. Bạn cũng có thể nhai lá hoa cúc tươi để giảm triệu chứng loét miệng.

chiết xuất từ hoa cúc khi được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm (kem dưỡng mắt, kem dưỡng da, xà phòng,…) có tác dụng trong việc giữ ẩm, giảm ngứa, cải thiện cấu trúc và đàn hồi cho da.
Chiết xuất từ hoa cúc khi được sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm (kem dưỡng mắt, kem dưỡng da, xà phòng,…) có tác dụng trong việc giữ ẩm, giảm ngứa, cải thiện cấu trúc và đàn hồi cho da.

Hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh ung thư: Nhờ chất apigenin mà hoa cúc có tác dụng giảm viêm và góp phần làm giảm nguy cơ mắc bệnh một số bệnh ung thư, nhất là tế bào ung thư vú, da, đường tiêu hóa, tuyến tiền liệt và tử cung. Ngoài ra, theo kết quả của một nghiên cứu trên 537 người, người ta quan sát đã thấy rằng: nhóm người uống trà hoa cúc với tần suất 2 - 6 lần/ tuần giảm đi nguy cơ phát triển ung thư tuyến giáp đáng kể so với những người không uống.

Cải thiện sức khoẻ tim mạch: Trà hoa cúc chứa nhiều hợp chất flavone - đây là chất chống oxy hóa có khả năng làm giảm huyết áp và hàm lượng cholesterol có trong máu, góp phần cải thiện sức khỏe tim mạch.

Cải thiện bệnh lý về mắt: Việc thiếu vitamin A có thể gây ra bệnh đục thủy tinh thể cũng như một số bệnh khác liên quan đến mắt.

Trà hoa cúc là nguồn thực phẩm chứa nhiều vitamin A, nên khi bạn uống trà mỗi ngày sẽ làm cho giác mạc được hoạt động tốt hơn, giúp mắt không bị khô và ngứa cũng như cải thiện sức khỏe cho đôi mắt một cách đáng kể.

cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất là dùng hai muỗng hoa cúc khô cho vào một tách nước nóng, ngâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra.
Cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất là dùng hai muỗng hoa cúc khô cho vào một tách nước nóng, ngâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra.

Cách dùng hoa cúc

Hoa cúc được sử dụng để làm trà hoa cúc, thức uống thanh tao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Có nhiều cách làm trà hoa cúc với những nguyên liệu khác nhau như mật ong, cam thảo, atiso,…

Một trong số đó, cách pha trà hoa cúc đơn giản nhất là dùng hai muỗng hoa cúc khô cho vào một tách nước nóng, ngâm khoảng 10 phút, sau đó vớt ra. Nên uống 3 tách nhỏ mỗi ngày để nhận được tối đa tác dụng của trà hoa cúc đối với sức khỏe.

Ngoài ra, bạn có thể ăn lá cúc tươi để kích thích sự hấp thụ chất dinh dưỡng nhờ vào vị đắng của nó. Lá, hoa, nụ và cánh hoa đều có vị khá ngon và có thể dùng để ăn kèm với nhiều món khác.

Lá của chúng có thể dùng làm món xà lách trộn và ăn kèm với các loại thực phẩm khác như lá bồ công anh và lá cây me đất.

Ngoài ra, có thể chế biến hoa cúc với rau củ và thịt. Ở nhiều nơi, cụm hoa được dùng làm giấm hoặc chế biến nước sốt. Không những vậy, nhiều đầu bếp còn dùng hoa cúc để trang trí các món ăn như bánh mì hoa cúc,…

Hoa cúc cũng giống như các loại hoa khác đều có khả năng gây dị ứng khi ngửi phải một số bộ phận nhạy cảm của hoa như phấn và thậm chí đối với một số người khi uống trà loại hoa này cũng có thể bị dị ứng (như phát ban, nổi mẩn đỏ,…) bởi các thành phần hóa học có trong trà hoa cúc. Tuy nhiên, số lượng người bị dị ứng khi uống trà hoa cúc thường không nhiều.