Giá cà phê ngày 29/6

Tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay được thu mua với mức 42.100 đồng/kg.

Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 42.600 đồng/kg.

Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 42.500 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 42.500 đồng/kg tại Gia Nghĩa và 42.400 đồng/kg ở Đắk R'lấp.

Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 42.500 đồng/kg (Chư Prông).

Ở Pleiku và La Grai cùng giá 42.400 đồng/kg.

Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 42.400 đồng/kg.

Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 7/2022 giảm 33 USD/tấn ở mức 2.011 USD/tấn, giao tháng 9/2022 giảm 23 USD/tấn ở mức 2.017 USD/tấn.

Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 7/2022 giảm 4,1 cent/lb, ở mức 221,9 cent/lb, giao tháng 9/2022 giảm 4,35 cent/lb, ở mức 217,75 cent/lb. Hiện giá cà phê Robusta đã về gần ngưỡng nguy hiểm 2.000 USD/tấn.

Giá cà phê và hồ tiêu ngày 29/6: Thị trường cà phê đảo chiều tăng nhẹ

Giá hồ tiêu ngày 29/6

Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai thấp nhất thị trường khi ở mức 69.000 đồng/kg.

Trong khi đó tại Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 69.000 đồng/kg.

Tại Đắk Nông, Đắk Lắk giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 70.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Bình Phước giá tiêu hôm nay được thu mua với mức 71.000 đồng/kg.

Tại Bà Rịa - Vũng Tàu ở ngưỡng cao nhất ở mức 72.000 đồng/kg.

Nhập khẩu hồ tiêu của Mỹ trong những tháng đầu năm nay tiếp tục xu hướng tăng, bất chấp lạm phát của nước này đang ở mức cao nhất 40 năm và doanh số bán lẻ ghi nhận sự sụt giảm do người tiêu dùng cắt giảm chi tiêu.

Số liệu cho thấy, trong 4 tháng đầu năm, Mỹ đã nhập khẩu tổng cộng 28.671 tấn hồ tiêu, tăng 5,5% về lượng và tăng 61% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. 74% lượng hồ tiêu nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay được cung cấp bởi các nhà cung cấp Việt Nam, đạt 21.170 tấn, tăng mạnh 25,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong khi đó, nhập khẩu tiêu của Mỹ từ một số nhà cung cấp khác lại giảm mạnh như Brazil giảm 32,9%, Indonesia giảm 45,7%... Đáng chú ý, ở Indonesia, giá tiêu xuất khẩu và nội địa liên tục giảm.

Nguyên nhân được cho là các nhà xuất khẩu cũng như thương lái khó tiếp cận nguồn hàng từ nông dân. Điều này cho thấy nguồn cung xuất khẩu từ quốc gia này không còn nhiều. Nông dân có tâm lý giữ hàng mạnh, và hồ tiêu dùng để phục vụ thị trường trong nước là chính.

Theo các chuyên gia, nhu cầu tiêu thụ toàn cầu giảm là nguyên nhân chính dẫn đến đà đi xuống của giá tiêu thời gian qua. Bên cạnh đó, bất ổn địa chính trị giữa Nga và Ukraine cũng tác động không nhỏ đến thị trường hàng háo nói chung, hồ tiêu nói riêng.