Năm 2023, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) cửa Việt Nam ước đạt 5,05%. Đây không phải kết quả theo mục tiêu đặt ra là 6,0% nhưng lại thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
Theo Bà Nguyễn Thị Hương - Tổng Cục trưởng Tổng cục Thống kê - cho biết, nền kinh tế đạt mức tăng trưởng 5,05%, mặc dù không đạt mục tiêu 6,5%, nhưng là kết quả tích cực và thuộc nhóm các nước có mức tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, các chỉ tiêu thống kê cho thấy kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; cung cầu hàng hóa thiết yếu được bảo đảm, hoạt động mua sắm hàng hóa, tiêu dùng nội địa duy trì mức tăng khá.
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ vững chắc của nền kinh tế với mức tăng ổn định, khẳng định chuyển đổi cơ cấu ngành đã phát huy hiệu quả, bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu. Đầu tư công được đẩy mạnh về số vốn thực hiện, tốc độ tăng tỷ lệ giải ngân ở mức cao, an sinh xã hội được quan tâm kịp thời, hiệu quả.
Cụ thể: Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý IV/2023 ước tính tăng 6,72% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn quý IV các năm 2012 - 2013 và 2020 - 2022 và với xu hướng tích cực, quý sau cao hơn quý trước (quý I tăng 3,41%, quý II tăng 4,25%, quý III tăng 5,47%).
Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,13%, đóng góp 7,51% vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm toàn nền kinh tế. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 7,35%, đóng góp 42,58%. Khu vực dịch vụ tăng 7,29%, đóng góp 49,91%.
Về sử dụng GDP quý IV/2023, tiêu dùng cuối cùng tăng 4,86% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 53,18% vào tốc độ tăng chung của nền kinh tế; tích lũy tài sản tăng 6,21%, đóng góp 44,18%.
Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,68%. Nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ tăng 8,76%; chênh lệch xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đóng góp 2,64%.
Nhận định về tăng trưởng kinh tế năm 2024, Tổng cục Thống kê cho rằng năm 2024, dự báo các rủi ro tiềm ẩn từ môi trường kinh tế thế giới vẫn còn hiện hữu và tiếp tục tác động tiêu cực lên triển vọng phục hồi tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.
Thực tế, lạm phát ở một số nền kinh tế lớn nhiều khả năng vẫn ở mức cao do tiếp tục duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt. Tăng trưởng thương mại toàn cầu tiếp tục xu hướng thấp, chịu ảnh hưởng từ cạnh tranh địa chính trị diễn biến căng thẳng, khó lường. Áp lực từ giá dầu thô, lương thực biến động mạnh, tăng lãi suất kéo dài ở nhiều quốc gia… Khả năng phục hồi của kinh tế toàn cầu chưa rõ ràng.
Ở trong nước, tuy thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen nhưng động lực truyền thống còn yếu, động lực mới chưa rõ ràng nên năm 2024 dự báo kinh tế Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tác động từ sự suy giảm của nền kinh tế thế giới dồn nén từ thời đại dịch tới nay nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục tác động đến nền kinh tế Việt Nam ít nhất trong nửa đầu năm 2024 trước khi đón nhận những dấu hiệu tích cực, khả quan hơn.
Tuy vậy, kinh tế Việt Nam sẽ vẫn có cơ hội phục hồi tích cực hơn nếu các chính sách hỗ trợ được ban hành trong năm 2023 sẽ có tác động rõ nét hơn vào nền kinh tế. Các động lực về đầu tư (bao gồm cả đầu tư tư nhân, FDI, đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước), tiêu dùng, du lịch và xuất khẩu tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ; các vấn đề tồn đọng, bất cập kéo dài được tập trung tháo gỡ, chuyển biến tích cực hơn trong năm 2024, nhất là vướng mắc của doanh nghiệp, dự án đầu tư, thị trường bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp…
Bên cạnh đó nhiều tổ chức thế giới đã đưa ra nhận định khả quan về tình hình tài chính kinh tế Việt Nam 2024 theo xu hướng ổn định bền vững.
Các cổ phiếu công nghệ và tăng trưởng vốn hóa lớn đã giành lại vị trí dẫn đầu thị trường Mỹ trong những tuần gần đây. Nhà đầu tư kỳ vọng đà tăng của chứng khoán Mỹ lan rộng.
Chỉ số S&P 500 kết thúc phiên giao dịch đầy biến động vào thứ Sáu với rất ít thay đổi, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Trung Quốc nhưng sau đó lại tỏ ra lạc quan về việc đạt được thỏa thuận thương mại. Tuy nhiên, chỉ số này đã ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2023. Chỉ số Nasdaq cũng đạt mức tăng phần trăm hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2023.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính bày tỏ mong các ngân hàng tiếp tục tiết giảm chi phí và “mở lòng ra một chút nữa” để lãi suất của chương trình tín dụng 500.000 tỷ đồng thấp hơn ít nhất 1,5% so với lãi suất trung và dài hạn.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) vừa chính thức thông báo toàn bộ 6 triệu cổ phiếu của Công ty Cổ phần Thương mại Bia Hà Nội - Hưng Yên 89 (Habeco Trading 89) sẽ được đưa vào giao dịch trên thị trường UPCoM kể từ ngày 6/6/2025
Thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Năm (29/5) một phần quan trọng nhờ cổ phiếu Nvidia tăng mạnh sau báo cáo tài chính khả quan, nhưng mức tăng bị hạn chế do những diễn biến pháp lý liên quan tới kế hoạch thuế quan đối ứng.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) dự kiến sẽ cắt giảm lãi suất chính sách 25 điểm cơ bản xuống còn 2,5% khi đối mặt tình hình bất ổn chính trị kéo dài và mức thuế quan áp đảo của Trump. Đây là lần cắt giảm thứ tư của ngân hàng trung ương trong chu kỳ nới lỏng hiện tại.
Sáng 29/5, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở hội trường về dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi), trong đó hai nội dung chính là thẩm quyền cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng (TCTD) để xảy ra tình trạng rút tiền hàng loạt, và luật hoá các quy định tại Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Tư (28/5), khi nhà đầu tư nghiền ngẫm biên bản cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và cổ phiếu của các nhà thiết kế chip sụt giảm trong những phút cuối của phiên.
Theo ABC News ngày 29/5, một hội đồng thẩm phán thuộc Tòa án Thương mại Quốc tế Mỹ đã xác định rằng các mức thuế quan này là trái pháp luật và đã vô hiệu hóa vĩnh viễn chúng.
Bức tranh thị trường toàn cầu trong ngày hôm nay đang xoay quanh một tâm điểm: báo cáo tài chính của Nvidia – “gã khổng lồ” dẫn đầu ngành trí tuệ nhân tạo.
Đại lý đổi ngoại tệ chỉ được mua ngoại tệ bằng tiền mặt, và bán lại số ngoại tệ tiền mặt đổi được cho tổ chức tín dụng ủy quyền theo đúng quy định về quản lý ngoại hối.
Nhật Bản đã để tuột vị trí dẫn đầu về tay Đức, quốc gia có tổng tài sản ròng ở nước ngoài lên tới 569,7 nghìn tỷ yên. Trung Quốc tiếp tục giữ vị trí thứ ba với 516,3 nghìn tỷ yên tài sản ròng.
VN-Index bật tăng 7,3 điểm, lên 1.339,81 điểm – tiến sát mốc 1.340 điểm, bất chấp diễn biến rung lắc trong phiên. Chuyên gia khuyến nghị, một số nhóm ngành và cổ phiếu đáng chú ý là chứng khoán, bất động sản, cảng biển, xuất nhập khẩu.
Thị trường chứng khoán toàn cầu có diễn biến trái chiều trong phiên giao dịch thứ Ba sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ hoãn áp thuế 50% lên hàng hóa nhập khẩu từ Liên minh châu Âu. Động thái bất ngờ này càng làm nổi bật tính khó đoán trong chính sách thương mại của ông, khiến tâm lý giới đầu tư tiếp tục dao động.
VN-Index ngày 26/5 đã có cú lội ngược dòng, các nhóm cổ phiếu hầu hết tăng giá; trong đó, hàng tiêu dùng và trang trí, bất động sản, xe và linh kiện, truyền thông giải trí, bảo hiểm là những ngành diễn biến nổi bật nhất. Dịch vụ tiêu dùng là ngành duy nhất đi ngược thị trường.
Trong kỷ nguyên phát triển bền vững, các yếu tố ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) đã trở thành trọng tâm không chỉ đối với các doanh nghiệp sản xuất mà còn đặc biệt quan trọng với các tổ chức tài chính. Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), với hơn ba thập kỷ phát triển (1993 – 2025), đang từng bước củng cố cam kết của mình đối với hành trình bền vững này.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?