Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Cobb-Douglas Production Function

(Hình minh họa: Study.com)
Hàm sản xuất Cobb-Douglas
Khái niệm
Hàm sản xuất Cobb-Douglas trong tiếng Anh là Cobb-Douglas Production Function.
Hàm sản xuất Cobb-Douglas được đưa ra bởi Charles W. Cobb và Paul H. Douglas, là một hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, trong đó hàm ý rằng, các yếu tố sản xuất có thể được thay thế bởi một yếu tố khác đến một mức độ nhất định.
Với sự gia tăng tỉ lệ trong các yếu tố đầu vào, đầu ra cũng tăng theo tỉ lệ tương tự. Vì vậy, lợi tức sẽ không đổi theo qui mô. Trong hàm sản xuất Cobb-Douglas, chỉ có hai yếu tố đầu vào là lao động (L) và vốn (K) được xem xét, và độ co giãn của các yếu tố thay thế bằng 1. Người ta cũng giả định rằng, nếu có bất kì yếu tố đầu vào nào bằng 0 thì đầu ra cũng bằng 0.
Tương tự, trong hàm sản xuất đồng nhất tuyến tính, đường mở rộng được tạo bởi hàm Cobb-Douglas cũng là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ.
Biểu diễn hàm sản xuất Cobb-Douglas
Hàm Cobb-Douglas có thể được biểu thị như sau:
Q = ALα Kβ
Trong đó,
- Q là sản lượng
- A, α, β là các hằng số dương
- L là lao động
- K là vốn được sử dụng.
α và β cho thấy hệ số co giãn của đầu ra tương ứng cho L và K, chúng cố định và do công nghệ quyết định. Đây là một hàm thuần nhất có bậc thuần nhất bằng α + β, vì khi nhân L và K với hệ số k không đổi nào đó, sản lượng sẽ tăng với tỷ lệ k(α + β).
Nếu: α + β = 1, thì hàm sản xuất có lợi tức không đổi theo qui mô, nghĩa là dù lao động và vốn có tăng thêm 20% mỗi thứ, thì sản lượng cũng chỉ tăng thêm đúng 20%.
Nếu: α + β < 1, thì hàm sản xuất có lợi tức giảm dần theo qui mô.
Còn nếu: α + β > 1 thì hàm sản xuất có lợi tức tăng dần theo qui mô.
Trong trường hợp thị trường (hay nền kinh tế) ở trạng thái cạnh tranh hoàn hảo, α và β có thể xem là tỉ lệ đóng góp của lao động và vốn vào sản lượng.
Dạng đại số này của hàm Cobb-Douglas có thể được thay đổi ở dạng tuyến tính log, với sự trợ giúp của phân tích hồi qui:
Log Q = log A + α log L + β log K
(Theo Businessjargons)
Cùng chuyên mục
Cùng chuyên mục
Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất việt nam
ACV là gì và có vai trò như thế nào trong ngành hàng không Việt Nam?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?