Trong các chỉ đạo về tiêm vaccine phòng COVID-19, Thủ tướng Chính phủ liên tục yêu cầu ngành y tế và các địa phương chuẩn bị sẵn sàng cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện bảo quản, địa điểm, nhân lực để tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi ngay sau khi được cung ứng vaccine, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả; hoàn thành trong quý II/2022. Tính đến ngày 19/4 có 9 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ trong độ tuổi này.
TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, hệ thống văn bản hướng dẫn về an toàn tiêm chủng hiện nay rất đầy đủ và cập nhật - Ảnh: VGP/HM
Từ hệ thống văn bản hướng dẫn...
Theo quy định của Bộ Y tế, 2 vaccine phòng COVID-19 được chỉ định tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là vaccine Moderna và Pfizer, trong đó vaccine Moderna được chỉ định tiêm cho trẻ từ 6 đến dưới 12 tuổi.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Dương Thị Hồng cho biết, đến nay, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã có đầy đủ cơ sở pháp lý để cán bộ tiêm chủng tại các tuyến triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em. Mỗi trẻ sẽ tiêm 2 liều, khoảng cách 2 liều là 4 tuần.
Cùng với nguồn cung ứng vaccine, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã có hướng dẫn cụ thể cho từng lô vaccine sẽ triển khai cho đối tượng nào, nhằm bảo đảm tính đồng đều, tránh tiêm nhầm loại vaccine, cũng như việc giám sát an toàn tiêm chủng trên quy mô cả nước.
Còn theo TS.BS. Lê Kiến Ngãi, Trưởng Khoa Dự phòng và kiểm soát nhiễm khuẩn (Bệnh viện Nhi Trung ương), hệ thống văn bản hướng dẫn về an toàn tiêm chủng hiện nay rất đầy đủ và cập nhật. Riêng vấn đề an toàn tiêm chủng cho trẻ, năm 2019, Bộ Y tế và Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia đã ban hành Văn bản 2470/QĐ-BYT hướng dẫn sàng lọc trước tiêm cho trẻ. Trong văn bản này có hướng dẫn cụ thể các trường hợp bất thường cần lưu ý để giải quyết cho trẻ tiêm chủng, không tiêm chủng, hoãn tiêm chủng, hoặc chuyển khám sàng lọc tại bệnh viện.
"Các văn bản này là hệ thống hướng dẫn sao cho có nhiều trẻ em được tiếp cận với vaccine nhất, nhưng phải luôn đảm bảo an toàn", ông Lê Kiến Ngãi nhấn mạnh.
Riêng với vaccine COVID-19, từ khi triển khai tiêm cho người dân, Bộ Y tế cũng đã có nhiều văn bản cập nhật kịp thời. Gần đây nhất là Văn bản 4355/QĐ-BYT năm 2021 hướng dẫn và cập nhật toàn bộ công việc cần phải sàng lọc để tiêm cho người dân. Đối với trẻ em, ngày 29/10/2021, Bộ Y tế tiếp tục có Văn bản 5022/QĐ-BYT hướng dẫn chi tiết và đầy đủ về vấn đề tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ.
Như vậy, hệ thống văn bản hướng dẫn đầy đủ sẽ tạo thuận lợi cho đội ngũ thực hiện tiêm chủng từ cơ sở đến Trung ương yên tâm tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ an toàn nhất.
Để thực hiện chiến dịch tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, trên tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế và các cơ quan chức năng đã làm việc rất thận trọng, từng bước, khoa học và khách quan trên cơ sở tham khảo chương trình tiêm chủng của các nước, đặc biệt là khuyến cáo của WHO và CDC Hoa Kỳ để bảo đảm tiêm chủng an toàn.
Bộ cũng đã hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương về việc tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi.
Ngành y tế Thủ đô kiểm tra và giám sát việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ lớp 6 - Ảnh: VGP/HM
… đến chất lượng vaccine
GS.TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, một trong những vấn đề quan trọng của vaccine là tính an toàn. Việc kiểm nghiệm vaccine tại các nước phát triển rất nghiêm ngặt, từ chất lượng đến an toàn và hiệu quả. Các vaccine được nghiên cứu từ trong phòng thí nghiệm, đến nghiên cứu trên động vật, sau đó trải qua 3 giai đoạn thử nghiệm lâm sàng trên người, mới bắt đầu đưa vào sử dụng. Trong quá trình sử dụng, nhà sản xuất và các tổ chức quốc tế tiếp tục theo dõi chất lượng vaccine.
Đối với vaccine Pfizer và Moderna, hiện nay nhiều quốc gia phát triển đã và đang sử dụng tiêm cho nhiều đối tượng, trong đó có trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi. Bất kỳ phản ứng bất thường nào của vaccine xảy ra sau tiêm đều được nhà sản xuất, các tổ chức quốc tế thông báo và khuyến cáo.
Lãnh đạo Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, trong quá trình vận chuyển về Việt Nam, vaccine luôn được bảo quản ở nhiệt độ theo hướng dẫn của nhà sản xuất bằng các thiết bị chuyên dụng. Sau đó, vaccine được chuyển về Viện Kiểm định quốc gia vaccine và sinh phẩm y tế để đánh giá chất lượng, cấp giấy phép xuất xưởng. Khi đó, vaccine mới được đưa đến các điểm tiêm chủng theo hệ thống của Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia.
Hiện nay có 53 quốc gia đã và đang triển khai, hoặc có kế hoạch tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12. Riêng khu vực Tây Thái Bình Dương đã có 20 quốc gia tiêm vaccine mRNA cho trẻ trong độ tuổi này.
Về mức độ an toàn của vaccine, các hướng dẫn chung đều cho biết, vaccine nào cũng có một tỉ lệ phản ứng nhất định. Riêng vaccine phòng COVID-19 chứa mRNA cho trẻ em, nhiều người lo ngại nhất là phản ứng viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim. Tuy nhiên, qua khảo sát tại các nước đã sử dụng, các chuyên gia nhận thấy ít gặp phản ứng này ở trẻ nhóm tuổi từ 5 đến dưới 12, so với lứa tuổi lớn hơn.
Sẽ tiêm cho lứa tuổi lớn nhất trong nhóm và hạ dần độ tuổi
Về tổ chức tiêm chủng, theo đại diện Bộ Y tế, sẽ triển khai trước từ lứa tuổi lớn nhất trong nhóm này, đó là học sinh lớp 6, sau đó sẽ hạ dần độ tuổi. Các đợt tiêm sẽ được thực hiện tại trường học như tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 12 đến 17 tuổi trước đây, theo hình thức tiêm cuốn chiếu toàn bộ học sinh của từng lớp, từng trường, rồi mới chuyển sang trường khác; tiêm tại các địa bàn dễ tiếp cận trước để nhanh chóng phủ vaccine cho trẻ đến trường an toàn.
Liên quan đến vấn đề bảo đảm tránh tiêm nhầm lẫn 2 mũi 2 loại vaccine cho trẻ, bà Dương Thị Hồng khẳng định, Chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có hướng dẫn cụ thể trong mỗi lần cấp vaccine, lô vaccine nào sẽ tiêm cho nhóm tuổi trẻ em.
Trong các buổi tiêm ở trường học, nếu có nhiều nhóm tuổi cùng một lúc sử dụng 2 loại vaccine Moderna và Pfizer, thì việc tiêm sẽ triển khai theo khối lớp. Ví dụ, nếu tiêm vaccine Pfizer cho nhóm học sinh lớp 5 và lớp 4, thì vaccine Moderna sẽ tiêm cho học sinh lớp 3, 2 và 1.
Cùng với đó, sẽ tiêm cuốn chiếu theo lớp nhằm hạn chế việc tiêm không chính xác loại vaccine đối với mũi tiêm thứ 2.
Cũng theo bà Dương Thị Hồng, trong thời gian này, việc ghi chép, cũng như thống kê số trẻ đã tiêm mũi 1 vaccine gì sẽ được triển khai đầy đủ. Sau đó trung tâm y tế huyện, thành phố sẽ cấp cho các xã, phường số lượng vaccine tiêm mũi 2 trùng với số lượng vaccine tiêm mũi 1.
Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng lưu ý, khi đưa trẻ đi tiêm, cha mẹ nên thông báo với cán bộ y tế là con mình đã tiêm mũi 1 loại vaccine nào, để giám sát việc tiêm chủng của cán bộ y tế.
Đối với việc theo dõi tiêm đủ 2 liều vaccine và đánh giá mức độ tồn lưu miễn dịch ở trẻ em, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương chia sẻ, tất cả các đơn vị sản xuất và các quốc gia vẫn đang tiếp tục nghiên cứu. Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cũng liên tục cập nhật những thông tin mới nhất từ WHO và nhà sản xuất về hiệu quả bảo vệ của vaccine trong thời gian bao lâu và bao lâu cần tiêm nhắc lại. Tuy nhiên, về nguyên lý tiêm vaccine, theo thời gian, độ miễn dịch sẽ giảm dần.
Ngay sau khi Quảng Ninh - địa phương đầu tiên trên cả nước tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh lớp 6, đến ngày 19/4 đã có thêm nhiều địa phương triển khai tiêm cho nhóm trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, gồm Hà Nội, Cao Bằng, TPHCM, Bạc Liêu, Hải Dương, Bình Dương, Hà Nam, Yên Bái, Tuyên Quang… Các địa phương khác cũng đã sẵn sàng triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ ở nhóm tuổi này.
Đến nay, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine Moderna cho các địa phương. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến ngày 19/4, số liều vaccine đã triển khai tiêm cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi là 38.944 liều (mũi 1).
Hiện có khoảng 8,2 triệu trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi thuộc đối tượng tiêm vaccine phòng COVID-19. Ngành y tế phấn đấu trong quý II này tiêm xong 2 mũi vaccine cho các cháu. Riêng 3,6 triệu trẻ đã mắc COVID-19 sẽ tiêm sau khi mắc 3 tháng (khoảng tháng 7 và 8/2022).
Các Thượng nghị sĩ Cộng hòa Mỹ đã thông qua dự luật cắt giảm thuế và chi tiêu khổng lồ của Tổng thống Donald Trump với tỷ lệ sít sao, mở đường cho một gói chính sách sẽ giảm mạnh thuế, cắt giảm các chương trình an sinh xã hội, đồng thời tăng chi tiêu quân sự và kiểm soát nhập cư. Dù điều này có thể khiến nợ công Mỹ tăng thêm 3.300 tỷ USD.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/7 cho biết chính quyền của ông sẽ “phải xem xét” khả năng trục xuất tỷ phú Elon Musk sau khi người sáng lập Tesla tiếp tục công kích Tổng thống về dự luật chi tiêu trị giá hàng nghìn tỷ USD.
Ngày 2/7, C.P. Việt Nam phát đi thông cáo về nội dung kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm của Công an tỉnh Sóc Trăng. Theo đó, C.P. Việt Nam không có dấu hiệu vi phạm quy định về an toàn thực phẩm.
Sản phẩm Désembre Derma Science High Frequency Cream Professional do Công ty TNHH quốc tế Hyunjin C&T chịu trách nhiệm đưa ra thị trường có công thức không đúng như hồ sơ đã công bố.
Dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ đang hoàn thành những hạng mục cuối cùng trước khi thông xe toàn tuyến trong tháng 7/2025 và chính thức đón phương tiện lưu thông vào ngày 19/8/2025 tới đây.
Từ ngày 1/7/2025, nhiều luật, nghị định, thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, quy hoạch, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.
Theo danh sách mà Bộ Tài chính công bố có tới 46 khoản phí, lệ phí trong các lĩnh vực như hàng không, công nghiệp, nông nghiệp, chứng khoán, xây dựng… được giảm mạnh 50%.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 175/2025/NĐ-CP ngày 30/6/2025 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2022/NĐ-CP ngày 15/01/2022 của Chính phủ quy định về lệ phí trước bạ.
Từ sau ngày 1/7, các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ phải điều chỉnh lại cấu trúc sản phẩm bảo hiểm liên kết đầu tư khi đưa ra thị trường để phù hợp với quy định mới và không còn bao gồm các quyền lợi khác đính kèm như: tai nạn, bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo, nằm viện...
Từ ngày 1/7, Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi chính thức có hiệu lực, có nhiều thay đổi lớn so với quy định hiện hành, giúp mở rộng quyền lợi và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân tham gia.
Theo thống kê của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ), trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng đạt 74.691 người, trong đó có 25.617 lao động nữ.
Bộ Công Thương vừa ban hành Thông tư số 40/2025/TT-BCT quy định về việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) và chấp thuận bằng văn bản cho thương nhân tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu.
Sáng 30/6, TP Hà Nội tổ chức lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, phường và chỉ định nhân sự cấp ủy, lãnh đạo HĐND, UBND, Ủy Ban MTTQ Việt Nam cấp xã, phường.
Tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu phát điện của Singapore đã tăng lên mức cao kỷ lục trong tháng 5, theo phân tích dữ liệu thị trường mới nhất, khi nước này tăng cường nhập khẩu điện sạch và đẩy nhanh sản xuất điện mặt trời nội địa.
Mức bình quân tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần được quy định tại tại Nghị định 158/2025/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trong cuộc đua AI, nhiều công việc truyền thống sẽ bị thay thế bởi công nghệ AI, nhưng những lĩnh vực bổ trợ đầy giá trị kinh tế cũng đang lộ diện - nền kinh tế siêu trí tuệ AGI.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?