Liên minh châu Âu (EU) vừa thông qua Quy định (EU) 2025/351, sửa đổi một loạt quy định liên quan đến vật liệu và đồ dùng bằng nhựa, bao gồm cả nhựa tái chế, tiếp xúc với thực phẩm để tăng cường tính an toàn và bền vững.
Thông tin từ Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU cho biết, quy định mới sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 15/3/2025 và được áp dụng đồng bộ tại các nước thành viên EU. Đây là bước đi quan trọng nhằm nâng cao tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và thúc đẩy sản xuất bền vững.
Quy định sửa đổi cập nhật Quy định (EU) số 10/2011 về vật liệu nhựa tiếp xúc với thực phẩm, Quy định (EU) 2022/1616 về nhựa tái chế dùng trong ngành thực phẩm, đồng thời bãi bỏ Quy định (EC) số 282/2008 và điều chỉnh Quy định (EC) số 2023/2006 về thực hành sản xuất tốt. Những thay đổi này tập trung vào việc kiểm soát chất lượng, đảm bảo độ an toàn của sản phẩm nhựa và tăng cường quản lý quy trình tái chế.
Theo đó, Quy định (EU) số 10/2011 tiếp tục là nền tảng pháp lý, đặt ra các yêu cầu cụ thể về thành phần vật liệu nhựa nhằm đảm bảo tính an toàn khi tiếp xúc với thực phẩm. Chương II của quy định này nhấn mạnh: mọi sản phẩm nhựa cuối cùng phải tuân thủ Điều 3 của Quy định (EC) số 1935/2004, tức là không gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng hoặc làm biến đổi chất lượng thực phẩm. Quy định sửa đổi bổ sung định nghĩa rõ ràng hơn về các khái niệm như "tái chế", "phụ gia" và "độ tinh khiết", đồng thời đưa ra các tiêu chuẩn mới về thành phần hợp chất, hạn chế sử dụng một số chất và quy định về nhãn mác.
Về nhựa tái chế, Quy định (EU) 2022/1616 được điều chỉnh để hoàn thiện hệ thống đảm bảo chất lượng trong các khâu thu gom, xử lý sơ bộ, khử nhiễm và tái chế rác thải nhựa. Đặc biệt, quy định này mở rộng phạm vi quản lý đến các sản phẩm phụ từ quá trình sản xuất nhựa, nhằm tận dụng tài nguyên hiệu quả hơn. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, các tiêu chuẩn chi tiết về thực hành sản xuất tốt cũng được cập nhật trong Quy định (EC) số 2023/2006, tập trung vào tái chế và kiểm soát chất lượng vật liệu.
Những thay đổi này phản ánh cam kết của EU trong việc bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và thúc đẩy nền kinh tế tuần hoàn. Các doanh nghiệp sản xuất nhựa, đặc biệt là nhựa tái chế, sẽ phải điều chỉnh quy trình để đáp ứng tiêu chuẩn khắt khe hơn, từ khâu sản xuất đến ghi nhãn sản phẩm.
Quy định mới không chỉ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất trong EU mà còn tác động đến các quốc gia xuất khẩu thực phẩm và bao bì nhựa vào thị trường này, trong đó có Việt Nam. Thương vụ Việt Nam tại EU khuyến nghị doanh nghiệp trong nước cần nắm bắt kịp thời các thay đổi để tránh rủi ro pháp lý và đảm bảo khả năng cạnh tranh. Từ ngày 15/3/2025, mọi sản phẩm nhựa tiếp xúc với thực phẩm nhập vào EU phải tuân thủ đầy đủ các tiêu chuẩn mới, từ thành phần hóa học đến quy trình tái chế.
Đây là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam nâng cấp công nghệ, cải thiện chất lượng sản phẩm và hướng tới sản xuất bền vững. Tuy nhiên, thách thức cũng không nhỏ khi phải đáp ứng các yêu cầu khắt khe về độ tinh khiết và truy xuất nguồn gốc. Việc EU siết chặt quản lý nhựa tái chế cũng là lời nhắc nhở về xu hướng toàn cầu: an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc.
Bộ Y tế đề xuất bổ sung khái niệm thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) và đề xuất quy định thực phẩm bổ sung chỉ được công bố thành phần bổ sung mà không được ghi khuyến cáo sức khỏe, tác dụng, tránh tình trạng phóng đại sữa phát triển chiều cao, điều trị xương khớp...
Cục An toàn thực phẩm nhận được báo cáo của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia về kết quả kiểm nghiệm mẫu giám sát phát hiện sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dáng xuân Phục linh Gold và Best Slim Collagen có chứa chất cấm Sibutramine.
Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) do Bộ Công an chủ trì soạn thảo dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV năm 2025. Trong đó, dự thảo Luật có nhiều nội dung đáng chú ý như: Đề xuất nâng định lượng là tiền đối với các tội danh có định lượng là tiền làm căn cứ định tội, định khung; mở rộng phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của hành vi chuẩn bị phạm tội.
Ngày 30/4, trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, những địa danh từng là chiến trường xưa như Dinh Độc Lập, địa đạo Củ Chi, rừng Sác, Bến Nhà Rồng... lại trở thành điểm đến thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước. Những chuyến hành trình không chỉ để tham quan, mà còn để lắng nghe đất kể chuyện - những câu chuyện về quá khứ hào hùng, về những con người đã làm nên lịch sử.
Thủ đô Hà Nội dịp lễ 30/4 – 1/5 có rất nhiều địa điểm check-in thu hút giới trẻ và du khách thập phương. Bên cạnh Hồ Hoàn Kiếm và các điểm tham quan, những địa danh mang đậm dấu ấn lịch sử dân tộc của là lựa chọn của đông đảo du khách.
Ngày 28/4, mở rộng điều tra vụ án sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn tại TP Hà Nội và các tỉnh lân cận, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam và lệnh khám xét chỗ ở đối với 4 đối tượng về các tội danh “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Đưa hối lộ” và “Môi giới hối lộ”.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?