Giá cà phê và hồ tiêu ngày 29/8: Cà phê xu hướng tăng, hồ tiêu đi ngang
Giá cà phê ngày 29/8
Giá cà phê hôm nay 29/8 trong khoảng 48.300 - 48.900 đồng/kg. Yếu tố quan trong nhất tuần này chính là việc Fed dự kiến tăng lãi suất, cùng với đó là báo cáo thất nghiệp tháng 8/2022 của Mỹ cũng được phát hành.
Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 48.300 đồng/kg.
Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 48.900 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 48.800 đồng/kg.
Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 48.800 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 48.700 đồng/kg ở Đắk R'lấp.
Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 48.800 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và La Grai cùng giá 48.700 đồng/kg.
Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 48.800 đồng/kg. Thị trường cà phê trong nước hôm nay giảm nhẹ so với cùng thời điểm sáng hôm qua.
Giá cà phê hôm nay 29/8 trong khoảng 48.300 - 48.900 đồng/kg. Ảnh minh hoạ. |
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 giảm 34 USD/tấn ở mức 2.281 USD/tấn, giao tháng 11/2022 giảm 33 USD/tấn ở mức 2.279 USD/tấn. Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 1,4 cent/lb, ở mức 242 cent/lb, giao tháng 12/2022 giảm 1,4 cent/lb, ở mức 238,1 cent/lb.
Tổng kết tuần trước, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 55 USD/tấn; giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 giảm 26,85 cent/lb; cùng đà tăng của Robusta, giá cà phê trong nước thêm trung bình 300 đồng/kg.
Trong tuần qua, thông tin về tình hình khô hạn ở các vùng cà phê chính phía Đông Nam Brazil; USDX leo cao; tồn kho thấp trên 2 sàn tiếp tục là những yếu tố làm tăng giá cà phê. Trong khi đó, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) khẳng định sẽ mạnh tay nâng lãi suất. Lo ngại rủi ro tăng cao đã khiến chứng khoán Mỹ và nhiều hàng hóa sụt giảm, dòng vốn đầu cơ lại chảy về các tài sản trú ẩn. Diễn biến trên khiến giao dịch 2 ngày cuối tuần qua của cà phê thế giới sụt giảm.
Nhận định về tình hình tuần này, chuyên gia Nguyễn Quang Bình cho hay, đây là tuần cuối tháng 8 và kéo dài qua đầu tháng 9. Yếu tố quan trong nhất tuần chính là việc Fed dự kiến tăng lãi suất, cùng với đó là báo cáo thất nghiệp tháng 8/2022 của Mỹ cũng được phát hành.
Như vậy tuần này sẽ là cuộc chiến giữa tâm lý sợ lãi suất và tồn kho đạt chuẩn trên cả 2 sàn. Dự kiến sẽ có biến động mạnh, khi cả 2 sàn đang ở ngoài vùng mua quá mức.
Giá hồ tiêu ngày 29/8
Giá tiêu hôm nay 29/8 tại các vùng trồng trọng điểm duy trì ổn định so với hôm qua.
Cụ thể, tại tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 67.500 đồng/kg.
Tại Gia Lai giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 66.500 đồng/kg.
Tại Bình Phước, giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 68.500 đồng/kg.
Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giá tiêu hôm nay ở mức 70.500 đồng/kg.
Tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 67.500 đồng/kg.
Giá hồ tiêu ngày 29/8 đi ngang trong phiên đầu tuần sau khi điều chỉnh giảm mạnh vào cuối tuần trước. Ảnh minh hoạ. |
Giá tiêu đi ngang trong phiên đầu tuần sau khi điều chỉnh giảm mạnh vào cuối tuần trước. Trong khi đó Cộng đồng Hồ tiêu thế giới vẫn niêm yết giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu của Việt Nam không thay đổi trong tuần, tương ứng với 3.550 USD/tấn tiêu đen loại 500g/l và 5.400 USD/tấn với tiêu trắng.
Theo Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu Việt Nam giao dịch trên thị trường trong nước và quốc tế giảm trong 3 tháng qua. Nguyên nhân là do thị trường Mỹ và châu Âu khá trầm lắng do ảnh hưởng của lạm phát kinh tế toàn cầu. Cùng với đó, trong 2 tuần qua, nguồn cung ở nhiều nơi khá khan hiếm nên càng khó có doanh số.
Tháng 7/2022, chỉ số giá tiêu đen toàn cầu giảm 2% còn 53,69 điểm trong khi chỉ số giá tiêu trắng giảm nhẹ 0,1% còn 54,83 điểm. Tương tự, giá tổng hợp tiêu đen giảm 83 USD/tấn còn 3.994 USD/tấn, lần đầu tiên dưới mức 4.000 USD/tấn kể từ tháng 6/2021. Giá tổng hợp tiêu trắng giảm 8% còn 5.674 USD/tấn.
Theo thống kê của VPA, trong 7 tháng đầu năm, nhập khẩu tiêu nguyên liệu của Việt Nam bất ngờ tăng cao với 25.750 tấn (trong đó tiêu đen đạt 22.385 tấn, tiêu trắng đạt 3.392 tấn), tăng mạnh 37,8% tương đương 7.066 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Tính riêng trong tháng 7, lượng hồ tiêu nhập khẩu là 4.451 tấn, tăng mạnh 29,1% so với tháng trước và tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Campuchia, Brazil và Indonesia là 3 quốc gia cung cấp chủ yếu hồ tiêu cho Việt Nam, tổng lượng nhập khẩu từ 3 thị trường này chiếm 88,6% tổng lượng nhập khẩu. Nếu so với sản lượng nội địa, số lượng tiêu nhập khẩu là không quá lớn và giá cũng cao hơn đáng kể nên việc nhập khẩu này được cho là không ảnh hưởng đến giá tiêu trong nước.
Trong tháng 7, các doanh nghiệp nhập khẩu tiêu từ Brazil với giá bình quân 3.946 USD/tấn (tương đương hơn 92.000 đồng/kg) và từ Campuchia là 3.380 USD/tấn (79.000 đồng/kg). Mức giá này cao hơn khá nhiều so với trên dưới 70.000 đồng/kg tiêu nguyên liệu trong nước.