Bão Krathon (bão số 5) giật cấp 17 đã đi vào vùng biển Đông
Bão Krathon (bão số 5) đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến bão Yinxing sau khi cơn bão này vào Biển Đông, nên các mô hình đang đưa ra những dự báo khá khác nhau. Đáng chú ý là có mô hình dự báo bão Yinxing sẽ đổ bộ nước ta.
Hiện nay, một cơn bão rất mạnh, tên quốc tế là YINXING, đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).
Hồi 13 giờ ngày 06/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h.
Dự báo diễn biến bão YINXING (24 đến 72 giờ tới):
Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
Dự báo tác động của bão YINXING
Vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 6-7. Từ chiều tối và đêm 07/11 tăng lên cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 16, sóng biển cao 4,0-6,0m, vùng gần tâm 6,0-8,0m; biển động dữ dội.
Tàu thuyền hoạt động trong các vùng nguy hiểm nói trên đều có khả năng chịu tác động của dông, lốc, gió mạnh, sóng lớn.
TIN DỰ BÁO GIÓ MẠNH, SÓNG LỚN VÀ MƯA DÔNG TRÊN BIỂN
Ở trạm Lý Sơn đã có gió giật cấp 7. Vùng biển từ Quảng Trị đến Bình Định, khu vực Giữa Biển Đông và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác.
Dự báo diễn biến trong 24h tới:
Ngoài ra, đêm 06/11 và ngày 07/11, khu vực Giữa và Nam Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Trường Sa); vùng biển từ Quảng Trị đến Cà Mau, Cà Mau đến Kiên Giang và vịnh Thái Lan có mưa rào và dông rải rác. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc xoáy và gió giật mạnh cấp 7-8.
Cảnh báo, đêm 07/11 và ngày 08/11: Khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9.
Riêng vùng biển phía Đông gió mạnh cấp 8-10, vùng gần tâm bão đi qua cấp 11-13, giật cấp 16; biển động dữ dội; sóng biển cao từ 4,0-6,0m, vùng gần tâm 6,0-8,0m.
Vùng biển từ Quảng Trị đến Quảng Ngãi gió Đông Bắc mạnh cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-4,5m.
Vùng biển phía Bắc khu vực Giữa Biển Đông và vùng biển từ Bình Định đến Cà Mau gió Đông Bắc mạnh cấp 5, có lúc cấp 6, giật cấp 7-8; biển động; sóng biển cao từ 2,0-5,0m.
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2.
Riêng vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông từ chiều tối ngày 07/11 cấp 3.
Dự báo tác động: Toàn bộ tàu thuyền hoạt động trên các khu vực trên đều có nguy cơ cao chịu tác động của lốc xoáy, gió mạnh và sóng lớn.
Ngày hôm nay (06/11), ở khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa tính từ 07h đến 15h ngày 06/11 có nơi trên 80mm như: Hoài Nhơn (Bình Định) 88.0mm, Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 112.2mm, Bồng Sơn (Bình Định) 202.2mm, …
Diễn biến mưa lớn trong 24 giờ đến 48 giờ tới
Từ chiều tối ngày 06/11 đến ngày 07/11, khu vực từ Quảng Nam đến Khánh Hòa có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa từ 30-80mm, cục bộ có nơi trên 150mm. Từ đêm 07/11 mưa lớn có xu hướng giảm dần.
Ngoài ra, chiều tối và đêm 06/11, khu vực Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 15-30mm, cục bộ có nơi trên 60mm.
Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Cảnh báo: Ngày 08/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ.
Cảnh báo cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét: cấp 1.
Dự báo tác động của mưa lớn
Mưa lớn và mưa lớn cục bộ có khả năng gây ra tình trạng ngập úng tại các vùng trũng, thấp; lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc (thông tin cảnh báo khu vực nguy cơ lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng Thủy văn tại địa chỉ: https://luquetsatlo.nchmf.gov.vn và trong bản tin riêng cảnh báo lũ quét, sạt lở đất).
Chiều 6/11/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công điện số 8356/CĐ-BNN-ĐĐ về việc ứng phó với bão YINXING gần biển Đông.
Công điện nêu rõ: Theo bản tin của Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia, cơn bão YINXING đang hoạt động trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông (Philippines).
Dự báo ngày 08/11 bão đi vào biển Đông với cường độ cấp 13, giật cấp 16. Đồng thời, trong những ngày vừa qua, khu vực miền Trung đã có mưa to đến rất to.
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, mưa lớn, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:
Một là, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão; quản lý các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm tàu, thuyền; thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trong 48 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 17,0-21,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 118,0 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh theo các bản tin dự báo).
Hai là, các tỉnh khu vực miền Trung khẩn trương khắc phục nhanh hậu quả do mưa lũ trong thời gian vừa qua.
Kiểm tra, rà soát, chủ động sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn.
Kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Ba là, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Bốn là, các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương rà soát các phương án, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, nguồn lực để triển khai đảm bảo an toàn, hiệu quả với diễn biến bão, mưa lũ.
Năm là, đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão, mưa lớn đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả.
Sáu là, trực ban nghiêm túc (24/24 giờ), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Khả năng xuất hiện áp thấp nhiệt đới
Trước đó, nhận định về diễn biến khí tượng thủy văn, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia Mai Văn Khiêm cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 11/2024, có nhiều loại hình thái thời tiết nguy hiểm (áp thấp nhiệt đới) ảnh hưởng đến nước ta.
Theo ông Mai Văn Khiêm: Trong 10 ngày đầu tháng 11, ở vùng biển phía Nam Biển Đông có khả năng hình thành vùng xoáy thấp, gây ra tình trạng mưa dông và nguy cơ gió giật mạnh trên khu vực giữa và Nam của Biển Đông.
Đồng thời, cũng không loại trừ trường hợp vùng xoáy thuận có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới làm gia tăng tình trạng thời tiết xấu ở khu vực giữa và Nam của Biển Đông.
Cùng với đó, trong những ngày tới, nước ta còn chịu ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, đáng kể nhất là đợt không khí lạnh tăng cường vào khoảng từ ngày 4-7/11 với cường độ mạnh, khiến khu vực Bắc và giữa của Biển Đông có gió Đông Bắc mạnh cấp 6-7, giật cấp 8-9, sóng biển tăng cao từ 2-4m, biển động mạnh.
Mưa lớn diện rộng, diễn biến phức tạp
Trên đất liền, từ ngày 3-10/11, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng tổ hợp của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn gồm: Vùng xoáy thấp ở Nam và giữa Biển Đông; ảnh hưởng của không khí lạnh liên tục được tăng cường cộng với đới gió Đông hoạt động mạnh trên độ cao từ 1.500-5.000m.
Đây là một hình thái thời tiết gây mưa đặc biệt lớn điển hình ở khu vực miền Trung.
"Chúng tôi dự báo đây là đợt mưa lớn trên diện rộng. Đặc biệt là các trận mưa cường suất lớn, gây ra lũ lớn trên báo động 3 ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ, ngập úng diện rộng, lũ quét, sạt lở đất ở các khu vực vùng núi.
Vùng mưa lớn không chỉ tập trung ở các tỉnh, thành (Hà Tĩnh đến Đà Nẵng) đã có mưa rất lớn trong những ngày qua và còn mở rộng ra phần phía Nam, cụ thể là từ Quảng Nam đến Phú Yên", ông Mai Văn Khiêm lưu ý.
Sau ngày 10/11, mưa lớn ở miền Trung còn có diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn.
Trong đó nửa đầu tháng 11, mưa lớn tập trung nhiều ở khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12, mưa lớn tập trung nhiều từ Quảng Bình trở vào đến Phú Yên.
Nguy cơ đặc biệt cao về tình trạng lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng
Theo ông Mai Văn Khiêm, trên đất liền khu vực Trung Bộ, từ ngày 26-30/10 đã xảy ra mưa rất lớn, các hồ đã tích thêm nước, đất đã bão hòa.
Do vậy cảnh báo nguy cơ cao xuất hiện lũ lớn, nguy cơ đặc biệt cao về tình trạng lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng ở khu vực này, kèm theo đó là tình trạng ngập úng diện rộng có khả năng xuất hiện.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương cần quan tâm chỉ đạo các cơ quan liên quan thường xuyên cập nhật thông tin dự báo, cảnh báo thiên tai được ban hành theo quy định. Thông tin dự báo, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất thời gian thực được cung cấp trực tuyến trên cổng thông tin điện tử của Tổng cục Khí tượng thủy văn tại địa chỉ: http://luquetsatlo.nchmf.gov.vn/.
Đồng thời, hướng dẫn các lực lượng xung kích phòng, chống thiên tai, rà soát các điểm xung yếu lũ quét và sạt lở, tắc nghẽn dòng chảy trên sông, suối để kịp thời phòng tránh, ứng phó.
Ban Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các bộ, ngành, địa phương rà soát, cung cấp thông tin về các khu vực, lĩnh vực hoạt động nhạy cảm, dễ bị tác động bởi thiên tai để tổ chức dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai có hiệu quả theo quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai.
Đôn đốc các chủ hồ chứa thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các quy định về cung cấp số liệu quan trắc, thông tin vận hành, dự báo cho các đơn vị và cơ quan khí tượng thủy văn phục vụ công tác dự báo, cảnh báo theo quy định tại Nghị định 114/2018/NĐ-CP ngày 4/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước và các Quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông.
Chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung
Ngày 1/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Công điện đề nghị các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Định chủ động ứng phó với mưa lớn khu vực miền Trung.
Theo bản tin của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ ngày 03/11 đến ngày 05/11, khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có khả năng xảy ra một đợt mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 100-200mm, cục bộ có nơi trên 300mm; riêng khu vực từ Hà Tĩnh đến Đà Nẵng lượng mưa phổ biến 200-400mm, có nơi trên 500mm.
Từ ngày 06/11, mưa lớn có khả năng dịch xuống khu vực Hà Tĩnh đến Bình Định và có khả năng còn kéo dài trong nhiều ngày; nguy cơ ngập úng tại các vùng trũng, thấp, lũ quét trên các sông, suối nhỏ, sạt lở đất trên sườn dốc.
Tiếp theo văn bản số 8220/BNN-ĐĐ ngày 31/10/2024, để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lũ, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố từ Hà Tĩnh đến Bình Định:
Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ bão số 6, nhất là tại các tỉnh/thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng; chủ động thu hoạch sớm nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Tổ chức rà soát, chủ động sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất đến nơi an toàn; chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống có thể xảy ra.
Sẵn sàng lực lượng canh gác, kiểm soát, hướng dẫn bảo đảm giao thông an toàn cho người và phương tiện, nhất là tại các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết, khu vực đã xảy ra sạt lở hoặc có nguy cơ xảy ra sạt lở; bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền Trung trong 10 ngày tới
Ngày 31/10/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 8220/BNN-ĐĐ gửi các Bộ: Quốc phòng, Công an, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Công thương, Thông tin và Truyền thông và 13 tỉnh, thành phố từ Nghệ An đến Khánh Hòa, Gia Lai, Kon Tum về việc chủ động ứng phó với mưa lớn, lũ miền Trung trong 10 ngày tới.
Văn bản nêu rõ, trong những ngày vừa qua, do ảnh hưởng của bão số 6 (bão TRAMI) khu vực Trung Bộ đã xảy ra mưa to đến rất to, cục bộ có nơi trên 1.000mm như Đỉnh Bạch Mã (Thừa Thiên Huế) 1.500mm, Hồ Sông Thai (Quảng Bình) 1.250mm, gây ngập lụt diện rộng.
Theo thông tin dự báo của Tổng cục Khí tượng thủy văn số 1297/TCKTTV-QLDB, từ ngày 03 đến ngày 10/11/2024, khu vực Trung Bộ có thể chịu ảnh hưởng của một số hình thái thời tiết xấu gây mưa lớn.
Sau ngày 10/11/2024, mưa lớn ở miền Trung tiếp tục diễn biến phức tạp với khả năng xuất hiện 2-3 đợt mưa lớn.
Trong đó, nửa đầu tháng 11, mưa lớn tập trung nhiều ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi. Nửa cuối tháng 11 và đầu tháng 12, mưa lớn tập trung nhiều ở các tỉnh Quảng Bình trở vào đến Phú Yên.
Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ kéo dài trong những ngày tới, giảm thiểu thấp nhất thiệt hại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành:
Một là, khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lũ bão số 6, nhất là tại các tỉnh/thành phố Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng.
Các tỉnh/thành phố chủ động thu hoạch sớm nuôi trồng thủy sản, sản xuất nông nghiệp với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.
Hai là, rà soát, sẵn sàng triển khai sơ tán người dân tại khu vực có nguy cơ bị ngập sâu, lũ quét, sạt lở đất.
Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm thiết yếu theo phương châm “bốn tại chỗ” để sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống.
Ba là, kiểm tra các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định.
Bốn là, rà soát phương án đảm bảo an toàn giao thông nhất là khu vực dễ bị chia cắt, chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính.
Năm là, thường xuyên cập nhật thông tin, dự báo, cảnh báo về mưa lũ để chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tế.
Đồng thời chỉ đạo cơ quan phát thanh, truyền hình và các cơ quan thông tin đại chúng địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến thời tiết, thiên tai đến các cấp chính quyền và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Sáu là, các Bộ, ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước và nhiệm vụ được phân công chủ động chỉ đạo, phối hợp với các địa phương rà soát các phương án đảm bảo an toàn, hiệu quả với diễn biến mưa lũ.
Bẩy là, trực ban nghiêm túc (24/24h), thường xuyên báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai).
Bộ NNPTNT đề nghị các Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành quan tâm chỉ đạo, thực hiện.
Bão Krathon (bão số 5) đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) vừa ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán đối với Công ty TNHH MTV Quản lý quỹ Chubb Life.
Theo số liệu mới công bố của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính sách của Donald Trump có thể khiến giá cả gia tăng, khiến tình trạng lạm phát trầm trọng hơn.
Theo Tổng cục Thống kê, giá lương thực, thực phẩm, giá xăng, dầu, giá thuê nhà tăng là những nguyên nhân chính làm Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10-2024 của cả nước tăng 0,33% so với tháng trước.
Trong 10 tháng năm 2024, TP Hà Nội đã thu hút 1,6 tỷ USD vốn FDI. Trong đó, 233 dự án đăng ký cấp mới, với số vốn hơn 1,1 tỷ USD; 160 lượt dự án tăng vốn đầu tư với 184 triệu USD; 192 lượt nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, đạt 208 triệu USD.
Kết quả bầu cử Tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2025 - 2029 sẽ mang lại nhiều tác động quan trọng đối với Việt Nam. Ngay lập tức, thị trường tài chính Việt Nam có thể sẽ phản ứng trước những thay đổi từ nền kinh tế và chính sách thương mại Mỹ. Về lâu dài, các mối quan hệ kinh tế và chính trị giữa Việt Nam và Mỹ cũng có thể chịu ảnh hưởng đáng kể, đặc biệt trong các lĩnh vực như đầu tư, thương mại và hợp tác công nghệ.
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TP.HCM vừa có tờ trình gửi UBND TP.HCM về việc ban hành giá vé của tuyến Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên.
Chính phủ ban hành Nghị định số 145/2024/NĐ-CP ngày 4/11/2024 sửa đổi khoản 2 Điều 12 của Nghị định số 03/2017/NĐ-CP ngày 16/1/2017 của Chính phủ về kinh doanh casino.
Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội vừa có công văn đề nghị lãnh đạo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành chủ động nắm bắt tình hình tiền lương, thưởng cho người lao động, nhất là trong dịp tết Dương lịch và tết Nguyên đán năm 2025.
Trong bản cập nhật mới nhất, với thứ hạng 90, công dân Việt Nam có thể nhập cảnh không cần visa, hoặc chỉ cần e-visa, visa cửa khẩu, ETA (giấy phép du lịch điện tử) tại 51 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong tổng số 199 quốc gia, vùng lãnh thổ toàn cầu.
Dự kiến, tuyến đường sắt đô thị kết nối với sân bay Nội Bài sẽ được khởi động trong giai đoạn 2024-2025, hoàn thiện toàn bộ vào năm 2034; riêng đoạn tuyến 2.4 Nam Thăng Long-Nội Bài đưa vào khai thác sử dụng năm 2030...
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn trong năm 2025.
Số lượng trung tâm dữ liệu toàn cầu gia tăng nhanh chóng mà chưa có dấu hiệu chững lại, thúc đẩy các “ông lớn” công nghệ tìm kiếm giải pháp tối ưu để cung cấp năng lượng cho cuộc cách mạng trí tuệ nhân tạo (AI). Những lựa chọn được xem xét bao gồm chuyển sang năng lượng hạt nhân, áp dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng cho trung tâm dữ liệu và phát triển máy tính lượng tử, theo CNBC.
Những kỳ nghỉ cuối tuần trong lòng thành phố triệu cây xanh Ecopark thật vi diệu! Nó không chỉ là “trạm dừng chân” giá trị giữa guồng quay hối hả của công việc, mà còn là sợi dây gắn kết gia đình.
Đội QLTT số 4 thuộc Cục QLTT thành phố Đà Nẵng tiến hành kiểm tra đột xuất và xử phạt 24.000.000 đồng đối với 02 cửa hàng tại quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng có hành vi trưng bày để bán hàng hóa giả mạo nhãn hiệu Chanel, Gucci, Adidas...
Cục Đường sắt Việt Nam (Bộ GTVT) vừa trình Bộ GTVT xem xét, trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
5h sáng, anh Vũ Việt Thành (33 tuổi) xỏ giày, chạy vài vòng quanh tuyến đường ven hồ dưới chân tòa nhà anh sống. Nhìn anh Thành chạy từng bước dài, không ai nghĩ anh mới vượt qua cửa tử cách đây không lâu.
Giá dịch vụ khám bệnh và hội chẩn, giá dịch vụ ngày giường bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 1/11/2024 được quy định tại Quyết định 3220/QĐ-BYT ngày 1/11/2024 của Bộ Y tế.
Nhiều hình thái thời tiết nguy hiểmxuất hiện trong 10 ngày đầu tháng 11/2024. Trên Biển Đông có thể xuất hiện áp thấp nhiệt đới. Khu vực Trung Bộ xảy ra mưa lớn diện rộng, diễn biến phức tạp; nguy cơ lũ quét, sạt lở đất nghiêm trọng đặc biệt cao.
Theo Công an quận Hoàn Kiếm, hiện có 34 cơ sở trên địa bàn có dấu hiệu kinh doanh “bóng cười” trái phép, tập trung chủ yếu tại các quán cà phê, quán bar, nhà hàng có sử dụng nhạc mạnh. Có nhiều cơ sở bị xử phạt nhiều lần nhưng vẫn kinh doanh như: quán bar Heyo Club ở 57 Cửa Nam, đã bị xử phạt hành chính tới 23 lần trong suốt quá trình hoạt động với số tiền phạt lên tới 600 triệu đồng.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
Thủ tướng đề nghị mở rộng quy mô hoạt động của ADB tại Việt Nam trong lĩnh vực tư nhân, hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu, hỗ trợ vốn cho khu vực tư nhân. Việt Nam sẽ xây dựng chính sách khuyến khích khối tư nhân vay vốn các đối tác như ADB.
Theo số liệu mới công bố của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, tổng lượng khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 14,1 triệu lượt, tăng 41,3% so với cùng kỳ năm 2023.
Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính sách của Donald Trump có thể khiến giá cả gia tăng, khiến tình trạng lạm phát trầm trọng hơn.