Doanh thu phí bảo hiểm giảm

Thông cáo báo chí tình hình kinh tế - xã hội quý III và 9 tháng năm 2023 được Tổng cục Thống kê công bố sáng 29/9 cho biết, thị trường bảo hiểm đang gặp khó khăn nhất định do quy định chặt chẽ của hợp đồng bảo hiểm từ kênh bán hàng qua các ngân hàng. Doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 9 tháng năm 2023 giảm so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu phí bảo hiểm giảm sau những tai tiếng bán bảo hiểm qua ngân hàng
Doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52,2 nghìn tỷ đồng (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 113,4 nghìn tỷ đồng (giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022).

Cụ thể, tổng doanh thu phí bảo hiểm 9 tháng năm 2023 ước đạt 165,6 nghìn tỷ đồng (giảm 6,9% so với cùng kỳ năm 2022), trong đó: Doanh thu phí lĩnh vực bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 52,2 nghìn tỷ đồng (tăng 2,6% so với cùng kỳ năm 2022), lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ ước đạt 113,4 nghìn tỷ đồng (giảm 10,7% so với cùng kỳ năm 2022).

Trước đó, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV), năm 2022, ngành bảo hiểm nhân thọ ghi nhận tổng số tiền chi trả đạt 44.186 tỷ đồng, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ đạt 592.811 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ năm trước. Tổng số lượng hợp đồng cuối năm 2022 đạt 13.921.675 hợp đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước. Tổng doanh thu cả năm 178.327 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước.

hất lượng dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như những hạn chế liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.
Chất lượng dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như những hạn chế liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.

Luỹ kế đến 3 tháng đầu năm 2023, đầu tư trở lại nền kinh tế của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 636.585 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 141.235 tỷ đồng, tăng 21%.

Tổng số lượng hợp đồng cuối kỳ ước đạt 13.686.362 hợp đồng, tăng 3,5%. Tổng doanh thu 3 tháng đầu năm ước đạt 37.849 tỷ đồng, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước.

Theo ghi nhận từ IAV, thời gian qua những phản ánh về chất lượng tư vấn, chất lượng dịch vụ khách hàng của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ cũng như những hạn chế liên quan đến kênh phân phối bảo hiểm thông qua ngân hàng đang có xu hướng gia tăng.

Hiện tại, cả thị trường có 730.000 đại lý bảo hiểm chính thức, gồm cá nhân lẫn tổ chức. Trong đó, kênh bancassurance đang mang về nguồn thu lớn. Số liệu từ IAV cho thấy, trong năm 2022 có 995.400 hợp đồng bảo hiểm nhân thọ được phân phối qua kênh bancassurance (kênh ngân hàng), chiếm 46% doanh số khai thác mới.

Bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng chững lại

Có thể nói thời hoàng kim của mô hình bancassurance - bán chéo bảo hiểm tại ngân hàng đã qua đi.
Có thể nói thời hoàng kim của mô hình bancassurance - bán chéo bảo hiểm tại ngân hàng đã qua đi.

Theo chuyên gia, bán chéo bảo hiểm qua ngân hàng (bancassurance) đang trong giai đoạn khó khăn, sau hàng loạt khiếu nại từ người dân cộng với động thái đẩy mạnh thanh tra của Bộ Tài chính.

Tại Ngân hàng Quốc tế Việt Nam (VIB), hoa hồng bán chéo bảo hiểm trong 6 tháng đầu năm 2023 giảm gần một nửa, xuống 315 tỷ đồng. Ngân hàng Tiên Phong (TPBank) và Ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) cũng ghi nhận thu nhập từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm giảm hơn 50% về tương ứng 220 tỷ và 290 tỷ đồng. Tại SeABank, mức giảm thậm chí lên tới 80%, khiến thu nhập từ bán chéo bảo hiểm tại nhà băng này chỉ còn 46 tỷ đồng...

Có thể nói thời hoàng kim của mô hình bancassurance - bán chéo bảo hiểm tại ngân hàng đã qua đi. Trước đó, Bancassurance ở Việt Nam được triển khai dưới hai mô hình: Tư vấn viên của hãng bảo hiểm sẽ tiếp nhận khách hàng từ nhân viên nhà băng giới thiệu sang - Nhân viên ngân hàng phụ trách toàn bộ quy trình, từ khâu giới thiệu đến tư vấn.

Dù theo mô hình nào, hãng bảo hiểm cũng sẽ trả ngay một khoản phí vô cùng hấp dẫn cho ngân hàng. Đây được coi là chi phí ban đầu để ngân hàng thiết lập hệ thống, đào tạo nhân viên bán chéo. Khoản phí upfront này, theo nhà bảo hiểm, tương đương 3-5% doanh thu bán chéo dự kiến trong thời gian hợp tác. Không những thế, hoa hồng cho nhân viên ngân hàng cũng lên đến 40 - 50% nên khiến nhiều nhân viên ngân hàng "mê mẩn".

Chính vì thế, trong những năm qua, để vay ngân hàng thuận lợi, nhiều khách hàng chấp nhận "luật ngầm" mua kèm bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân. Không ít sẵn sàng đóng phí bảo hiểm rồi huỷ ngang từ năm thứ hai. Ngân hàng Nhà nước thường xuyên nhận phản ánh từ khách hàng bị ép mua bảo hiểm nhân thọ kèm khoản vay. Cơ quan quản lý này nhiều lần nhắc nhở ngân hàng thương mại không được "bán bia kèm lạc" nhưng tình trạng trên vẫn xảy ra.

Đến 2023, trải qua hàng loạt lùm xùm, khách hàng tố bị ép mua bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay, bị "hô biến" từ tiền gửi tiết kiệm thành bảo hiểm nhân thọ... doanh thu bảo hiểm đã bị tác động rõ rệt.