Chiều ngày 6/10, Hội đồng Nobel tại Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển vừa thông báo trao giải Nobel Hóa học 2021 cho hai nhà khoa học vì phát triển một công cụ mới về xây dựng phân tử, hữu ích cho nghiên cứu dược phẩm.

Theo đó, hai nhà khoa học là ông Benjamin List đến từ Viện nghiên cứu Max Planck người Đức và ông David MacMillan thuộc Đại học Princeton người Mỹ.

2 nhà khoa học đạt giải Nobel Hóa học 2021.
2 nhà khoa học đạt giải Nobel Hóa học 2021.

Năm 2000, hai nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan đã phát triển một loại chất xúc tác bất đối xứng từ các phân tử hữu cơ nhỏ. Nghiên cứu của hai ông được thực hiện độc lập với nhau.

Sau năm 2000, phương pháp xúc tác hữu cơ bất đối xứng đã phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Hai nhà khoa học Benjamin List và David MacMillan đã chỉ ra rằng các chất xúc tác hữu cơ có thể được sử dụng để thúc đẩy nhiều phản ứng hóa học. Bằng những phản ứng này, các nhà nghiên cứu giờ đây có thể tạo ra từ dược phẩm mới đến các phân tử có thể thu nhận ánh sáng trong pin mặt trời hiệu quả hơn. Do đó, các chất xúc tác hữu cơ này đang mang lại lợi ích lớn cho loài người.

Công trình của hai nhà khoa học có tác động lớn đến nghiên cứu dược phẩm và sẽ làm cho hóa học trở nên xanh hơn, thân thiện với môi trường hơn.

Giải thưởng Nobel Hóa học năm 2021 trị giá 10 triệu krona Thụy Điển (26 tỉ đồng) sẽ được chia đều cho hai nhà khoa học này.

Theo báo New York Times, tiến sĩ David W. C. MacMillan là nhà hóa học người gốc Scotland và là giáo sư tại ĐH Princeton. Ông là trưởng khoa hóa tại ĐH Princeton giai đoạn 2010 - 2015.

Trong khi đó, tiến sĩ Benjamin List là nhà hóa học người Đức, sinh tại Frankfurt và là giám đốc tại Viện nghiên cứu than đá Max Planck ở Mülheim an der Ruhr, Đức. Ông nhận bằng tiến sĩ năm 1997 tại ĐH Goethe Frankfurt, sau đó được bổ nhiệm làm phó giáo sư tại Viện nghiên cứu Scripps ở California (Mỹ).

Trong hóa học, các chất xúc tác có vai trò làm cho các phản ứng hóa học diễn ra nhanh hơn, nhưng không bị mất đi trong quá trình phản ứng, nghĩa là không tham gia vào thành phần các sản phẩm của phản ứng hóa học. Trước đây trên nguyên tắc các chất xúc tác chỉ thuộc hai nhóm lớn là xúc tác kim loại và xúc tác enzym.

Hội đồng Nobel cho biết, các nhà nghiên cứu từ lâu tin rằng chỉ có 2 loại chất xúc tác là kim loại và enzim. Song, các nghiên cứu độc lập của ông List và ông MacMillan đã cho ra đời loại thứ ba gọi là "các xúc tác cơ quan không đối xứng", dựa trên các phân tử hữu cơ nhỏ.

"Khám phá này đã đưa việc xây dựng phân tử lên một cấp độ hoàn toàn mới. Nó không chỉ làm cho ngành hóa học trở nên thân thiện với môi trường hơn mà còn giúp tạo ra các phân tử không đối xứng dễ dàng hơn nhiều ... Sử dụng các phản ứng này, các nhà nghiên cứu hiện có thể chế tạo bất kỳ thứ gì một cách hiệu quả hơn, từ các dược phẩm mới đến những phân tử có khả năng thu nhận ánh sáng trong pin mặt trời", trích tuyên bố của Hội đồng Nobel.

Ông Göran K. Hansson - Tổng thư ký Viện hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển - nhấn mạnh đây là "công cụ viết lại mã sự sống" và ca ngợi ảnh hưởng cách mạng của công nghệ này đến đời sống khoa học. Thành tựu của 2 nhà khoa học này đóng góp vào việc cách mạng hóa khoa học sự sống phân tử, mang lại cơ hội mới cho việc nhân giống cây trồng, góp phần vào các liệu pháp điều trị ung thư sáng tạo và có thể biến giấc mơ chữa khỏi các bệnh di truyền thành hiện thực.

Từ năm 1901 đến năm 2020, Viện Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã trao 112 giải Nobel Hóa học. Năm 2020, giải Nobel Hóa học thuộc về hai nữ tiến sĩ Emmanuelle Charpentier (Pháp) và Jennifer Doudna (Mỹ). Hai bà đã phát triển kỹ thuật chỉnh sửa gien CRISPR-Cas9, một loại “kéo” cắt ADN. Nhờ đó, các nhà nghiên cứu có thể thay đổi ADN của động vật, cây cối và vi sinh vật với độ chính xác cao.

Trước đó, giải Nobel Y sinh 2021 vào ngày 4/10 đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ David Julius và Ardem Patapoutian nhờ sự phát hiện các thụ thể đối với nhiệt độ và xúc giác.

Ngày 5/10, ba nhà khoa học Mỹ, Đức và Ý cũng được trao giải Nobel Vật lý năm 2021 nhờ những đóng góp đột phá về các hệ thống vật lý phức tạp.

Giải Nobel Văn học và Nobel Hòa bình 2021 sẽ lần lượt được công bố vào ngày 7 và 8/10.