Giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng năm 2024 của Tổng Cục Thống kê công bố sáng 29/7, trong mức tăng 0,48% của CPI tháng này so với tháng trước đó (MoM), có 10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá.
Theo đó, giá xăng dầu trong nước tăng theo giá thế giới, nhu cầu sử dụng điện sinh hoạt tăng và mức đóng bảo hiểm y tế được điều chỉnh theo mức lương cơ sở mới là những nguyên nhân chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7/2024 tăng 0,48% so với tháng trước. So với tháng 12/2023, CPI tháng 7 tăng 1,89% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,36%.
Giá xăng dầu, giá bảo hiểm y tế tăng theo lương cơ sở đẩy CPI tháng 7/2024 tăng 0,48%
Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 2,73%.
10 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng; riêng nhóm bưu chính, viễn thông ổn định giá như sau:
Trong tháng này, nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng mạnh nhất, ở mức 3,77%, chủ yếu do giá bảo hiểm y tế tăng 28,45% khi mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng/tháng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Tiếp theo đó là nhóm giao thông với mức tăng 1,45%, chủ yếu do: giá dầu diesel tăng 4,07%; giá xăng trong nước tăng 3,55% do ảnh hưởng của các đợt điều chỉnh giá trong tháng.
Mặt khác, riêng nhóm bưu chính, viễn thông giữ mức giá ổn định do các doanh nghiệp và cơ sở kinh doanh tiếp tục thực hiện chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm. Trong đó, máy điện thoại di động thông minh và máy tính bảng giảm 0,39% so với tháng trước; giá sửa chữa điện thoại tăng 0,19%.
So với cùng kỳ năm trước, CPI tháng 7/2024 tăng 4,36%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 10 nhóm tăng giá và một nhóm giảm giá.
Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 8,13%, tác động làm CPI chung tăng 0,44 điểm phần trăm, chủ yếu do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22 của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.
Giảm mạnh nhất vẫn là nhóm bưu chính, viễn thông với mức giảm 1,06%, chủ yếu do giá điện thoại thế hệ cũ giảm.
Bình quân 7 tháng năm 2024, CPI tăng 4,12% so với cùng kỳ năm 2023. Theo Tổng cục Thống kê, những nguyên nhân chính làm tăng CPI 7 tháng năm 2024 gồm:
Chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 4,04%, tác động làm CPI chung tăng 1,36 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 5,52%, tác động làm CPI chung tăng 1,04 điểm phần trăm, chủ yếu do giá nhà ở thuê, giá điện sinh hoạt và giá nước sinh hoạt tăng.
Chỉ số giá nhóm giáo dục tăng 8,5% do trong năm học 2023-2024 một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tăng mức học phí, làm CPI chung tăng 0,52 điểm phần trăm.
Chỉ số giá nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng 7,22%, tác động làm CPI chung tăng 0,39 điểm phần trăm do giá dịch vụ y tế được điều chỉnh theo Thông tư số 22 của Bộ Y tế từ ngày 17/11/2023.
Chỉ số giá nhóm giao thông tăng 3,43%, tác động làm CPI chung tăng 0,33 điểm phần trăm, chủ yếu do giá xăng và dầu diesel tăng 3,6%.
Tổng cục Thống kê cũng chỉ ra, lạm phát cơ bản tháng 7/2024 tăng 0,36% so với tháng trước, tăng 2,61% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, lạm phát cơ bản tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2023, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 4,12%).
Nguyên nhân chủ yếu do giá lương thực, thực phẩm, điện sinh hoạt, dịch vụ giáo dục, dịch vụ y tế và xăng dầu là yếu tố tác động làm tăng CPI, nhưng thuộc nhóm hàng được loại trừ trong danh mục tính lạm phát cơ bản.
Trong nước, chỉ số giá vàng tháng 7/2024 giảm 0,12% so với tháng trước; tăng 18,11% so với tháng 12/2023; tăng 29,39% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 7 tháng năm 2024, chỉ số giá vàng tăng 24,77%.
Chỉ số giá đô la Mỹ tháng 7/2024 tăng 0,05% so với tháng trước; tăng 4,22% so với tháng 12/2023; tăng 7,14% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 7 tháng năm 2024 tăng 5,85%.
Ngày 3/4 được các nhà đầu tư đánh giá là "phiên giao dịch thảm khốc" của chứng khoán Việt diễn ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố áp thuế đối ứng tới 46% với hàng Việt.
Giữa thương chiến, vàng đang “tỏa sáng” với vai trò một “hầm trú ẩn” truyền thống. Từ đầu năm đến nay, giá kim loại quý này đã tăng hơn 500 USD/oz, tương đương tăng khoảng 20%, và có hơn 20 lần lập kỷ lục. Tại thị trường trong nước giá vàng áp sát mốc 103 triệu đồng/lượng
Kết thúc phiên sáng, VN-Index mất hơn 82 điểm, tương ứng 6,24% bởi áp lực bán chưa có dấu hiệu suy yếu. Thị trường chỉ còn 8 cổ phiếu tăng giá, trong khi số lượng giảm lên đến 496 mã. Thị trường chứng khoán toàn cầu đều trong trạng thái "rực lửa".
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) thông báo sẽ đưa cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (HoSE: mã chứng khoán NVL) ra khỏi diện cảnh báo kể từ ngày 03/04/2025.
VN-Index tăng nhẹ 0,5 điểm lên 1.317,83 điểm. Thanh khoản duy trì ngưỡng thấp với giá trị khớp lệnh trên HoSE đạt khoảng 15.719 tỷ đồng. Trong khi đó, Thị trường chứng khoán châu Á diễn biến trái chiều trong phiên 2/4 khi các nhà đầu tư lo lắng chờ đợi làn sóng thuế quan mà Tổng thống Mỹ Donald Trump
Trong thông báo mới nhất, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đã thông báo công văn về việc hủy niêm yết bắt buộc đối với Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu An Giang (Angimex, mã chứng khoán AGM).
Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) vừa thông báo, theo kế hoạch dự kiến đề xuất, hệ thống công nghệ thông tin (KRX) cho thị trường chứng khoán Việt Nam dự kiến vận hành chính thức vào ngày 5/5, trùng với ngày hiệu lực áp dụng của chỉ số kỳ tháng 4.
Các thị trường chứng khoán toàn cầu dao động thận trọng trong thời gian qu. Giới đầu tư liên tục hướng sự chú ý về một loạt thuế quan mới mà Nhà Trắng dự kiến công bố vào lúc 20:00 GMT (theo giờ Mỹ) ngày 2/4.
Năm doanh nhân giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam tính đến hết tháng 3/2025 bao gồm ông Phạm Nhật Vượng, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, ông Trần Đình Long, ông Hồ Hùng Anh và ông Nguyễn Đăng Quang.
Theo Bộ Tài chính, ước giải ngân vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 31/3/2025 là 78.712 tỷ đồng, đạt 8,98% kế hoạch, đạt 9,53% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mở cửa phiên giao dịch ngày 31/3, giá vàng SJC và vàng nhẫn liện tục tăng nóng trở lại. Hiện tại, giá vàng trong nước đã leo lên đỉnh mới 101,5 triệu đồng/lượng.
Tại báo cáo vừa gửi Ủy ban Chứng khoán, ông Nguyễn Duy Linh cho biết đã bán ra 154.496 cổ phiếu SSI của Chứng khoán SSI - nơi cha mình làm chủ tịch HĐQT.NHH Đầu tư NDH.
Mới đây, Công ty cổ phần chứng khoán VPBank (VPBankS) với vai tro đại diện người sở hữu trái phiếu, đã có báo cáo gửi đến Uỷ ban chứng khoán nhà nước và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) về sự kiện vi phạm ảnh hưởng tới quyền lợi trái chủ.
VietinBank thông báo điều chỉnh thời gian tổ chức Đại hội cổ đông thường niên năm 2025 vào ngày 18/4/2025 thay cho ngày 1/4/2025 được dự kiến trước đó.
Đây là phiên thứ 3 chỉ số chính liên tiếp đi xuống. Thanh khoản tiếp tục ở mức thấp với 17.000 tỷ đồng được sang tay. Nhà đầu tư nước ngoài mua hơn 1.650 tỷ đồng và bán trên 2.056 tỷ đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?