Hà Nội sẽ giảm hơn 5.000 tỉ đồng vốn đầu tư dự án hồi sinh sông Tô Lịch
Nội dung nghị quyết vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua sẽ điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ hơn 16.000 tỉ đồng xuống hơn 11.100 tỉ đồng, giảm hơn 5.000 tỉ đồng.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh đề xuất Thủ tướng cho xây dựng công trình khẩn cấp bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, tổng đầu tư dự kiến khoảng 550 tỷ đồng.
Mới đây, Chủ tịch UBND TP Hà Nội - ông Trần Sỹ Thanh đã gửi văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về chủ trương đầu tư xây dựng công trình khẩn cấp nhằm bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch.
Theo báo cáo, sông Tô Lịch hiện đang chịu tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, không chỉ làm mất mỹ quan đô thị mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của người dân sinh sống dọc hai bên bờ.
Trước đây, Hà Nội đã triển khai các dự án thoát nước giai đoạn 1 và 2, đồng thời đang thực hiện dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá.
Khi nhà máy xử lý nước thải này đi vào hoạt động từ ngày 1/12/2024 (dự kiến hoàn thiện toàn bộ hệ thống vào năm 2027), các nguồn nước thải sẽ được thu gom và xử lý, dẫn đến tình trạng khô cạn ở sông Tô Lịch.
UBND TP Hà Nội cho biết, theo quy hoạch thoát nước Thủ đô đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, việc bổ cập nước từ sông Hồng cho sông Nhuệ và sông Tô Lịch sẽ chưa thể hoàn thành trước giai đoạn 2026-2030.
Trong bối cảnh đó, việc nhanh chóng khôi phục dòng chảy sông Tô Lịch, đảm bảo cảnh quan và giảm thiểu ô nhiễm môi trường, được xác định là nhiệm vụ cấp bách.
Đặc biệt, vào mùa khô, sông Tô Lịch có nguy cơ trơ lớp bùn đáy, gây ô nhiễm nghiêm trọng và ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị.
Do vậy, UBND TP Hà Nội đề xuất xây dựng công trình khẩn cấp để nhanh chóng bổ cập nước từ sông Hồng vào sông Tô Lịch, với tính khả thi cao và phù hợp thực tế.
Tổng mức đầu tư cho dự án ước tính khoảng 550 tỷ đồng, được lấy từ ngân sách thành phố. Hà Nội cam kết hoàn thành công trình trước tháng 9/2025.
Hiện tại, thành phố chưa công bố chi tiết phương án bổ cập nước, nhưng theo các chuyên gia, một phương án khả thi là xây dựng trạm bơm tại sông Hồng để dẫn nước về sông Tô Lịch thông qua hệ thống ống dẫn.
Theo đề xuất, ống dẫn nước sẽ được lắp đặt trong cống hộp bê tông cốt thép khi đi qua đê để đảm bảo an toàn.
Sau đó, hệ thống ống sẽ chạy dọc đường Võ Chí Công và dẫn nước về điểm đầu sông Tô Lịch tại khu vực mương Nghĩa Đô (đường Hoàng Quốc Việt). Tại đây, một bể lắng có thể được xây dựng nhằm giảm lượng phù sa từ nước sông Hồng trước khi đưa vào sông Tô Lịch.
Sông Tô Lịch có chiều dài 13,4 km, điểm đầu là mương Nghĩa Đô đường Hoàng Quốc Việt, điểm cuối có hai hướng thoát, thứ nhất thoát ra sông Nhuệ qua cửa điều tiết đập Thanh Liệt và hướng thứ hai thoát ra sông Hồng qua tuyến hạ lưu sông Kim Ngưu về trạm bơm Yên Sở có công suất 90 m3/s, bơm cưỡng bức ra sông Hồng.
Thống kê của Sở Xây dựng, hiện có 119 cống và phần lớn đã được đấu nối vào hệ thống cống gom chạy dọc hai bờ sông thuộc dự án của nhà máy xử lý nước thải Yên Xá. Tuy nhiên, 32 cống vẫn đang xả ra sông chưa được đấu nối vào hệ thống thu gom chung vì thuộc dự án khác (đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến đường giao Láng Hạ).
Từ thực tế trên, thành phố dự báo sông Tô Lịch vào mùa khô tới sẽ trơ lớp bùn đáy gây ô nhiễm môi trường, không đảm bảo cảnh quan đô thị. Để triển khai một dự án bổ cập nước nhanh, kịp thời cho sông Tô Lịch với tính khả thi cao, phù hợp điều kiện thực tế của Hà Nội, công trình "phải triển khai theo phương án xây dựng khẩn cấp".
Nội dung nghị quyết vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua sẽ điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ hơn 16.000 tỉ đồng xuống hơn 11.100 tỉ đồng, giảm hơn 5.000 tỉ đồng.
Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng (mã chứng khoán HND) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV năm 2024, báo lỗ ròng 246 triệu đồng trong quý IV/2024, đây là quý lỗ thứ 2 liên tiếp của đơn vị này. Song HND ghi nhận lãi sau thuế lũy kế đạt 422 tỷ đồng.
Bảo hiểm Xã hội (BHXH) TPHCM vừa công khai danh sách 100 đơn vị chậm đóng BHXH từ 6 tháng trở lên và số tiền lớn. Đứng đầu là CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) đã chậm đóng BHXH trong 15 tháng.
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, mã chứng khoán: SBB) vừa công bố sơ bộ kết quả kinh doanh năm 2024 với lợi nhuận trước thuế đạt 6.039 tỷ đồng, tăng 31% so với năm trước, hoàn thành 103% kế hoạch.
CTCP Chứng khoán SSI (mã chứng khoán SSI) vừa công bố báo cáo tài chính riêng quý IV/2024, ghi nhận mức dư nợ cho vay gần 22.000 tỷ đồng, lãi trước thuế cả năm ước hơn 3.500 tỷ đồng.
Mới đây, Tòa án Nhân dân TPHCM đã ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đối với CTCP Thực phẩm đông lạnh KIDO (Kido Foods) và CTCP Dat Viet Media, trong bối cảnh tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến nhãn hiệu kem nổi tiếng Celano.
Công ty cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 (mã chứng khoán DP2) vừa công bố báo cáo tài chính quý IV/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 52 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Đáng chú ý, DP2 ghi nhận lãi sau thuế 2 tỷ đồng ngắt chuỗi thua lỗ kéo dài 20 quý liên tiếp.
Mù báo cáo tài chính cuối cùng của năm 2024 chính thức bắt đầu, những số liệu đầu tiên của các công ty chứng khoán cho thấy niềm vui nỗi buồn đan xen.
CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP HCM (HoSE: mã chứng khoán CII) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2024 ghi nhận doanh thu thuần đạt 757 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với cùng kỳ 2023.
Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank - HoSE: mã chứng khoán CTG) vừa công bố thông tin Báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng đợt 1.
ABBank cho biết, sau khi rời HĐQT, ông Vũ Văn Tiền sẽ tập trung dẫn dắt, chỉ đạo Ủy ban Chiến lược Phát triển bền vững ESG vừa được thành lập của ABBank.
Tập đoàn Địa ốc No Va (Novaland, HoSE: NVL) vừa công bố thông tin về việc chậm thanh toán lãi đối với các trái phiếu chuyển đổi niêm yết quốc tế trị giá gần 321 triệu USD.
Hội đồng quản trị (HĐQT) Vietcombank vừa công bố quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Tuân- Chủ tịch Hội đồng thành viên Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng Việt Nam (CB) giữ chức vụ Phó tổng giám đốc Vietcombank.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa cho biết, đã ra quyết định xử phạt hành chính số tiền 92,5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Đầu tư Central Capital do hành vi không công bố thông tin, công bố thông tin sai hạn về tình hình tài chính, trái phiếu của doanh nghiệp.
Công ty CP Rượu và Nước giải khát Hà Nội (Halico, mã chứng khoán HNR) vừa báo cáo tài chính quý IV/2024, báo lỗ gần 1 tỷ đồng, cả năm 2024, Halico lỗ hơn 8,4 tỷ đồng.
Tổng Công ty Cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post - Mã chứng khoán VTP) vừa công bố Nghị quyết Hội đồng quản trị về việc thành lập công ty tại tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Ông Nguyễn Hữu Tú - Thành viên Hội đồng thành viên Tập đoàn được bổ nhiệm giữ chức vụ Tổng Giám đốc.
CTCP Chứng khoán MB (HoSE: mã chứng khoán MBS) tiếp tục là công ty chứng khoán đầu tiên hé lộ kết quả kinh doanh quý IV/2024 và cả năm 2024.
Thông tin từ Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM, bà Trần Phương Ngọc Thảo - Phó Chủ tịch HĐQT CTCP Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (mã chứng khoán PNJ) - đã mua thành công 4 triệu cổ phiếu PNJ.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?