Cụ thể, giai đoạn từ quý 2/2022, nguồn cung phân khúc giá trên 15 triệu đồng/tháng khi ghi nhận mức tăng 139% so với thời điểm tháng 12/2021. Trong khi đó, căn hộ chung cư cho thuê với mức giá dưới 5 triệu đồng/tháng ngày càng ít đi về số lượng cũng như tỷ trọng xuyên suốt thời gian kể từ sau giãn cách đến nay (giảm tỷ trọng từ 24,3% vào tháng 10/2021 xuống còn 16,5% vào tháng 09/2022). Chính vì nguồn cung tăng mạnh như vậy đã dẫn đến giá thuê căn hộ chung cư trung bình tăng mạnh từ quý 2/2022.

Bên cạnh đó, nguồn cung nhà đất cho thuê ở Hà Nội cũng có sự tăng mạnh qua từng tháng trong năm 2022, chủ yếu đến từ phân khúc giá cao trên 15 triệu đồng/tháng, khiến cho giá cho thuê nhà đất trung bình tăng theo, kể từ đầu năm đến nay. Cụ thể, tỷ trọng phân khúc giá cao tăng từ 19% vào tháng 1/2022 lên tới 42% vào tháng 9/2022.

Về nguồn cung nhà đất cho thuê tại Hà Nội tăng mạnh qua từng tháng trong năm 2022, chủ yếu đến từ phân khúc giá cao (trên 15 triệu đồng/tháng) khiến cho giá cho thuê nhà đất trung bình cũng tăng theo kể từ đầu năm 2022 đến nay. Tỷ trọng phân khúc giá cao tăng từ 19% vào tháng 01/2022 lên tới 42% vào tháng 9/2022.

Trong khi đó, nguồn cung về phòng trọ tại Hà Nội không chứng kiến sự tăng trưởng mạnh như căn hộ chung cư và Nhà đất. Tỷ trọng giữa các phân khúc không có nhiều biến động giúp cho giá thuê phòng trọ tại Hà Nội được duy trì tương đối ổn định trong xuyên suốt năm 2022.

Giá bất động sản tại Hà Nội và TP HCM sẽ tiếp tục tăng cao
Giá nhà cho thuê phòng tại Hà Nội và TP HCM sẽ tiếp tục tăng. Ảnh minh họa

Còn tại TP HCM, nguồn cung căn hộ cho thuê có sự tăng trưởng mạnh qua từng tháng trong năm 2022, với nguồn tăng trưởng chủ yếu đến từ phân khúc trung cấp từ 5 - 15 triệu đồng/tháng và cao cấp trên 15 triệu đồng/tháng. Trong đó, phân khúc trung cấp có nguồn cung tăng gấp 2 lần so với thời điểm đầu năm, còn phân khúc cao cấp tăng gấp 3 lần. Đối với phân khúc thuê bình dân dưới 5 triệu đồng/tháng, hiện chỉ đang duy trì được số lượng nguồn cung qua các tháng. Tính đến hiện tại, tỷ trọng về giá theo phân khúc từ bình dân - trung cấp - cao cấp lần lượt là: 7.2% - 76.5% - 16.3%.

Xu hướng này cũng diễn ra tương tự đối với nhà đất cho thuê. Nguồn cung liên tục tăng mạnh trong năm 2022, chủ yếu đến từ 2 phân khúc trung cấp và cao cấp khiến cho nguồn cung Nhà đất bình dân gần như “biến mất” khỏi thị trường. Tỷ trọng nguồn cung phân khúc bình dân giảm từ 12.5% vào tháng 01/2022 xuống còn 5.5% vào tháng 9/2022.

Tổng nguồn cung phòng trọ cũng được duy trì ổn định trong xuyên suốt năm 2022. Tuy nhiên tỷ trọng đã có sự dịch chuyển từ phân khúc bình dân sang phân khúc trung cấp khiến cho giá cho thuê trung bình có mức tăng nhẹ. Tỷ trọng của phân khúc trung cấp tăng từ 47.3% trong tháng 1/2022 lên 55.6% trong tháng 9/2022.

Theo bà Nguyễn Hoàng Uyên, Giám đốc mảng Bất động sản của chuyên trang Chợ Tốt nhận xét rằng giá thuê nhà trung bình sẽ tiếp tục tăng cao trong thời gian sắp tới, khi xu hướng về nguồn cung gần như chỉ được thêm mới từ 2 phân khúc trung cấp và cao cấp cho 2 loại hình căn hộ chung cư và nhà đất.

Trong năm 2023, thời điểm mà Covid-19 gần như không còn để lại tác động gì tới thị trường, nhiều lao động từ nước ngoài sẽ có xu hướng quay lại Việt Nam và cần phải bỏ ra một số tiền cao hơn so với thời điểm trước dịch để có một căn hộ/căn nhà đất với chất lượng tương đương. Nhưng sự lựa chọn sẽ đa dạng hơn rất nhiều, khi mà động lực tăng nguồn cung phân khúc trung cấp và cao cấp còn đến từ việc thị trường mua bán gần như tiếp tục tình trạng “đóng băng” ở thời gian đầu năm 2023.

Bên cạnh đó, theo thống kê của Bộ Xây dựng, trong quý 3 có 51.000 giao dịch căn hộ chung cư, nhà ở riêng lẻ thành công, tập trung chủ yếu tại Hải Phòng, Long An, Đà Nẵng, TP HCM... Tổng lượng giao dịch bằng khoảng 73,8% so với quý 2 và bằng khoảng 439% so với cùng kỳ năm 2021.

Cụ thể, tại miền Bắc có hơn 9.600 giao dịch; miền Trung có hơn 17.400 giao dịch; miền Nam có gần 24.000 giao dịch (riêng Hà Nội chỉ có hơn 1.500 giao dịch thành công; TP.HCM có hơn 2.100 giao dịch thành công).

Lượng giao dịch đất nền có hơn 115.100 giao dịch thành công, bằng khoảng 54% so với quý 2. Cụ thể, tại miền Bắc có hơn 21.800 giao dịch; miền Trung có gần 18.800 giao dịch; miền Nam có hơn 74.500 giao dịch.

Về tồn kho bất động sản, Bộ Xây dựng ghi nhận trong quý 3, có hơn 51.000 giao dịch thành công. Trong khi đó, nguồn cung bất động sản có gần 19.000 căn nhà đủ điều kiện đưa vào giao dịch. Qua đó cho thấy, trong quý 3 không tạo ra lượng bất động sản tồn kho mới từ thị trường sơ cấp.

Nhìn chung, trong 9 tháng đầu năm nay, số lượng nhà ở trong các dự án đưa ra giao dịch (nguồn cung bất động sản) hạn chế trong khi nhu cầu đầu tư, mua sử dụng của người dân vẫn cao.