Giải ngân là gì?

Thiếu sót lớn nhất của nhiều ngân hàng và tổ chức tín dụng hiện nay là không giải thích rõ ràng cho khách hàng biết giải ngân tiền mặt là gì, hay quá trình ngân hàng giải ngân là gì.

Trong tiếng Anh, giải ngân được gọi là Drawdown hoặc là Disbursement. Hiểu một cách đơn giản, đây chính là quá trình ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng tiến hành thanh toán theo yêu cầu cho một hạng mục hay công việc cụ thể nào đó. Hình thức thanh toán hay còn gọi là hình thức giải ngân có thể bằng tiền mặt, hoặc chuyển thẳng vào tài khoản cho bạn, sau khi bạn đã hoàn thành đầy đủ các điều kiện, yêu cầu do ngân hàng đặt ra.

Giải ngân là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình vay vốn của ngân hàng. Giải ngân có nghĩa là ngân hàng xuất (giải quyết) tiền, tài chính (ngân) cho khách hàng theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận. Giải ngân chính là việc chi một khoản tiền theo hợp đồng cho vay đã thỏa thuận được ký kết giữa ngân hàng và người đi vay. Người nhận có thể nhận bằng hình thức chuyển khoản hoặc tiền mặt tùy theo nhu cầu sử dụng. Việc giải ngân sẽ được tiến hành sau khi hoàn tất các thủ tục cho vay. Giải ngân có thể được thực hiện một lần hoặc chia thành nhiều lần tùy thuộc vào thỏa thuận đã ký kết.

Giải ngân là gì? Điều kiện cần thiết để được giải ngân
Giải ngân là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong quá trình vay vốn của ngân hàng.

Các thuật ngữ liên quan đến ngân hàng giải ngân là gì?

Bên cạnh nghiên cứu giải ngân là gì, các bạn cũng đừng bỏ qua những thuật ngữ quan trọng liên quan đến nội dung này. Một số thuật ngữ cơ bản gắn liền với vấn đề giải ngân tiền mặt tại ngân hàng bạn cần biết, cụ thể:

  • Room giải ngân: Hay còn gọi là hạn mức giải ngân, là con số bạn được vay tối đa đối với một Ngân hàng hay công ty tài chính nào đó.
  • Lũy kế giải ngân: Là những số liệu tính toán, thống kê và tổng hợp lại số tiền bạn đã được ngân hàng giải ngân trong một khoảng thời gian nhất định.
  • Nghiệp vụ giải ngân: Là quá trình ngân hàng hoàn thành xong các điều kiện giải ngân để tiến hành giải ngân cho khách hàng nguồn vốn vay.
  • Điều kiện giải ngân: Là những gì bạn phải thực hiện để có thể được ngân hàng, hoặc đơn vị tài chính cho vay, các điều kiện này phải đảm bảo đúng pháp luật chứ không được tùy tiện quy định.
  • Thời hạn giải ngân: Là mốc thời gian mà ngân hàng sẽ phải chuyển tiền cho bạn, trong suốt quá trình này bạn đang nợ ngân hàng và phải trả lại tiền gốc lẫn lãi tính theo lãi suất ngân hàng.
  • Hình thức giải ngân: Có thể là giải ngân phong tỏa hay giải ngân không phong tỏa.

Điều kiện cần thiết để được giải ngân

Quy trình giải ngân thực chất là quy trình vay vốn ngân hàng. Để đảm bảo hồ sơ của bạn được duyệt giải ngân, bạn cần nắm được 5 bước trong quy trình giải ngân.

Bước 1: Thu thập và xác thực thông tin khách hàng

Khách hàng bắt buộc phải kê khai thông tin vay vốn tại Ngân hàng. Các thông tin kê khai gồm: Thông tin cá nhân, mục đích vay vốn là vay tiêu dùng hay vay vốn kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn, tài sản đảm bảo là gì… Chuyên viên ngân hàng có nhiệm vụ tiếp nhận và xác thực tính chính xác của những thông tin được cung cấp từ khách hàng.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thủ tục

Mỗi ngân hàng sẽ yêu cầu chuẩn bị hồ sơ vay khác nhau. Hồ sơ này cũng quyết định việc ngân hàng có chấp nhận cho bạn vay vốn hay không. Vì vậy, các bước chuẩn bị hồ sơ cần được làm cẩn thận và chính xác. Các loại hồ sơ cơ bản cần có khi vay gồm:

  • Hồ sơ pháp lý
  • Hồ sơ tài chính
  • Hồ sơ mục đích sử dụng vốn
  • Hồ sơ tài sản đảm bảo
  • Một vài giấy tờ ngân hàng cần cung cấp thêm

Bước 3: Thẩm định khách hàng

Sau bước 1 và 2, chuyên viên tín dụng sẽ tiến hành thẩm định khách hàng. Thẩm định là quá trình chuyên viên tín dụng xem xét lại tính chính xác của bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu, xác minh thông tin. Từ đó xác định khách hàng có phù hợp với điều kiện cho vay của ngân hàng hay không. Chuyên viên tín dụng có thể hỏi thêm các câu hỏi cho chính khách hàng hoặc những người liên quan và yêu cầu khách hàng bổ sung hồ sơ nếu thiếu.

Bước 4: Phê duyệt khoản vay

Sau khi chuyên viên Ngân hàng thẩm định xong sẽ lập các báo cáo đề xuất tín dụng và trình lên cấp trên để xin phê duyệt. Trong một số trường hợp đặc biệt (thường là những khoản vay số tiền lớn) sẽ có bộ phận thẩm định độc lập khác thẩm định lại hồ sơ của khách để bảo đảm tính minh bạch, khách quan. Dựa vào hồ sơ và thông tin khách hàng, cấp có thẩm quyền tiến hành phê duyệt đồng ý hay từ chối cho vay vốn.

Bước 5: Giải ngân vay vốn ngân hàng

Giải ngân là bước cuối cùng của quá trình vay vốn. Sau khi nhận được quyết định cho vay, ngân hàng sẽ tiến hành giải ngân số tiền bạn muốn vay theo đúng hợp đồng đã thỏa thuận. Việc giải ngân có thể diễn ra một lần hoặc nhiều lần tùy vào trường hợp vay vốn.

Giải ngân là gì? Điều kiện cần thiết để được giải ngân

Một số lưu ý khi giải ngân đối với khách hàng

Trong suốt quá trình giải ngân, khách hàng cần lưu ý một số điều sau:

- Nên tìm hiểu về điều kiện, thủ tục vay từ 01 - 02 tháng trước thời điểm cần sử dụng vốn để tránh lỡ kế hoạch sau này.

- Cung cấp thông tin đầy đủ và trung thực nhất có thể để rút ngắn thời gian thẩm định. Đồng thời, cố gắng sắp xếp thời gian khi ngân hàng yêu cầu về hồ sơn, thủ tục để được giải ngân đúng tiến độ.

- Cần đọc kỹ điều kiện cho vay và các thông tin chi tiết về thời hạn trả nợ, lãi suất, các điều khoản trong hợp đồng cho vay trước khi đặt bút ký. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan cần hỏi ngay nhân viên ngân hàng để được giải thích cặn kẽ.