Bộ Xây dựng vừa điều chỉnh quy hoạch sân bay Gia Bình đến năm 2030, từ phục vụ 1 triệu hành khách mỗi năm nâng lên 5 triệu hành khách/năm.
Theo đó, điều chỉnh, bổ sung một số nội dung tại Quyết định số 648/QĐ-TTg ngày 7/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định 648). Cụ thể:
Điều chỉnh khoản 1 mục II Điều 1 của Quyết định 648, bổ sung Cảng hàng không quốc tế Gia Bình vào Quy hoạch hệ thống cảng hàng không toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với quy mô, cấp sân bay 4E; công suất thiết kế dự kiến khoảng 5 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 15 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050; diện tích đất dự kiến: khoảng 408,5 ha. Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch khoảng 25.614 tỷ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 12.083 tỷ đồng tầm nhìn đến năm 2050.
Điều chỉnh chỉ tiêu quy hoạch của Cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Phụ lục I, Phụ lục II: công suất thiết kế dự kiến khoảng 55 triệu hành khách/năm thời kỳ 2021-2030; khoảng 85 triệu hành khách/năm tầm nhìn đến năm 2050.Ước tính chi phí đầu tư theo quy hoạch: Khoảng 93.551 tỷ đồng thời kỳ 2021-2030, khoảng 197.856 tỷ đồng tầm nhìn đến năm 2050.
Điều chỉnh khoản 2 mục IV Điều 1 của Quyết định 648 với diện tích đất chiếm dụng dự kiến của quy hoạch tổng thể hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 24.240 ha.
Điều chỉnh mục V Điều 1 của Quyết định 648 với nhu cầu vốn đầu tư phát triển hệ thống cảng hàng không đến năm 2030 khoảng 443.000 tỷ đồng, được huy động từ nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành và thay thế Quyết định số 142 ngày 12/2/2025 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
Trước đó, Văn phòng Chính phủ đã có Thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp về việc đầu tư xây dựng đường kết nối sân bay quốc tế Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics tại khu vực của Cảng.
Thủ tướng đồng ý về nguyên tắc chủ trương việc nghiên cứu mở rộng sân bay Gia Bình thành cảng sân bay quốc tế cấp 4E; đầu tư xây dựng tuyến đường kết nối sân bay với Thủ đô Hà Nội và xây dựng trung tâm logistics nhằm giảm tải cho sân bay Nội Bài, đáp ứng yêu cầu phát triển, đảm bảo hoạt động các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước và đối ngoại quốc tế, việc đầu tư xây dựng thêm một cảng hàng không lưỡng dụng kết hợp vừa phục vụ an ninh quốc phòng với phát triển kinh tế xã hội là cần thiết.
Liên quan đến lần điều chỉnh quy hoạch này, đại diện Cục Hàng không Việt Nam cho biết thêm, việc nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế sẽ góp phần thúc đẩy sản xuất thương mại, thương mại điện tử, vận tải hàng hóa và phát triển các trung tâm logistics, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Khi chuyển thành cảng hàng không quốc tế, cảng này đảm bảo đáp ứng hoạt động của các chuyến bay chuyên cơ phục vụ lãnh đạo Đảng, Nhà nước đi thăm, làm việc tại các địa phương và các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới; bảo đảm việc tiếp nhận, phục vụ tất cả các chuyên cơ của nguyên thủ các quốc gia khi đến thăm, làm việc tại Việt Nam.
Trong những trường hợp cần thiết, cảng hàng không Gia Bình có thể phục vụ các hoạt động bay liên quan đến cấp cứu y tế, cứu hộ, cứu nạn…
Về điều kiện tự nhiên, khu vực cảng hàng không Gia Bình có địa hình bằng phẳng, thoát nước tốt, tĩnh không thuận lợi cho hoạt động bay. Dân cư không tập trung đông đúc nên thuận lợi trong công tác thu hồi đất.
"Vùng trời khu vực cảng hàng không Gia Bình không chồng lấn vào vùng trời của sân bay Nội Bài và sân bay Cát Bi, có thể thiết lập được vùng trời để đáp ứng yêu cầu về điều hành bay.
Tuy nhiên quá trình hoạt động cảng này sẽ chịu sự kiểm soát và yêu cầu phối hợp hiệp đồng, điều hành bay bởi cơ sở kiểm soát tiếp cận (APP) Nội Bài. Mục đích là thống nhất một đầu mối điều hành bay chung để bảo đảm an toàn khi khai thác đồng thời hai cảng hàng không trong vùng kiểm soát tiếp cận (TMA) Nội Bài", đại diện Cục Hàng không Việt Nam nhấn mạnh.
Chiều tối 23/2, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, địa phương liên quan về tiến độ triển khai giai đoạn 1, nghiên cứu triển khai giai đoạn 2 của dự án sân bay Gia Bình (Bắc Ninh), xây dựng đường kết nối giữa sân bay với trung tâm Hà Nội và phát triển trung tâm logistics tại sân bay này.
UBND TP HCM vừa ban hành Quyết định 1277 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 5918 ngày 4/12/2014 của UBND TP HCM về việc cho Công ty TNHH Một thành viên Thảo Cầm viên Sài Gòn (TCV) thuê đất tại số 2 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1.
Thanh tra Chính phủ vừa công khai kết luận thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước về quy hoạch và thực hiện quy hoạch xây dựng của Bộ Xây dựng (giai đoạn 2015 - 2022). Đặc biệt, kết luận thanh tra này đã chỉ ra việc Bộ Xây dựng có dấu hiệu "ưu ái" nhiều dự án lớn tại Nha Trang, Bắc Ninh, TP HCM và Vũng Tàu... trong thẩm định, cấp phép, điều chỉnh quy hoạch.
UBND TP giao Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông Thành phố làm chủ đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên , với tổng mức đầu tư dự kiến là trên 15.000 tỷ đồng, thực hiện năm 2025 - 2027. Tổng chiều dài khoảng 5,15km.
Dự kiến, trong tháng 4/2025, Hòa Phát sẽ tổ chức động thổ xây dựng nhà máy nhằm kịp thời sản xuất sản phẩm thép ray đường sắt, thép đặc biệt phục vụ các dự án giao thông trọng điểm quốc gia.
UBND Thành phố Hà Nội đã quyết định giao hơn 30.000m2 đất tại xã Tiên Dương cho UBND huyện Đông Anh để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đấu giá quyền sử dụng đất.
Dự án Richstar do CTCP Nova Richstar (công ty con của CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland) làm chủ đầu tư đã được UBND TP HCM điều chỉnh quy hoạch nhưng không tính toán tiền sử dụng đất phải nộp bổ sung.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 26/CĐ-TTg ngày 31/3/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn trương rà soát, báo cáo các dự án đầu tư có khó khăn, vướng mắc, tồn đọng kéo dài trên Hệ thống đầu tư công quốc gia.
Theo đó, CTCP Đầu tư Xây dựng và Thương mại Phú Điền đề xuất
đầu tư Dự án Khu đô thị mới tại phường Đình Bảng tổng vốn đầu tư dự kiến lên tới 13.156 tỷ đồng. CTCP Đầu tư King’s Land đề xuất Dự án đầu tư xây dựng Khu đô thị mới cũng nằm tại phường Đình Bảng, tổng vốn đầu tư dự kiến gần 6.491 tỷ đồng.
Theo Nghị quyết số 171/2024/QH15, từ ngày 1/4/2025, tổ chức kinh doanh bất động sản được nhận chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với đất nông nghiệp để thực hiện dự án nhà ở thương mại. Chính sách này được thí điểm trong 5 năm.
Chiều 31/3, Thanh tra Chính phủ đã công bố kết luận thanh tra dự án đầu tư xây dựng mới cơ sở 2 của Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, theo đó sai phạm phát hiện ở hầu hết các khâu, lãng phí lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
TP Đà Nẵng vừa thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 1802/QĐ-UBND ngày 4/4/2017 của UBND TP về chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Khu công nghiệp Hòa Cầm (giai đoạn 1) - phần mở rộng 13,1ha.
Bộ Xây dựng vừa có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc nghiên cứu phương án đầu tư tuyến cao tốc từ thành phố Cà Mau đến Đất Mũi; trên cơ sở báo cáo, kiến nghị của Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Cà Mau.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, đến ngày 25/3, tổng số có 1.533 dự án được các cơ quan, địa phương báo cáo đang gặp khó khăn, vướng mắc, trong đó có 338 dự án đầu tư công, 1.126 dự án đầu tư ngoài ngân sách và 69 dự án PPP. Ngoài ra, Bộ Tài chính nhận được văn bản của doanh nghiệp phản ánh về 12 dự án gặp khó khăn, vướng mắc.
Theo Quyết định số 692 vừa ban hành, tổng mức đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành được nâng từ 109.111 tỷ đồng lên 109.717 tỷ đồng, tương đương gần 4,7 tỷ USD.
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) dự báo nguồn cung bất động sản (BĐS) nhà ở năm 2025 dự kiến sẽ phục hồi trên diện rộng với mức tăng khoảng 10% so với năm 2024.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?