Làn sóng sa thải nhân sự tối ưu bộ máy doanh nghiệp đang lan rộng trên toàn thế giới. Mới đây, GoTo – công ty mẹ của Gojek xác nhận sẽ sa thải 1.300 nhân viên, tương đương với 12% lực lượng lao động.
Tiếp nối làn sóng sa thải, công ty mẹ Gojek cắt giảm 1.300 nhân sự. Ảnh minh họa
Theo Bloomberg, phát ngôn viên của GoTo cho biết: "Các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu đầy thách thức đang tác động đáng kể đến nhiều doanh nghiệp, công ty ngành công nghệ. GoTo không nằm ngoài xu hướng đó và đang phải thực hiện các điều chỉnh để đảm bảo có thể vượt qua thời kỳ kinh tế toàn cầu đang đứng trước bờ vực suy thoái".
Mặc dù nửa đầu năm nay, GoTo đã tiết kiệm được khoảng 51 triệu USD thông qua các biện pháp hiệu quả trong công nghệ, tiếp thị và thuê ngoài bộ phận trợ giúp hoặc các chức năng hỗ trợ công nghệ thông tin. "Tuy nhiên, chúng tôi đã xác định rằng phải thực hiện các biện pháp thắt chặt hơn nữa để đảm bảo công ty có thể vượt qua những thách thức phía trước", phát ngôn viên của GoTo giải thích về việc sa thải hàng loạt nhân viên.
Năm 2022 có lẽ là một năm đầy sóng gió đối với các công ty công nghệ, dẫn đến nguồn lực lao động phải hứng chịu một làn sóng sa thải ở mức đáng báo động. GoTo cũng không khác những gã khổng lồ công nghệ khác như Meta, Amazon hay đối thủ Sea Limited, công ty mẹ của Shopee. Các công ty công nghệ này thực hiện cắt giảm nhân sự hay đóng băng tuyển dụng để tối giản chi phí, chuẩn bị cho những khó khăn trước mắt.
Số lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ bị cắt giảm đã gần ngang bằng thời kỳ đầu dịch Covid-19, khi các doanh nghiệp đều nếm trải tác động tiêu cực từ môi trường kinh doanh có chuyển biến xấu và nhà đầu tư tập trung vào lợi nhuận.
Được thành lập thông qua thương vụ sáp nhập của nhà cung cấp dịch vụ gọi xe Gojek và công ty thương mại điện tử Tokopedia, GoTo đã niêm yết cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào đầu năm 2022.
Theo báo cáo tài chính bán niên năm 2022, tính đến cuối tháng 6, GoTo có 9.630 nhân viên làm việc toàn thời gian. Công ty không công bố số lượng nhân viên bán thời gian. Cuối năm 2021, số lượng nhân viên bán thời gian làm việc tại GoTo là 455 người.
Tuy nhiên, đợt IPO lớn nhất trong năm nay đã không thành công khi giá trị cổ phiếu của công ty đã mất 40%. Điều này đã làm các nhà đầu tư dấy lên mối lo ngại khi chứng kiến gã kỳ lân startup này ngày càng thua lỗ. Tháng 8 vừa qua, GoTo đã báo cáo khoản lỗ trước thuế trong quý II lên đến 264 triệu USD.
Về phía GoTo, công ty sẽ đẩy nhanh quá trình trở thành một doanh nghiệp bền vững và độc lập về tài chính, tập trung vào các dịch vụ cốt lõi là công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và gọi xe.
GoTo cùng 2 ông lớn công nghệ của Đông Nam Á là Sea Limited và Grab đều ghi nhận vốn hoá giảm mạnh trong thời kỳ nền kinh tế toàn cầu đầy biến động. Sea, công ty mẹ của Shopee, cũng đã cắt giảm khoảng 7.000 nhân sự trong 6 tháng qua.
Theo ông Lương Trí Thìn,Chủ tịch Hội đồng Chiến lược của CTCP Tập đoàn Đất Xanh khẳng định "ít nhất trong 3 năm tới (2025 - 2027), Đất Xanh sẽ không phát hành cho cổ đông hiện hữu nữa bởi vì chúng tôi đã huy động đủ nguồn lực để triển khai các hoạt động kinh doanh".
Công ty CP Chứng khoán VNDirect (mã chứng khoán VND) vừa có văn bản gửi UBCKNN, Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) công bố thông tin về việc tổ chức họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025.
Vốn chủ sở hữu của Xi măng Công Thanh tính đến thời điểm cuối năm 2024 là âm 8.472 tỷ đồng, tăng so với con số 7.027 tỷ đồng năm 2023. Trong năm 2024, Xi măng Công Thanh chậm thanh toán gần 210,2 tỷ đồng tiền lãi cho 4 lô trái phiếu.
Theo báo cáo tài chính quý I, Công ty cổ phần Cao su Thống Nhất (Mã chứng khoán TNC) ghi nhận doanh thu giảm 16% chỉ còn 33 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn giảm mạnh giúp công ty có lãi gộp gần 12 tỷ đồng, gần gấp đôi cùng kỳ.
Ông Phạm Quang Dũng và ông Trần Anh Thắng, nguyên là thành viên HĐQT EIB nhiệm kỳ 2020-2025 vừa được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng Giám đốc của Eximbank
Theo CTCP Quốc tế Hoàng Gia - Ông chủ casino Royal Hạ Long cho biết phải gánh hơn 14 tỷ đồng chi phí khiến lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp tiếp tục báo số âm 9 tỷ đồng trong quý I/2025, đánh dấu quý thua lỗ thứ 22 liên tiếp.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, cổ đông CTCP Đầu tư Vua Nệm - công ty mẹ của CTCP Vua Nệm đã thông qua kế hoạch thành công ty đại chúng. Sau khi đã có lãi trở lại và đạt lợi nhuận 10 tỷ đồng trong năm ngoái, doanh nghiệp đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi và đạt 20 tỷ đồng.
CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (UPCoM: mã chứng khoán HBC) công bố báo cáo tài chính quý I/2025. Đáng chú ý, HBC mới chỉ thực hiện được 7% kế hoạch doanh thu và 1% mục tiêu lợi nhuận sau thuế.
Tổng CTCP Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, mã chứng khoán SAB) chia cổ tức với tỷ lệ 30% bằng tiền mặt, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu sẽ được nhận 3.000 đồng.
Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam (VNX) ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý I/2025 đạt hơn 423 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu trong kỳ cũng giảm tương ứng 26%, còn gần 435 tỷ đồng.
Theo thông tin vừa công bố của CTCP Chứng khoán OCBS, HĐQT vừa có quyết định bổ nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc đối với bà Nguyễn Thị Triều kể từ ngày 5/5. Bà Nguyễn Thị Triều là Hoa hậu Doanh nhân Việt Nam toàn cầu 2024.
Theo Reuters, Ford dự kiến sẽ chịu tổng thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD trong lợi nhuận hoạt động năm 2025 do hàng loạt biện pháp thuế quan được Tổng thống Donald Trump áp dụng từ khi trở lại Nhà Trắng vào tháng 1 vừa qua.
Theo báo cáo mới nhất của Cục Thống kê (Bộ Tài chính), trong tháng 4.2025, cả nước có hơn 15,2 nghìn DN thành lập mới với số vốn đăng ký hơn 133,6 nghìn tỉ đồng và số người lao động đăng ký là 127,6 nghìn.
Chi cục Thuế khu vực XVI (tỉnh Bình Dương) công khai danh sách 95 người nộp thuế nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước. Những cái tên như: Bất động sản Hà An, Nam Kim, Thuận An, Eurowindow, Đậu phộng Tân Tân,... lần lượt nằm trong danh sách nợ thuế tại tỉnh Bình Dương.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?