Mới đây, Bảo hiểm Xã hội Hà Nội đã công bố danh sách đơn vị sử dụng lao động chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghệp (BHTNLĐ-BNN) tháng 10/2023.
Có doanh nghiệp chậm đóng đến hơn 55 tỷ đồng
Theo danh sách, trên địa bàn Hà Nội có đến 54.139 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH dao động từ 1 tháng đến 190 tháng. Trong đó, doanh nghiệp chậm đóng BHXH số tiền cao nhất lên đến hơn 55 tỷ đồng và thấp nhất là hơn 1 triệu đồng.
Theo danh sách có 54.139 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH dao động từ 1 tháng đến 190 tháng. Trong đó, doanh nghiệp chậm đóng BHXH số tiền cao nhất lên đến hơn 55 tỷ đồng, thấp nhất là hơn 1 triệu đồng.
Đáng chú ý, trong danh sách này thì Công ty Cổ phần Anh ngữ APAX (địa chỉ tại Hoàng Đạo Thúy, Cầu Giấy, Hà Nội) tiếp tục giữ top 1 đơn vị chậm đóng BHXH với số tiền lên đến hơn 55 tỷ đồng và thời gian chậm đóng là 44 tháng. Không chỉ tại Hà Nội, chi nhánh công ty cổ phần anh ngữ Apax đóng tại quận 3 TP HCM cũng đang chậm đóng BHXH đến tháng thứ 44 với số tiền gần 30,5 tỷ đồng.
Ở vị trí số 2 Công ty Cổ phần LILAMA3 (Số 86 đường Tân Xuân, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội) chậm đóng 107 tháng, số tiền chậm là hơn 40 tỷ đồng. Ở vị trí thứ ba là Công ty TNHH May mặc XK VIT Garment (Khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội), chậm đóng 40 tháng, với số tiền gần 34 tỷ đồng.
Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tính đến ngày 31/5/2023, tổng số tiền chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp phải tính lãi là 15.848 tỷ đồng, chiếm 3,3% số tiền phải thu.
Tiếp theo các doanh nghiệp bị BHXH Hà Nội "réo tên" là: Công ty Cổ phần cầu 12 (Phúc Đồng, Long Biên, Hà Nội), chậm đóng 78 tháng, hơn 29 tỷ đồng; Chi nhánh Công ty Cổ phần ôtô Xuân Kiên VINAXUKI - Nhà máy sản xuất ôtô số 1 Mê Linh, Hà Nội (P501, tòa nhà Viglacera, số 2 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội) chậm đóng 136 tháng, hơn 24,4 tỷ đồng; Công ty Cổ phần Sông Đà 6 (Văn Khê, La Khê, Hà Đông, Hà Nội) chậm đóng 41 tháng, 21 tỷ đồng;
Công ty CP Cơ Khí Xây Dựng 121 - CIENCO1 (số 2 đường Ngọc Lâm, phường Ngọc Lâm, quận Long Biên, Hà Nội) chậm đóng 119 tháng, 20 tỷ đồng; Công ty cổ phần sữa Hà Nội (Km 9, Bắc Thăng Long Nội Bài, KCN Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội) nợ 34 tháng với số tiền hơn 19,88 tỷ đồng; Công ty CP 116 - CIENCO 1 (Số 2 phố Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội) nợ 151 tháng, số tiền chậm là 19,56 tỷ đồng...
Đáng chú ý, có một doanh nghiệp chậm đóng BHXH tới 191 tháng là Công ty CP LISOHAKA (trụ sở Tầng 4 tòa nhà GAMI 11 Phạm Hùng, Nam Từ liêm) với số tiền chậm là hơn 7 tỷ đồng.
Cũng theo BHXH TP Hà Nội, từ đầu năm 2023 đến nay, tình trạng chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN trên địa bàn chưa giảm. Việc doanh nghiệp chậm đóng, nợ đóng BHXH là vi phạm pháp luật BHXH. Điều này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi và cuộc sống của người lao động, mà còn gây khó khăn cho cơ quan BHXH khi giải quyết các chế độ BHXH, gây ảnh hưởng xấu đến an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.
Chậm đóng bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào?
Căn cứ khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định phạt tiền từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng BHXH bắt buộc, BHTN tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với:
Người sử dụng lao động có hành vi chậm đóng BHXH bắt buộc, BHTN.
Bên cạnh đó, tại Khoản 7 Điều 39 Nghị định 12/20222/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Buộc người sử dụng lao động đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc phải đóng cho cơ quan bảo hiểm xã hội;
- Buộc người sử dụng lao động nộp khoản tiền lãi bằng 02 lần mức lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của năm trước liền kề tính trên số tiền, thời gian chậm đóng, không đóng, trốn đóng, chiếm dụng tiền đóng
Nếu không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước có trách nhiệm trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng và khoản tiền lãi của số tiền này tính theo lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội
Như quy định nêu trên, cá nhân khi có hành vi chậm đóng BHXH sẽ bị phạt từ 12% đến 15% tổng số tiền đóng BHXH bắt buộc nhưng không quá 75 triệu đồng. Ngoài ra, còn phải nộp lại số tiền chậm nộp và tiền lãi chậm nộp.
Công ty chậm đóng bảo hiểm, người lao động chịu thiệt hại nặng nề
Mới đây tại Hội thảo “Hoàn thiện quy định của pháp luật và cơ chế bảo vệ quyền lợi của người lao động bị nợ, trốn đóng BHXH bắt buộc”, chị Nguyễn Thị Huyền, Quản đốc Phân xưởng may Nhà máy Dệt kim Haprosimex (Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex) chia sẻ từ tháng 1/2017, công ty nợ BHXH của gần 500 công nhân. Và tính đến trước tháng 3/2023, số tiền Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex nợ BHXH của người lao động là hơn 15 tỷ đồng.
“Do công ty không đóng BHXH, BHYT nên nhiều nữ công nhân không được hưởng chế độ thai sản mặc dù con của họ đã lớn. Thậm chí có 2 trường hợp người lao động chẳng may tử vong trước đó nhiều năm nhưng đến trước tháng 3/2023, gia đình họ vẫn chưa nhận được chế độ tử tuất. Do không chấm dứt hợp đồng lao động nên không xin được việc làm ổn định dù có tay nghề, người lao động phải đi làm thuê tại các xưởng gia công hoặc các công việc thời vụ như rửa bát thuê, xe ôm… để có tiền trang trải cuộc sống”, chị Huyền cho biết.
Để giải quyết vấn đề này, ròng rã 6 năm liền, người lao động đã tìm gặp các lãnh đạo công ty qua các thời kỳ trước và sau khi cổ phần hóa nhưng câu trả lời mà người lao động nhận được là: “Doanh nghiệp khó khăn, chưa có tiền chi trả cho người lao động”. Từ việc BHXH, BHYT của người lao động bị nợ nên dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của những người lao động bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Trước sức ép từ công nhân lao động, từ các cơ quan chức năng, từ tháng 4/2023 đến nay, phía Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex mới xử lý dứt điểm khoản nợ BHXH này để trả lại quyền lợi chính đáng cho người lao động vốn được hưởng.
Chị Nguyễn Thị Huyền chia sẻ hành trình đòi quyền lợi tại Hội thảo "Hoàn thiện về quy chế pháp luật bảo vệ quyền lợi lao động bị nợ BHXH" do Tổng liên đoàn Lao động việt Nam cùng Báo Lao động tổ chức ngày 21/7. Ảnh: Nguyễn Hải/LĐ
Theo các cơ quan chức năng, tình trạng nợ BHXH, chậm đóng BHXH như của Công ty Cổ phần Tập đoàn Haprosimex không phải là ít gặp. Theo số liệu thống kê của cơ quan BHXH, số tiền chậm đóng BHXH tăng dần qua các năm, trong đó, số tiền chậm đóng BHXH từ 3 năm trở lên chiếm hơn 34% tổng số chậm đóng, trốn đóng BHXH. Số tiền chậm đóng BHXH khó thu có xu hướng ngày càng tăng, năm 2020 là 2.564 tỷ đồng, chiếm 22% tổng số chậm đóng BHXH, gấp 1,6 lần so với năm 2016 tương ứng tăng 1.000 tỷ đồng; số đơn vị chậm đóng, trốn đóng là 9.263 đơn vị; số lao động bị ảnh hưởng là trên 62.654 lao động.
Đồng chí Phan Nghiêm Long (Ban Chính sách pháp luật, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) phân tích: Khi người sử dụng lao động trốn đóng, chậm đóng BHXH sẽ kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với người lao động như không nhận được trợ cấp thất nghiệp; không được cơ quan BHXH chi trả các chế độ như ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất; không thể chốt được sổ BHXH kể cả khi đã chuyển đến làm việc ở nơi khác... Hệ lụy này còn tác động đến gia đình của người lao động và cả xã hội. Vì vậy, các cơ quan chức năng cần tăng cường các chế tài xử lý để hạn chế tình trạng trốn đóng, chậm đóng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: mã chứng khoán HBC) công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Đáng chú ý, HBC mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt hơn 423 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong kỳ cũng giảm tương ứng 26%, còn gần 435 tỷ đồng.
Theo thông tin vừa công bố của CTCP Chứng khoán OCBS, HĐQT vừa có quyết định bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Triều kể từ ngày 5/5. Bà Nguyễn Thị Triều là Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024.
Theo Reuters, Ford dự kiến sẽ chịu tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD trong lợi nhuận hoạt động năm 2025 do hàng loạt biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump áp dụng từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 4.2025, cả nước có hơn 15,2 nghìn DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 133,6 nghìn tỉ đồng và số người lao động đăng ký là 127,6 nghìn.
Chi cục Thuế khu vực XVI (tỉnh Bình Dương) công khai danh sách 95 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Những cái tên như: Bất động sản Hà An, Nam Kim, Thuận An, Eurowindow, Đậu phộng Tân Tân,... lần lượt nằm trong danh sách nợ thuế tại tỉnh Bình Dương.
Tập đoàn dự kiến phát hành thêm 1,28 tỷ cổ phiếu mới để trả cổ tức năm 2024, trong đó nhóm cổ đông liên quan đến Chủ tịch HĐQT Trần Đình Long nhận về 35% số lượng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Taseco Land có tổng số cổ phiếu lưu hành là 311,85 triệu đơn vị. Ước tính theo giá thị trường ngày 5/5, khoảng 24.000 đồng mỗi cổ phiếu, giá trị vốn hóa của doanh nghiệp vào khoảng 7.484 tỷ đồng
Ông Trương Anh Tuấn, Chủ tịch HĐQT CTCP Tư vấn Thương mại Dịch vụ Địa ốc Hoàng Quân (HoSE: HQC), đã mua thành công 23 triệu cp HQC, trong bối cảnh HQC kết thúc quý I/2025 với lãi sau thuế đạt 5,16 tỷ đồng.
Trong quý vừa qua Novaland vẫn mạnh tay chi hơn 1.400 tỷ đồng để đầu tư góp vốn vào một doanh nghiệp khác, bất chấp tình trạng chậm trả nợ trái phiếu đang diễn ra.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2025, Vietjet ghi nhận doanh thu hàng không đạt 17.920 tỷ đồng với lợi nhuận trước thuế đạt 820 tỷ đồng, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2024.
Dù chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp có xu hướng giảm nhẹ, nhưng vẫn ở mức cao. Kết thúc quý I/2025, PVOIL chỉ ghi nhận lợi nhuận sau thuế 28 tỷ đồng, sụt giảm đến 88% so với quý I/2024.
Tỷ phú Warren Buffett, huyền thoại đầu tư đã đưa Berkshire Hathaway trở thành tập đoàn trị giá hơn 1.160 tỷ USD, sẽ chính thức rời vị trí điều hành công ty vào cuối năm nay sau 6 thập kỷ lèo lái "đế chế" này. Greg Abel, Phó chủ tịch phụ trách mảng kinh doanh phi bảo hiểm, được giao tiếp quản vị trí này.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienlongBank, mã chứng khoán KLB) ghi nhận lợi nhuận trước thuế gần 357 tỷ đồng trong ba tháng đầu năm 2025, tăng mạnh 67% so với cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay tăng từ 2,02% lên 2,17%.
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Tài chính Hoàng Huy (mã chứng khoán TCH : HoSE) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV năm tài chính 2024 (tháng 1-3/2025), kết quả cho thấy cả doanh thu và lợi nhuận đều giảm khoảng 50% so với cùng kỳ.
CTCP Quốc Cường Gia Lai (HoSE: QCG) công bố kết quả kinh doanh quý I/2025 với doanh thu 111,5 tỷ đồng, tăng 188% so với cùng kỳ, lợi nhuận gộp thu về 38,9 tỷ đồng, cao gấp gần 7 lần quý I/2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?