GELEX là Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX tiền thân là Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện được thành lập từ 1990, hiện tại tổng tài sản của GELEX là 61.189 tỷ đồng và xếp hạng 26 trong Top 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.
GELEX là gì?
GELEX là Công ty Cổ phần Tập đoàn GELEX (MCK GEX), tiền thân là Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện, được thành lập theo Quyết định số 237 QĐ/CNNg-TCNS ngày 10/07/1990 của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương), trên cơ sở tập trung các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu kỹ thuật điện do Bộ Công nghiệp nặng quản lý.
Sau 32 năm phát triển, GELEX đã trở thành doanh nghiệp đa ngành có giá trị vốn hóa hơn 9.000 tỷ đồng, hoạt động theo mô hình Holdings (công ty mẹ - công ty con), theo đuổi mục tiêu phát triển bền vững với hai khối kinh doanh chính gồm:
Sản xuất công nghiệp: gồm Sản xuất thiết bị điện và Vật liệu xây dựng với những sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe của quốc tế, và dịch vụ vượt trội, GELEX với các thương hiệu của từng ngành hàng đã và đang khẳng định vị thế hàng đầu trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình.
Hạ tầng: gồm Sản xuất nguồn điện tái tạo, nước sạch, đầu tư phát triển khu công nghiệp bao gồm hoạt động đầu tư nhà ở xã hội cho lao động địa phương tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, nhà ở cho chuyên gia và cho người lao động tại khu công nghiệp. Cụ thể, GELEX đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp với mục tiêu trở thành một trong những nhà phát triển Bất động sản và Khu công nghiệp hàng đầu Việt Nam; đồng thời, tập trung đầu tư phát triển năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời) và sản xuất cung cấp nước sạch.
Lịch sự hình thành và phát triển của GELEX
Ngày 10/07/1990: Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện, được thành lập theo Quyết định số 237 QĐ/CNNg-TCNS của Bộ Công nghiệp nặng (nay là Bộ Công Thương), trên cơ sở tập trung các đơn vị sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu kỹ thuật điện do Bộ Công nghiệp nặng quản lý. Với nhiệm vụ chính: Sản xuất kinh doanh, dịch vụ và xuất nhập khẩu trực tiếp thiết bị điện, vật liệu kỹ thuật điện. Tổng số vốn: 177 tỷ đồng.
Năm 2006: Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện thay đổi mô hình hoạt động hướng Công ty mẹ – con, theo Quyết định số 27/2006/QĐ-BCN ngày 02/08/2006 của Bộ Công nghiệp. Nhiệm vụ chính là Kinh doanh xuất nhập khẩu thiết bị, vật tư, phụ tùng điện công nghiệp và dân dụng; Thiết kế, chế tạo, kinh doanh và sửa chữa các loại thiết bị đo, đếm điện; Kinh doanh bất động sản, dịch vụ khách sạn, du lịch và văn phòng cho thuê. Tổng số vốn điều lệ được nâng lên: 500 tỷ đồng.
Năm 2010: GELEX thực hiện cổ phần hóa theo Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 10/08/2010 của Thủ tướng chính phủ. Lúc này, công ty chính thức hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần và đổi tên thành Tổng công ty CP thiết bị điện Việt Nam, trong đó, Bộ Công thương là cổ đông Nhà nước sở hữu gần 80% vốn điều lệ. Tổng vốn điều lệ: 1.400 tỷ đồng.
Năm 2015: GELEX thay đổi cấu trúc sở hữu, doanh thu: 8.382 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: 574 tỷ đồng. Tăng vốn điều lệ đến 1.550 tỷ đồng. Tháng 10/2015, cổ phiếu giao dịch trên Sàn giao dịch Chứng khoán UPCOM – HNX.
Tại phiên giao dịch ngày 25/12/2015, chỉ trong 30 phút cổ đông Nhà nước là Bộ Công thương đã bán xong toàn bộ hơn 122 triệu cổ phiếu GEX, tương đương 78,74% vốn điều lệ, tổng giá trị hơn 2.100 tỷ đồng. Tại phiên giao dịch này, cổ phiếu GEX chủ yếu được khớp lệnh ở mức giá 17.700 - 17.800 đồng/cổ phiếu. Kết thúc phiên, cổ phiếu GEX đã tăng vọt lên 19.500 đồng/cổ phiếu.
Sau hoạt động thoái vốn của cổ đông Nhà nước, GELEX đã thực hiện tái cấu trúc nhằm phục vụ kế hoạch phát triển. Trong đó có thoái vốn theo lộ trình tại các công ty không thuộc ngành nghề kinh doanh lõi (sản xuất, kinh doanh thiết bị điện) như: thoái vốn tại Công ty CP Chế tạo bơm Hải Dương (mã CTB-HNX), Công ty CP Khí cụ điện 1 – Vinakip, Công ty CP Vật tư và Xây dựng Hà Nội (HMCC) … để tập trung sức mạnh vào phát triển các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh chính. Cụ thể, Gelex Group thực hiện lộ trình tăng tỷ lệ sở hữu, góp thêm vốn vào các doanh nghiệp lõi, tiềm năng mảng thiết bị điện như: Công ty CP Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI), Công ty CP Thiết bị điện (THIBIDI), Công ty CP Chế tạo điện cơ Hà Nội (HEM), Công ty Dây đồng Việt Nam (CFT), Công ty CP Sản xuất thiết bị điện Đông Anh (MEE),… Đồng thời triển khai lộ trình đầu tư chiều sâu, nâng cao năng lực, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh của các công ty này.
Năm 2017: GELEX bắt đầu mở rộng mô hình hoạt động với việc thành lập các công ty con gồm: Lĩnh vực Năng lượng (thành lập Công ty TNHH Một thành viên Năng lượng Gelex); Lĩnh vực Logistics (M&A Công ty cổ phần Kho vận Miền Nam – Sotrans); Lĩnh vực Nước sạch (M&A Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà). Doanh thu 11.984 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: 1.658 tỷ đồng. Tăng vốn điều lệ lên 2.668 tỷ đồng.
Năm 2018: GELEX thực hiện tái cấu trúc hoạt động theo mô hình tập đoàn, tập trung 02 lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp (thiết bị điện) và Hạ tầng (điện – nước – logistics – bất động sản), bắt đầu niêm yết trên HOSE từ ngày 18/01/2018 với mã GEX. Doanh thu đạt 13.699 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: 1.533 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 4.065,6 tỷ đồng.
Năm 2019: GELEX tập trung đầu tư lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp (sản xuất kinh doanh thiết bị điện); và Hạ tầng (sản xuất điện, nước sạch và bất động sản văn phòng cho thuê). Đạt doanh thu: 15.315 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế: 1.102 tỷ đồng. Vốn điều lệ: 4.882 tỷ đồng.
Cũng trong năm 2019, CADIVI triển khai xây dựng, nâng cấp hệ thống nhà máy và hệ thống trung tâm phân phối, định hình/tái cấu trúc chuỗi cung ứng tại cả ba miền Bắc, Trung, Nam với tổng mức đầu tư gần 1.000 tỷ đồng và đang tiếp tục đầu tư trang bị máy móc thiết bị đáp ứng xu hướng ngầm hóa lưới điện; THIBIDI đầu tư nâng cấp và di dời nhà máy về Khu công nghiệp Long Đức; CFT đầu tư nhà máy, di dời về Khu công nghiệp Long Đức; MEE đầu tư máy móc thiết bị, …; đầu tư hệ thống phần mềm quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP ERP trị giá nhiều triệu USD tại toàn bộ các đơn vị thiết bị điện, xây dựng tòa nhà văn phòng CADIVI – dự kiến sẽ là nơi tập trung trụ sở, văn phòng làm việc của các đơn vị khu vực phía nam của hệ thống, đầu tư phát triển hệ thống kênh phân phối,…
Chủ tịch HĐQT GELEX - Ông Nguyễn Hoa Cương.
Năm 2020: Doanh thu mục tiêu: 19.600 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu: 975 tỷ đồng. GELEX tiếp tục tập trung Phát triển lĩnh vực cốt lõi: Sản xuất công nghiệp (thiết bị điện và vật liệu xây dựng); Hạ tầng (sản xuất điện, nước sạch, đầu tư phát triển khu công nghiệp và hệ sinh thái quanh khu công nghiệp).
Năm 2021: Theo báo cáo tài chính hợp nhất, vốn điều lệ của Gelex Group là 8.515 tỷ đồng, tổng tài sản tăng rất mạnh, lên đến 61.189 tỷ đồng, gấp hơn hai lần so với đầu năm 2020. Đến 31/12/2021, nợ ngắn hạn là 22.974 tỷ đồng (đầu năm 2020 là 10.831 tỷ đồng), nợ dài hạn là 17.717 tỷ đồng (đầu năm 2020 là 8.106 tỷ đồng). Cơ cấu nợ của Gelex được xem là khá an toàn, trong tổng số nợ phải trả nói trên, phần nợ vay và phát hành trái phiếu chỉ chiếm khoảng hơn 50%, phần còn lại là các khoản phải trả khác, trong đó hơn 7.000 tỷ đồng đến từ người mua trả trước, doanh thu chưa thực hiện và các quỹ. Bên cạnh nguồn vốn vay đến từ các ngân hàng thương mại, Gelex Group huy động vốn từ phát hành trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).
Tổng doanh thu năm 2021 của GELEX đạt 28.763 tỷ đồng nhưng lợi nhuận sau thuế ở mức khiêm tốn, chỉ đạt 1.666 tỷ đồng.
Tính đến thời điểm ngày 31/12/2021, theo số liệu tại Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX), tổng dư nợ TPDN của Gelex và các công ty thành viên là 6.820 tỷ đồng, bao gồm: Công ty CP Tập đoàn GELEX (Gelex Group) có 10 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 4.550 tỷ đồng; Công ty CP thiết bị điện Gelex có 2 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 870 tỷ đồng; Công ty CP hạ tầng Gelex có 1 lô trái phiếu, tổng giá trị phát hành 1.000 tỷ đồng; Công ty CP thiết bị điện có 1 lô trái phiếu, giá trị 400 tỷ đồng.
Ban lãnh đạo GELEX gồm những ai?
HĐQT GELEX.
Hội đồng quản trị
Chủ tịch Hội đồng quản trị - Ông Nguyễn Hoa Cương (SN 1961). Kinh nghiệm: Kỹ sư chế tạo máy, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Tiểu sử ông Nguyễn Hoa Cương:
Từ 8/2020 - nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam
Từ 01/2018 – 8/2020:Thành viên Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam.
Từ 06/2020 - nay: Thành viên Hội đồng thành viên Công ty TNHH SAS-CTAMAD
Từ 10/2017 - nay: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần KIP Việt Nam
Từ 11/2019 – nay: Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần KIP Việt Nam.
Từ 2007 – 07/2017: Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH SAS-CTAMAD.
Từ 07/2010 – 01/2018: Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam.
Từ 2011 - 09/2016: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Chế tạo Điện cơ Hà Nội.
Từ 2014 - 2016: Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Dây đồng Việt Nam.
Phó Chủ tịch HĐQT - Ông Nguyễn Trọng Tiếu (SN 1959). Kinh nghiệm: Kỹ sư điện, Cử nhân kinh tế.
Phó Chủ tịch HĐQT - Ông Nguyễn Trọng Hiền (SN 1976). Cử nhân Kinh tế Ngoại thương, Thạc sỹ Quản trị kinh doanh.
Phó Chủ tịch HĐQT - Ông Lương Thanh Tùng (SN 1978). Kỹ sư Kinh tế xây dựng.
Thành viên HĐQT/Tổng Giám đốc - Ông Nguyễn Văn Tuấn (SN 1984). Cử nhân Luật Kinh tế, Cử nhân Tài chính ngân hàng.
Thành viên HĐQT độc lập - Ông Võ Anh Linh (SN 1980). Cử nhân Kế toán và CNTT, Thạc sỹ Tài chính ngân hàng.
Thành viên HĐQT - Ông Đậu Minh Lâm (SN 1978). Thạc sỹ chuyên ngành tài chính ngân hàng.
Các công ty thành viên của GELEX
1. Danh sách các công ty con của Công ty Cổ phần Hạ tầng GELEX
Tổng Công ty Viglacera – CTCP
Công ty Cổ phần Đầu tư Nước sạch Sông Đà
Công ty TNHH Điện gió Hướng Phùng
Công ty Cổ phần Năng lượng Gelex Quảng Trị
Công ty Cổ phần Hạ tầng Gelex Tây Ninh
Công ty Cổ phần Dịch vụ Năng lượng Gelex
2. Danh sách các công ty con của CTCP Thiết bị điện Gelex
Công ty Cổ phần Dây Cáp Điện Việt Nam (CADIVI)
Công ty Cổ phần Thiết bị điện (THIBDI)
Công ty Cổ phần Thiết bị đo điện (EMIC)
Công ty Cổ phần Chế tạo Điện Cơ Hà Nội (HEM)
Công ty Dây đồng Việt Nam CFT (CFT)
Công ty TNHH Phát điện GELEX (GELEX-PG)
3. Danh sách các công ty liên kết của Gelex Holding
Công ty Cổ phần Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn
Tổng Công ty Thiết bị điện Đông Anh - Công ty Cổ phần
Công ty TNHH SAS- STAMAD
Các lĩnh vực hoạt động của GELEX
Sản xuất công nghiệp
GELEX hiện sản xuất và cung cấp bộ sản phẩm toàn diện trong lĩnh vực thiết bị điện, tập trung vào bốn nhóm sản phẩm chính là Dây và cáp điện, Máy biến áp, Động cơ điện và Thiết bị đo điện. Tất cả các dòng sản phẩm đều đã khẳng định được uy tín trên thị trường bởi các thương hiệu nổi tiếng như CADIVI, THIBIDI, EMIC, HEM và VIHEM với các tính năng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.
Một góc nhà máy thuộc GELEX.
Từ khi thành lập đến nay, sản xuất công nghiệp, trọng tâm vào thiết bị điện là lĩnh vực kinh doanh truyền thống và nòng cốt trong tổng thể hệ sinh thái của GELEX.
GELEX sở hữu các thương hiệu uy tín, cạnh tranh bình đẳng với các thương hiệu hàng đầu thế giới đối với nhiều dòng sản phẩm khác nhau trong lĩnh vực thiết bị điện như: dây cáp điện CADIVI, Máy biến áp THIBIDI & MEE, thiết bị đo điện EMIC, động cơ HEM...
Với chất lượng sản phẩm tốt, đáp ứng tiêu chuẩn của quốc tế và giá cả phải chăng, nên các thương hiệu của GELEX nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng, đối tác cũng như các nhà đầu tư.
Nhờ đẩy mạnh đầu tư chiều sâu vào nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa công nghệ, từng bước áp dụng phần mềm quản trị hiện đại tại các đơn vị thành viên, năng lực sản xuất chung của toàn GELEX ngày càng tăng, các dòng sản phẩm thiết bị điện ngày càng đa dạng, phù hợp xu thế phát triển, có thể đáp ứng được nhu cầu phong phú của khách hàng.
Công nghệ mà GELEX và các đơn vị thành viên hướng tới là các công nghệ tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, điều này không chỉ nhằm gia tăng lợi thế cạnh tranh bền vững cho doanh nghiệp mà còn hướng đến bảo vệ môi trường cho các thế hệ tương lai.
Hạ tầng
GELEX dự kiến sẽ đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư phát triển Khu Công nghiệp thông qua Tổng Công ty Viglacera hoặc trục tiếp phát triển dự án nếu phù hợp và dịch vụ tiện ích xung quanh khu Công nghiệp.
Lĩnh vực Hạ tầng của GELEX bao gồm các công ty trong lĩnh vực điện và nước sạch, bất động sản thương mại và bất động sản khu công nghiệp. Nước sạch và điện là hai nguồn năng lượng thiết yếu đối với hoạt động sản xuất cũng như sinh hoạt của người dân. Khi nền kinh tế phát triển thì nhu cầu đối với hai ngành này ngày càng cao. Đây cũng là các lĩnh vực được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích đầu tư.
1.Tiện ích
Lĩnh vực hạ tầng tiện ích của GELEX bao gồm lĩnh vực nguồn phát điện và sản xuất kinh doanh nước sạch là những lĩnh vực có nhu cầu tiêu thụ ngày càng cao trong quá trình phát triển kinh tế của đất nước. Lĩnh vực này được đầu tư và quản lý bởi Công ty Cổ phần Hạ Tầng GELEX (GELEX INFRASTRUTURE) đơn vị do GELEX sở hữu 99,998% vốn.
2. Bất động sản:
2.1 Bất động sản thương mại
Với các lợi thế về quỹ đất, GELEX đã tham gia vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản cụ thể là lĩnh vực bất động sản thương mại. Các dự án bất động sản đã hoàn thành và đang khai thác trong hệ thống GELEX bao gồm GELEX Tower – 52 Lê Đại Hành – Khách sạn Melia Hà Nội và Khách sạn Bình Minh – Số 10 Trần Nguyên Hãn – Hà Nội.
2.2 Bất động sản khu công nghiệp
GELEX sẽ đẩy mạnh lĩnh vực đầu tư phát triển Khu Công nghiệp thông qua Tổng Công ty Viglacera hoặc trục tiếp phát triển dự án nếu phù hợp và dịch vụ tiện ích xung quanh khu Công nghiệp.
Việc phát triển lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp sẽ bao gồm cả hoạt động đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở chuyên gia … nhằm tạo điều kiện ổn định cuộc sống cho người lao động tại Khu công nghiệp, góp phần tăng sự hấp dẫn của các khu công nghiệp, đồng thời góp phần vào công tác an sinh xã hội.
Cùng với đó, tại các khu vực lân cận khu công nghiệp, các dự án nhà ở giá rẻ, phù hợp và đáp ứng nhu cầu cao của người lao động địa phương cũng sẽ được nghiên cứu đầu tư, phát triển nhằm tận dụng tiềm năng của phân khúc thị trường này cũng như góp phần nâng cao đời sống cho người lao động địa phương.
Cổ phiếu GEX
Trong tháng 4, cổ phiếu GEX của Tập đoàn GELEX giảm giá tới 39%, là một trong những cổ phiếu có biên độ giảm mạnh nhất của VN-Index tháng 4. Cụ thể, trong cả phiên giao dịch ngày 6/4, nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Gelex trở thành tâm điểm bán tháo của các nhà đầu tư, giá trị vốn hóa “bốc hơi” gần 10 nghìn tỷ đồng. Chốt phiên, GEX giảm 6,5% còn 37.400 đồng/cp, đây là phiên giảm giá thứ hai của cổ phiếu này. VIX và IDC cũng giảm phiên thứ hai liên tiếp với mức giảm lần lượt 5,44% còn 22.600 đồng/cp, và 8,51% còn 72.000 đồng/cp; MHC giảm 5,43% còn 12.200 đồng/cp. Trong khi đó, hai cổ phiếu VCW và PXL đứng giá tham chiếu, riêng VCW đã trải qua 4 phiên liên tiếp không có giao dịch.
Trong bối cảnh đó, Tổng giám đốc GELEX Nguyễn Văn Tuấn đã đăng ký mua vào 10 triệu cổ phiếu GEX để nâng tỷ lệ sở hữu. Phương thức giao dịch là thoả thuận và/hoặc khớp lệnh theo quy định của pháp luật, thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ ngày 25/4/2022 đến ngày 24/5/2022.
Nếu giao dịch thành công, số cổ phiếu GEX thuộc sở hữu của ông Tuấn sẽ tăng từ 192,3 triệu cổ phiếu (tương ứng 22,58% cổ phần) lên 202,3 triệu cổ phiếu (tương ứng 23,75% cổ phần).
Tuy nhiên, động thái trên của Tổng giám đốc GELEX vẫn chưa mang đến dấu hiệu tích cực khi đến 15h15 29/4, giá cổ phiếu GEX đang ở ngưỡng 28.200 VNĐ/CP tăng 850 VNĐ/CP so với phiên giao dịch chiều 28/4 nhưng vẫn giảm mạnh so với thời điểm đầu tháng 4.
Giá cổ phiếu GEX giảm trong bối cảnh xuất hiện nhiều tin đồn và diễn biến xấu của thị trường chứng khoán. Dù vào ngày 12/4, Tập đoàn GELEX đã lên tiếng trấn an nhà đầu tư và khẳng định hoạt động của công ty vẫn diễn ra như thường lệ cũng như đối tượng tung tin đồn đã bị khởi tố, nhưng trước áp lực từ diễn biến của thị trường chứng khoán, cổ phiếu GEX vẫn liên tục giảm mạnh.
Năm 2022, Gelex đạt mục tiêu doanh thu 36.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.618 tỷ đồng, tăng lần lượt 26% và 27,2% so với thực hiện 2021. Tập đoàn tiếp tục theo đuổi chiến lược tăng trưởng các mảng kinh doanh cốt lõi thông qua hoạt động M&A (qua Gelex mẹ và các đơn vị thành viên). Ngoài ra, Gelex cho biết sẽ tiến hành niêm yết hoặc đăng ký giao dịch với cổ phần tại Gelex Hạ tầng và tăng vốn, đăng ký niêm yết với cổ phần Gelex Electric khi cần thiết trên cơ sở Tập đoàn mẹ vẫn nắm tỷ lệ chi phối (Gelex Electric đã giao dịch trên UpCoM vào 8/3/2022).
Quý 1/2022, doanh thu thuần của Gelex đạt 8.645 tỷ đồng, cao gấp gần 2 lần so với cùng kỳ. Sau khi trừ giá vốn lãi gộp đạt 1.830 tỷ đồng, cao gấp 3,5 lần so với quý 1/2021. Biên lãi gộp cải thiện từ 11,7% lên 21,2%. Gelex lãi sau thuế 694 tỷ đồng, cao gấp 2,4 lần cùng kỳ.
Quý I/2025, Công ty Cổ phần Vincom Retail (HoSE: mã chứng khoán VRE) báo lãi sau thuế 1.177 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ, hoàn thành 25% kế hoạch năm.
Chiều 28/4, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên 2025 nhằm thông qua kế hoạch tăng trưởng lợi nhuận 2025, chia cổ tức 2024 bằng tiền mặt 5%, thành lập công ty bảo hiểm nhân thọ và bầu HĐQT, Ban Kiểm soát (BKS) nhiệm kỳ 2025-2030.
Năm 2025, Nam Long đặt mục tiêu doanh thu thuần 6.794 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ đạt 701 tỷ đồng, tăng 35% so với năm trước. Doanh số (presales) dự kiến đạt 14.645 tỷ đồng, gấp 2,8 lần năm 2024.
Ông Phạm Tuấn Anh, Phó tổng giám đốc CTCP Điện lực Gelex, đồng thời là Tổng giám đốc CTCP Chế tạo Điện cơ Hà Nội được đề cử làm thành viên HĐQT Eximbank.
Dự án có vốn đầu tư 6.076 tỷ đồng với diện tích sử dụng đất là 10 hecta và sẽ được thực hiện qua nhiều giai đoạn, với mục tiêu sản xuất, chế biến các sản phẩm từ sữa, sữa chua và kem; sản xuất chế biến đồ uống không cồn; dịch vụ cho thuê kho bãi.
Đại hội cổ đông Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC) thông qua kế hoạch huy động 3.470 tỷ đồng từ cổ phiếu riêng lẻ, đặt mục tiêu doanh thu 9.000 tỷ và lợi nhuận 360 tỷ năm 2025.
Ngày 27/4, Ngân hàng Lộc Phát (LPBank - HoSE: LPB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 với sự tham gia của 187 cổ đông, đại diện cho hơn 2,77 tỷ cổ phiếu, tương ứng 92,86% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết của ngân hàng. Trong đó số cổ đông tham gia trực tiếp là 95 cổ đông.
Năm 2025, MB đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế tăng gần 10% so với kết quả 2024, tương đương đạt khoảng 31,712 tỷ đồng, chia cổ tức 2025 tỷ lệ 35% bằng cổ phiếu và tiền mặt.
"HNG đang là xác chết, chết lâm sàn, đang cố gắng cứu. Bên Thaco đang cho nợ 12.000 tỷ đồng, thì nếu chết lấy đâu mà đòi, còn gì ăn trong đây, ăn HNG là ăn chính mình". Đây là chia sẻ của ông Trần Bá Dương ĐHĐCĐ thường niên 2025.
Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - Mã chứng khoán PGB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025, đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt hơn 1.000 tỷ đồng, có tân Chủ tịch HĐQT.
Chứng khoán BOS vừa có quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc với ông Trịnh Thành Long kể từ ngày 22/4 thay thế cho người tiền nhiệm là ông Nguyễn Thành Lê.
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025 tổ chức sáng ngày 24/04, ban lãnh đạo CTCP Dịch vụ Bất động sản Đất Xanh (HOSE: mã chứng khoán DXS) đặt mục tiêu lãi ròng 2025 gấp gần 3 lần năm trước, cùng 4 nhiệm vụ trọng tâm để đón chu kỳ tăng trưởng mới, dự quý IV sẽ niêm yết Regal Group.
Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định số 46 /QĐ-XPHC về việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty cổ phần Tổng hợp Thế giới Xanh do không công bố đối với thông tin phải công bố theo quy định pháp luật.
Ngân hàng TMCP Kiên Long (Kienlongbank, mã chứng khoán KLB - UPCoM) vừa công bố tài liệu đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2025 diễn ra vào ngày 25/5, với chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 1.379 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank, HoSE: mã chứng khoán VCB) mới đây đã thông báo về việc ông Trịnh Ngọc An – Thành viên Ban Kiểm soát nhiệm kỳ 2023 – 2028 – nộp đơn xin từ nhiệm vì lý do cá nhân.
Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) vừa công bố kết luận thanh tra đối với Tổng công ty CP Bảo hiểm Hàng không (VNI), trong đó, phát hiện loạt sai phạm như: có hồ sơ hơn 600 ngày mới được thanh toán bảo hiểm, quyền lợi hơn 100 triệu đồng nhưng chỉ bồi thường 30 triệu đồng...
Công ty Cổ phần Vận tải và Xếp dỡ Hải An (mã chứng khoán HAH : HoSE) vừa công bố văn bản báo cáo về ngày trở thành cổ đông lớn, nhà đầu tư nắm giữ từ 5% trở lên cổ phiếu của công ty.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?