CTCP Đầu tư Hải Phát (Hải Phát Invest - Mã chứng khoán HPX) vừa thông qua kế hoạch chào bán 152,08 triệu cổ phiếu HPX cho cổ đông hiện hữu với giá cao gần gấp rưỡi thị giá trên sàn để trả nợ trái phiếu và khỏn nợ ngân hàng.
Cụ thể, Hải Phát Invest lên kế hoạch chào bán 152,08 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 1.000:500, tương ứng cổ đông sở hữu 1.000 cổ phiếu được quyền mua thêm 500 cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn gần 48% so với thị giá đóng cửa phiên ngày 5/6 của cổ phiếu HPX là 6.760 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu chào bán cho cổ đông hiện hữu được thực hiện chuyển nhượng tự do. Người sở hữu quyền mua cũng có thể chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu cho người khác (một hoặc nhiều người) theo thỏa thuận. Quyền mua chỉ được chuyển nhượng 1 lần trong thời gian quy định. Người nhận chuyển nhượng quyền mua cổ phiếu không được chuyển nhượng cho người thứ ba.
Phương án sử dụng vốn từ chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu của HPX
Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 khi được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận.
Hiện tại trên thị trường đang lưu hành 304,17 triệu cổ phiếu HPX. Như vậy dự kiến công ty sẽ phát hành 152,08 triệu cổ phiếu để chào bán cho cổ đông. Tương đương thu về số tiền khoảng 1.520,8 tỷ đồng.
Số tiền 1.520 tỷ đồng dự kiến huy động được từ đợt chào bán, Hải Phát Invest dự kiến dùng 1.410,5 tỷ đồng để thanh toán gốc và lãi các khoản nợ trái phiếu (mã trái phiếu HPX122018, HPXH2123008, HPXH2124009 và trái phiếu HPXH2125007); còn lại 110,3 tỷ đồng sẽ được dùng để thanh toán gốc và lãi của khoản nợ vay tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt - chi nhánh Hà Nội.
Về thứ tự ưu tiên sử dụng vốn, Hải Phát Invest cho biết, trong trường hợp công ty không chào bán hết cổ phiếu dẫn đến số tiền thu được từ đợt chào bán không đủ để sử dụng cho phương án trên, công ty sẽ ưu tiên thanh toán gốc và lãi của các khoản nợ trái phiếu đến hạn trước. Nếu còn dư sẽ thanh toán gốc và lãi của khoản vay của công ty tại Ngân hàng Bảo Việt.
Đồng thời, Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty sẽ bổ sung nguồn vốn thiếu hụt từ nguồn vốn tự có hoặc huy động từ các nguồn khác bên ngoài (vay; phát hành trái phiếu; vay tổ chức, cá nhân khác...).
Trong trường hợp thời gian triển khai đợt chào bán cổ phiếu thực tế kéo dài hơn dự kiến dẫn đến công ty phải huy động các nguồn vốn khác từ bên ngoài để thanh toán trước cho các nghĩa vụ đến hạn của trái phiếu và nợ vay ngân hàng theo kế hoạch, HĐQT công ty sẽ sử dụng số tiền thực tế thu được từ đợt chào bán cổ phiếu để thanh toán bù đắp cho các nguồn vốn khác từ bên ngoài mà công ty đã huy động để thanh toán các nghĩa vụ nợ đến hạn do không kịp hoàn thành đợt chào bán theo tiến độ sử dụng vốn thực tế.
Về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2024, Đầu tư Hải Phát ghi nhận doanh thu đạt 323,76 tỷ đồng, tăng 116,9% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận 15,77 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 26,19 tỷ đồng, tức tăng thêm 41,96 tỷ đồng. Trong đó, biên lợi nhuận gộp cải thiện từ 11%, lên 21,2%.
Trong kỳ, lợi nhuận gộp tăng 320% so với cùng kỳ, tương ứng tăng thêm 52,41 tỷ đồng, lên 68,79 tỷ đồng; doanh thu tài chính tăng 247,2%, tương ứng tăng thêm 1,78 tỷ đồng, lên 2,5 tỷ đồng; chi phí tài chính tăng 15,3%, tương ứng tăng thêm 4,23 tỷ đồng, lên 31,9 tỷ đồng; chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 20,1%, tương ứng tăng thêm 3,39 tỷ đồng, lên 20,26 tỷ đồng và các hoạt động khác biến động không đáng kể.
Như vậy, mặc dù trong quý đầu năm 2024 chi phí tài chính, bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng nhưng Đầu tư Hải Phát vẫn chuyển từ lỗ sang lãi, nguyên nhân chủ yếu do lợi nhuận doanh thu tăng, đồng thời cải thiện biên lợi nhuận gộp.
Trong năm 2024, Đầu tư Hải Phát đặt kế hoạch doanh thu 2.800 tỷ đồng, tăng 66,7% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế 105 tỷ đồng, giảm 22,2% so với thực hiện trong năm 2023 và cổ tức dự kiến với tỷ lệ 5%.
Như vậy, kết thúc quý đầu năm với lợi nhuận sau thuế đạt 15,77 tỷ đồng, Đầu tư Hải Phát đã hoàn thành 15% so với kế hoạch lãi 105 tỷ đồng trong năm 2024
Về cơ cấu nguồn vốn, Hải Phát Invest đang có nợ phải trả chiếm 5.108 tỷ đồng. Trong đó khoản vay và thuê tài cính ngắn hạn hiện chiếm 1.751 tỷ đồng trong khi vay và nợ thuê tài chính dài hạn chiếm 639 tỷ đồng.
Nợ phải trả hiện đang chiếm 58,6% tổng nguồn vốn của Hải Phát Invest. Trong khi vốn chủ sở hữu chỉ chiếm hơn 40%, tương đương 3.603 tỷ đồng. Lãi sau thuế chưa phân phối hiện cũng chỉ còn 295 tỷ đồng.
Bộ Nội vụ đang dự thảo nghị định quy định chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng của người đại diện chủ sở hữu trực tiếp, người đại diện phần vốn nhà nước và kiểm soát viên trong doanh nghiệp nhà nước.
Diễn biến mới nhất, Meta đã giành chiến thắng trong một vụ kiện bản quyền quan trọng liên quan đến mô hình trí tuệ nhân tạo Llama của công ty, đối đầu với 13 tác giả nổi tiếng.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành văn bản chấp thuận cho Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam - Eximbank thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính từ TP HCM ra Hà Nội.
Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank - Mã chứng khoán VAB) vừa có thông báo về việc Ngân hàng Nhà nước đã chấp thuận VietABank tăng vốn điều lệ đợt 1 thông qua hình thức phát hành từ nguồn vốn chủ sở hữu tối đa thêm hơn 2.764 tỷ đồng.
“Địa cầu Quê tôi” là tâm huyết cuộc đời và di sản tinh thần của kiến trúc sư Lê Viết Hải, Chủ tịch Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình muốn để lại cho nhân loại. Sáng kiến này hướng tới xây dựng một thế giới hòa bình thông qua giáo dục công dân địa cầu.
CTCP Đầu tư Thế Giới Di Động (mã chứng khoán MWG : HoSE) vừa thông báo ngày 25/7 tới đây sẽ chốt danh sách cổ đông thực hiện trả cổ tức tiền mặt năm 2024.
Cổ phiếu của Nvidia (NVDA.O) đã lập đỉnh mới trong phiên giao dịch thứ Tư, giúp nhà sản xuất chip này giành lại ngôi vị công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới. Chuyên gia phân tích nhận định rằng Nvidia sắp bước vào "thời kỳ hoàng kim" của trí tuệ nhân tạo.
Nhân dịp dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới và làm việc tại Trung Quốc, ngày 25/6, tại thành phố Thiên Tân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp bà Anne Tse, Tổng giám đốc điều hành khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Tập đoàn PepsiCo.
Theo đó, ông Phạm Ngọc Thuận gắn bó với Becamex IDC 7 năm rời ghế Tổng giám đốc . Người kế nhiệm là ông Nguyễn Hoàn Vũ – từng giữ vai trò phó tổng giám đốc của công ty.
Chính phủ vừa đồng ý đưa Tổng công ty Dịch vụ Viễn thông, Tổng công ty Truyền thông sáp nhập vào công ty mẹ - Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT).
Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khoán NRC) đã chính thức thông qua việc đổi tên doanh nghiệp thành Công ty Cổ phần Tập đoàn NRC tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, tổ chức ngày 24/6.
Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ vừa trao Quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Trường Giang, Phụ trách Hội đồng thành viên Tổng công ty Bưu điện Việt Nam giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty.
Doanh nghiệp mới thành lập tên là Công ty TNHH Dabaco Quảng Trị, có vốn điều lệ 190 tỷ đồng, hoạt động chính trong lĩnh vực chăn nuôi lợn và sản xuất giống lợn. Trụ sở chính đặt tại thôn Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HoSE: mã chứng khoán PDR) vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ cổ phần mà công ty đang sở hữu, tương đương 94% tổng số cổ phần tại CTCP Đầu tư Bất động sản Ngô Mây với giá chuyển nhượng không thấp hơn giá vốn.
Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty CP Năng lượng và Bất động sản Trường Thành bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 240 triệu đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?