Cục Quản lý đầu tư xây dựng (Bộ GTVT) vừa cho biết, tổng mức đầu tư dự án đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) dự kiến tăng khoảng 6.280 tỷ đồng so với chủ trương của Quốc hội, từ 17.837 tỷ đồng lên 24.117 tỷ đồng.
Công tác bàn giao mặt bằng để thi công Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 2 (do tỉnh Đồng Nai làm cơ quan chủ quản) đến nay đã có chuyển biến tích cực, tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ GTVT, mặt bằng được bàn giao vẫn chưa đảm bảo công địa để triển khai thi công đồng loạt trên hiện trường bởi Dự án thành phần 1 mới bàn giao được khoảng 67% mặt bằng, Dự án thành phần 2 bàn giao được khoảng 93,43%.
Các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 1 (trên địa bàn thành phố Biên Hòa) chưa triển khai xây dựng; các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng Dự án thành phần 2 (trên địa bàn huyện Long Thành) chưa hoàn thành. Công tác di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật triển khai chậm, việc di dời, hoàn trả sẽ mất nhiều thời gian, thủ tục (đặc biệt là các công trình đường điện trên 35KV, đường ống cấp nước đường kính trên 500), do đó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án.
Ưu tiên bàn giao các vị trí cần xử lý nền đất yếu
Trước tình hình trên, Bộ GTVT đề nghị tỉnh Đồng Nai chỉ đạo, đôn đốc các cơ quan liên quan tập trung giải quyết các khó khăn vướng mắc, khẩn trương, nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật; đẩy nhanh tiến độ xây dựng các khu tái định cư (đặc biệt là 2 khu tái định cư trên địa bàn thành phố Biên Hòa); tập trung ưu tiên bàn giao trước các vị trí cơ bản đã đủ thủ tục pháp lý, các vị trí xử lý nền đất yếu, cầu vượt, cống, hầm chui để các nhà thầu tổ chức triển khai thi công; đẩy nhanh tiến độ chi trả tiền cho người dân... để có thể sớm hoàn thành bàn giao mặt bằng.
Đối với nguồn vật liệu đất đắp, tỉnh Đồng Nai mới chấp thuận chủ trương khai thác được mỏ khu vực xã Phước Bình và phường Tam Phước với trữ lượng khai thác được khoảng 1,2/5,2 triệu m3 nhu cầu cho cả Dự án thành phần 1 và Dự án thành phần 2. Dự án còn thiếu khoảng 4 triệu m3 đất đắp, nên cần phải sớm tìm được nguồn bổ sung để hoàn thành dự án đáp ứng tiến độ.
Bộ GTVT đề nghị tỉnh Đồng Nai xem xét, chấp thuận cho phép tiếp tục khai thác 2 mỏ khu vực xã Phước Bình và phường Tam Phước theo trữ lượng đồng thời hỗ trợ, hướng dẫn, cho phép các nhà thầu thi công khảo sát và thực hiện các thủ tục để khai thác theo cơ chế đặc thù tại các mỏ khác (như khu vực đồi Pê Nôi, đồi 309 thuộc xã Cẩm Mỹ).
Bên cạnh đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép thu hồi vật liệu san lấp tại một phần khu vực quy hoạch (187ha) nhà ga T3 Cảng Hàng không Quốc tế Long Thành. Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có hướng dẫn địa phương triển khai thực hiện. Tuy nhiên, đến nay, Sở Tài nguyên và môi trường vẫn chưa có văn bản tham mưu và xem xét có ý kiến chính thức về phương án sử dụng nguồn đất đắp này để phục vụ thi công dự án.
Dự án đường cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu có tổng chiều dài khoảng 53,7km (tỉnh Đồng Nai khoảng 34,2km; tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khoảng 19,5km), đầu tư theo quy mô đường cao tốc 100km/h, quy mô mặt cắt ngang giai đoạn 1 từ 4-6 làn xe theo từng đoạn; giai đoạn hoàn thiện mở rộng bảo đảm quy mô 6-8 làn xe.
Dự án được đặt mốc tiến độ cơ bản hoàn thành năm 2025 và đưa vào khai thác đồng bộ năm 2026 theo yêu cầu của nghị quyết Quốc hội và Chính phủ.
Phải điều chỉnh chủ trương đầu tư
Với chi phí giải phóng mặt bằng tăng; bổ sung nút giao, cầu, hệ thống trạm thu phí... Dự án cao tốc Biên Hòa-Vũng Tàu cũng bắt buộc phải bổ sung điều chỉnh tổng mức đầu tư.
Cụ thể, chi phí giải phóng mặt bằng được tính toán tại thời điểm hiện nay của các dự án thành phần dự kiến tăng khoảng 4.080 tỷ đồng so với chi phí giải phóng mặt bằng tại tổng mức đầu tư theo Nghị quyết 59/2022/QH15. Việc tăng chi phí giải phóng mặt bằng dẫn đến tổng mức đầu tư dự án tăng vượt sơ bộ tổng mức đầu tư được Quốc hội thông qua, phải điều chỉnh chủ trương đầu tư.
Dự án cần bổ sung nút giao Mỹ Xuân-Ngãi Giao (giao với đường tỉnh đường tỉnh 991) tại Dự án thành phần 3 với tổng số tiền là 1.581 tỷ đồng; cập nhật chi phí xây dựng; bổ sung một số cầu trong nút giao, hệ thống trạm thu phí, trạm cân kiểm soát tải trọng xe... là 619 tỷ đồng.
Như vậy, tổng mức đầu tư dự án dự kiến điều chỉnh tăng khoảng 6.280 tỷ đồng so với chủ trương của Quốc hội từ 17.837 tỷ đồng lên 24.117 tỷ đồng.
Hiện nay, Bộ GTVT đã đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai làm rõ về việc tăng chi phí bồi thường hỗ trợ, tái định cư tại Dự án thành phần 1 và 2 để có cơ sở hoàn thiện công tác thẩm định nội bộ và hồ sơ điều chỉnh chủ trương đầu tư của dự án, trình cấp có tham quyền theo quy định.
Chiều 9/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà họp với các Bộ GTVT, KH&ĐT, Tài chính cùng UBND TP HCM, Long An, Tiền Giang về việc mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận theo phương thức đối tác công - tư (PPP).
Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị tỉnh Bắc Ninh và Bộ Giao thông Vận tải nghiên cứu một tuyến đường ngắn nhất, hiện đại nhất, đẹp nhất và rộng nhất kết nối sân bay Gia Bình với Thủ đô Hà Nội.
Tên dự án đầu tư được điều chỉnh từ “Khu du lịch văn hóa và nghỉ dưỡng Lạc Thủy” thành “Thung lũng suối nguồn Hương Bình”. Bên cạnh đó, tiến độ dự án được điều chỉnh tới quý IV năm 2029.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 130/CĐ-TTg về việc đôn đốc tập trung chỉ đạo, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc để thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Nội dung nghị quyết vừa được HĐND TP Hà Nội thông qua sẽ điều chỉnh giảm tổng mức đầu tư từ hơn 16.000 tỉ đồng xuống hơn 11.100 tỉ đồng, giảm hơn 5.000 tỉ đồng.
TP HCM cần hơn 40 tỷ USD để hoàn thiện 7 tuyến đường sắt đô thị dài 355 km trong giai đoạn từ nay đến năm 2035. Nội dung được Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Trần Quang Lâm báo cáo trong tờ trình HĐND Thành phố chiều 10/12 về Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM.
Mới đây, Chi cục Thuế quận 1 (TP HCM) đã ban hành thông báo tiền nợ thuế của Công ty TNHH MTV Thảo Cầm Viên Sài Gòn tính đến ngày 31/10 là hơn 846 tỷ đồng. Trong đó, số tiền quá hạn phải thực hiện cưỡng chế nợ thuế là hơn 787 tỷ đồng.
Chiều 9/12, tại TP Thanh Hóa, Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam đã tổ chức Lễ khởi công dự án Trung tâm thương mại (TTTM) thứ 8 tại Việt Nam - “AEON MALL Thanh Hóa”, với mục tiêu khai trương vào nửa cuối năm 2026.
Công ty Đấu giá hợp danh Thanh Xuân vừa ra thông báo đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 36 thửa tại thôn Đông Lai (xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn) sau vụ trả giá 30 tỷ đồng/m2.
UBND TP HCM vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính đề nghị bổ sung miễn, giảm tiền thuê đất theo quy định tại khoản 2 Điều 157 Luật Đất đai năm 2024. Theo đó, UBND Thành phố đề xuất bổ sung ba trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất mà hiện nay Luật đất đai 2024 không quy định.
Mới đây, UBND TP Hà Nội vừa có văn bản trả lời kiến nghị của cử tri về giải quyết vướng mắc để sớm cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở (sổ hồng) cho các căn hộ tại các dự án chung cư.
Tập đoàn Sunshine của đại gia Đỗ Anh Tuấn muốn mua 39,52% vốn tại doanh nghiệp chủ đầu tư dự án Khu du lịch nghỉ dưỡng sân golf Lăng Cô thông qua công ty con.
Khu đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại ô đất ký hiệu TT4 thuộc KĐT Nam hồ Linh Đàm, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai - Giai đoạn 1, TP Hà Nội, có tổng diện tích 43.944 m2.
Mới đây, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Kon Tum đã có thông báo về việc chấm dứt hoạt động dự án Tổ hợp thương mại, dịch vụ vui chơi giải trí và nhà phố của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, thành phố Hải Phòng là khu kinh tế ven biển có quy mô diện tích 20.000ha, nằm ở khu vực phía Đông Nam của thành phố Hải Phòng.
Việt Nam lọt top quốc gia có tỷ lệ tỷ lệ sở hữu bất động sản cao nhất thế giới với 90%, cao hơn một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Singapore (88%), Indonesia (84%) và cao hơn Mỹ (66%), Australia (66%)...
Trong đó các huyện ngoại thành như: Mỹ Đức, Thanh Oai, Hoài Đức, Mê Linh... sẽ đấu giá 318 thửa đất trong tháng 12, giá khởi điểm từ 1,1 triệu đồng/m2.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?