Giá cà phê ngày 7/4

Tại thị trường trong nước giá cà phê tiếp tục giảm so với cùng thời điểm sáng qua. Hiện giá cà phê đang dao động trong khoảng 40.300 - 40.900 đồng/kg.

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 40.300 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 40.900 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 40.800 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 40.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 40.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 40.800 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 40.700 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 40.800 đồng/kg.

Theo Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 3/2022 đạt 170.000 tấn, trị giá 394 triệu USD, tăng 22% về lượng và tăng 22,6% về trị giá so với tháng 2/2022, tăng 0,2% về lượng và tăng 26,2% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Quý I/2022, xuất khẩu cà phê của Việt Nam ước đạt 541.000 tấn, trị giá xấp xỉ 1,22 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng và tăng 50,4% về trị giá so với cùng kỳ năm trước.

Mức giá xuất khẩu bình quân cà phê Việt Nam trong tháng 3/2022, đạt 2.318 USD/tấn, tăng 0,5% so với tháng 2/2022 và tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021. Tính hết quý I/2022, mức giá xuất khẩu bình quân cà phê của Việt Nam đạt 2.250 USD/tấn, tăng 26% so với cùng kỳ năm 2021.

Xuất khẩu chủng loại cà phê Robusta sang các thị trường lớn như Đước, Bỉ, Nhật Bản, Nga, Anh, Tây Ban Nha, Philippines đều tăng, trong khi đó, xuất khẩu sang các thị trường Mỹ, Ý lại giảm.

Trong 2 tháng đầu năm 2022, xuất khẩu cà phê Robusta sang Đức, Bỉ, Ý rất được ưa chuộng, 3 thị trường này nhập khẩu hơn 108.000 tấn cà phê từ Việt Nam, đạt 232 triệu USD và chiếm 29% trong tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam.

Nhiều chuyên gia dự báo, tháng 4/2022, thị trường cà phê toàn cầu sẽ chịu sức ép lớn do xu hướng cắt giảm chi tiêu của người tiêu dùng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam lại nhận định, triển vọng khả quan, tươi dáng của thị trường cà phê trong năm 2022.

Theo đó, ngành cà phê Việt Nam năm 2022 sẽ tăng trưởng 30 – 40% vì cả thế giới đang thích ứng với Covid-19, nhu cầu lớn trong khi nguồn cung giảm, đây sẽ là cô hội tốt cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê.

Dự báo, giá xuất khẩu cà phê có thể cán mốc 2.400 – 2.600 USD/tấn trong năm 2022 và đà tăng có thể kéo dài sang năm 2023.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 5/2022 giảm 24 USD/tấn ở mức 2.093 USD/tấn, giao tháng 7/2022 giảm 20 USD/tấn ở mức 2.090 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 5/2022 giảm 3,7 cent/lb, ở mức 227,6 cent/lb, giao tháng 7/2022 giảm 3,65 cent/lb ở mức 227,6 cent/lb.

Giá hồ tiêu ngày 7/4

Hiện giá hồ tiêu đang dao động trong khoảng 76.000 - 79.000 đồng/kg.

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức mức 76.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 76.500 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 77.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 78.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 79.000 đồng/kg.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 7/4: Xu hướng giảm cả hai mặt hàng

Hôm qua, Cộng đồng Hồ tiêu quốc tế đã niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam giảm 50 USD/tấn, tương đương 5.940 USD/tấn với triêu trắng, 3.940 USD/tấn với tiêu đen loại 500g/l. Trong khi đó giá tiêu có xu hướng ổn định ở các nước Đông Nam Á khác, giảm nhẹ ở Brazil đồng thời tăng tại Ấn Độ.

Nguyên nhân giảm chung là do điều kiện thời tiết, sự bỏ bê chăm sóc sau nhiều năm xuống giá của người trồng. Còn những vườn tiêu trồng theo hướng hữu cơ, được chăm sóc tốt vẫn cho sản lượng đều và khá.

Theo đánh giá của chuyên gia, thông thường, nhu cầu toàn cầu tăng đáng kể vào thời điểm này trong năm, vì đây là thời gian thu hoạch cao điểm ở hầu hết quốc gia. Năm nay, không có sự đột biến về nhu cầu. Do vậy, dẫu sản lượng có báo giảm cũng không có các đợt tăng mạnh như hồi tháng 3 năm ngoái.

Năm nay nông dân và các đại lý nhỏ đã chủ động giữ hàng hơn mọi năm nên thị trường tháng 3/2022 kém sôi động, khá ảm đạm. Còn các công ty lớn đã có sự chuẩn bị sẵn với thình huống thiếu nguồn cung trong năm nay.

Về nguồn cung, hiện Việt Nam đang trong giai đoạn cuối của vụ thu hoạch, theo kết quả cuộc khảo sát của VPA, sản lượng hồ tiêu của cả nước trong năm nay có thể giảm 10%. Tuy nhiên, tồn kho còn nhiều, một số đại lý cho biết hiện vẫn còn mua được tiêu cũ từ đầu năm nay.

Tại thị trường hồ tiêu thế giới, Anh đang là thị trường nhập khẩu và tiêu thụ hồ tiêu lớn thứ hai ở châu Âu sau Đức, những năm gần đây nhập khẩu hồ tiêu của Anh dao động quanh khoảng 13.000 - 13.600 tấn/năm.

Theo số liệu của Trung tâm Thương mại Quốc tế (ITC), nhập khẩu hồ tiêu của Anh năm 2021 đạt 13.429 tấn, trị giá 64,7 triệu USD. Khoảng 66% lượng tiêu nhập khẩu của Anh là hồ tiêu đã xay, 34% còn lại là tiêu nguyên hạt.

Năm 2021, 46% lượng tiêu nhập khẩu của thị trường Anh là từ Việt Nam, tiếp theo là Hà Lan 17,6% (chủ yếu qua đường tái xuất), Ấn Độ (9,40%) và Pháp (7% qua đường tái xuất).

Tại Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu vẫn yếu, do nguồn cung đã đủ. Quốc gia này cũng đang đối phó với làn sóng Covid-19 mới, dẫn đến việc thắt chặt đường biên, và một số thành phố hiện đang bị phong tỏa.

Hiện Ấn Độ đã tạm thời dỡ bỏ thuế nhập khẩu đối với hạt tiêu. Điều này đã thúc đẩy nhập khẩu từ Việt Nam sang Ấn Độ tăng lên. Do đó, giá tiêu Ấn Độ đã giảm xuống.