Theo đó, báo cáo tài chính công ty mẹ và báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm của doanh nghiệp này ghi nhận doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ lũy kế 6 tháng đầu năm là 221.231 tỷ đồng, tăng so với mức doanh thu cùng kỳ năm 2021 là 211.631 tỷ đồng.

Tuy nhiên, giá vốn bán hàng của doanh nghiệp này lại tăng hơn 225.440 tỷ đồng, khiến lỗ gộp từ bán hàng, dịch vụ hơn 4.200 tỷ đồng. Trừ đi các loại chi phí tài chính, chi phí bán hàng và chi phí quản lý, EVN ghi nhận lỗ 12.767 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh và lỗ sau thuế 16.586 tỷ đồng.

Tuy doanh thu tăng, nhưng EVN lỗ gộp hơn 4.2000 tỷ đồng, mà nguyên nhân được cho là do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.

Ngoại trừ giá vốn hàng bán tăng mạnh khiến EVN lỗ gộp, các loại chi phí khác của EVN thay đổi không đáng kể so với cùng kỳ, như chi phí tài chính chỉ tăng 2,4%, chi phí quản lý giảm 2,3% và chi phí bán hàng giảm 4,8%.

Báo cáo tài chính của công ty mẹ của EVN cũng ghi nhận doanh thu 189.194 tỷ đồng, trong đó lỗ gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ là 13.398 tỷ đồng và lỗ sau thuế là 22.215 tỷ đồng.

Tính đến 30/6, tổng tài sản của EVN đạt khoảng 673.157 tỷ đồng, giảm hơn 32.200 tỷ đồng so với đầu năm. Các khoản nợ phải trả, gồm nợ ngắn hạn và dài hạn lần lượt là 152.197 tỷ đồng và 290.279 tỷ đồng.

Nửa đầu năm 2022, EVN báo lỗ gần 16.600 tỷ đồng. Ảnh minh họa
Nửa đầu năm 2022, EVN báo lỗ gần 16.600 tỷ đồng. Ảnh minh họa

Đây là kết quả gây bất ngờ, bởi các năm gần đây EVN chưa từng thua lỗ, thậm chí lợi nhuận còn liên tục tăng giai đoạn 5 năm vừa qua.

Cụ thể, năm 2017 và 2018 EVN lãi 6,6-6,8 nghìn tỷ đồng. Sang năm 2019, lợi nhuận tăng gấp rưỡi lên 9,7 nghìn tỷ đồng. Hai năm 2020 và 2021, lợi nhuận EVN tăng mạnh lên tương ứng 14,5 và 14,7 nghìn tỷ đồng.

Về doanh thu, báo cáo của EVN cho thấy doanh thu cũng tăng đều đặn qua từng năm, từ mức 295 nghìn tỷ đồng năm 2017 lên 426 nghìn tỷ đồng năm 2021.

Tuy doanh thu tăng, nhưng EVN lỗ gộp hơn 4,2 nghìn tỷ đồng, mà nguyên nhân được cho là do giá nhiên liệu đầu vào sản xuất điện (như than, dầu, khí) tăng đột biến từ đầu năm đến nay làm chi phí sản xuất điện của EVN tăng rất cao.

EVN cho biết, đến 8 tháng, điện sản xuất đạt 84,57 tỷ kWh, chiếm 46,49% sản lượng điện sản xuất của toàn hệ thống là 181,92 tỷ kWh.