Hiệu ứng Fisher quốc tế
International Fisher Effect - IFE

Hình minh họa. Nguồn:lh3.googleusercontent.com
Hiệu ứng Fisher quốc tế (International Fisher Effect - IFE)
Khái niệm
Hiệu ứng Fisher quốc tế trong tiếng Anh là International Fisher Effect, viết tắt l IFE.
Hiệu ứng Fisher quốc tế (IFE) là lí thuyết kinh tế trong đó sự thay đổi tỉ giá hối đoái dự kiến của hai loại tiền tệ sẽ tương đương với mức chênh lệch lãi suất danh nghĩa giữa hai quốc gia đó.
Nội dung
IFE dựa trên phân tích lãi suất liên quan đến các khoản đầu tư phi rủi ro hiện tại và tương lai (ví dụ: trái phiếu kho bạc) và được sử dụng để dự đoán biến động của tiền tệ.
Điều này trái ngược với các phương pháp khác chỉ sử dụng tỉ lệ lạm phát để dự đoán thay đổi tỉ giá hối đoái. Thay vào đó, lí thuyết này hoạt động như một quan điểm kết hợp ảnh hưởng của lạm phát và lãi suất đến sự tăng giá hoặc giảm giá của tiền tệ.
Lí thuyết này xuất phát từ khái niệm rằng lãi suất thực tế không phụ thuộc vào các biến số liên quan đến tiền tệ (ví dụ: thay đổi chính sách tiền tệ của một quốc gia) và cung cấp một chỉ báo tốt hơn về sức khỏe của một loại tiền tệ cụ thể trong thị trường toàn cầu.
IFE đưa ra giả định rằng các quốc gia có lãi suất thấp hơn có thể sẽ có mức lạm phát thấp hơn. Điều này có thể dẫn đến sự gia tăng giá trị thực của đồng tiền liên kết khi so sánh với các quốc gia khác. Ngược lại, các quốc gia có lãi suất cao hơn sẽ bị mất giá đồng tiền của họ.
Công thức tính

Công thức tính IFE
Trong đó:
E = phần trăm thay đổi của tỉ giá hối đoái;
i1, i2 lần lượt là lãi suất của quốc gia A, B
Ví dụ:
Nếu lãi suất của quốc gia A là 10% và lãi suất của quốc gia B là 5%, tiền tệ của quốc gia B sẽ tăng khoảng 5% so với tiền của quốc gia A.
Cơ sở của IFE là một quốc gia có lãi suất cao hơn cũng sẽ có xu hướng lạm phát cao hơn. Việc lạm phát gia tăng sẽ khiến đồng tiền của quốc gia có lãi suất cao hơn mất giá so với quốc gia có lãi suất thấp hơn.
Ứng dụng của hiệu ứng Fisher quốc tế
Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến sự biến động của tỉ giá hối đoái.
Trong quá khứ, trong thời điểm lãi suất được điều chỉnh với mức độ đáng kể thì IFE có giá trị hơn.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, lạm phát dự kiến và lãi suất danh nghĩa trên toàn thế giới nhìn chung là thấp và qui mô thay đổi lãi suất tương đối nhỏ. Các chỉ báo trực tiếp về tỉ lệ lạm phát, như chỉ số giá tiêu dùng (CPI), thường được sử dụng để ước tính những thay đổi dự kiến về tỉ giá hối đoái.
(Nguồn tham khảo: Investopedia)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?