Chiều 15/5, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, chiều 15/5, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Chiều cùng ngày, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Thể chế hóa 5 nhóm chính sách lớn tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" cho kinh tế tư nhân
Dự thảo Nghị quyết gồm 7 chương và 17 điều. Trong đó, mục tiêu Nghị quyết là thể chế hóa kịp thời một số chủ trương, đường lối của Đảng nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW nhằm cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; tạo điều kiện thuận cho kinh tế tư nhân tiếp cận các nguồn lực; thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, đào tạo nguồn nhân lực, mở rộng sự tham gia của các doanh nghiệp tư nhân vào các dự án quan trọng quốc gia, hỗ trợ doanh nghiệp tiên phong, vươn tầm quốc tế nhằm tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa" tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của kinh tế tư nhân. Qua đó, hiện thực hóa các mục tiêu nêu tại Nghị quyết số 68-NQ/TW.
Dự thảo Nghị quyết tập trung thể chế hóa theo 5 nhóm chính sách lớn, gồm: Cải thiện môi trường kinh doanh; Hỗ trợ tiếp cận nguồn lực đất đai, mặt bằng sản xuất kinh doanh; Hỗ trợ tài chính, tín dụng và mua sắm công; Hỗ trợ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đào tạo nhân lực; Hỗ trợ hình thành doanh nghiệp vừa và lớn, doanh nghiệp tiên phong.
Về phạm vi điều chỉnh, dự thảo Nghị quyết quy định một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân; đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh và tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Không thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp quá 1 lần/năm
Về cải thiện môi trường kinh doanh, nguyên tắc hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (Điều 4), dự thảo Nghị quyết quy định không được thanh tra, kiểm tra đối với mỗi doanh nghiệp, hộ kinh doanh quá 1 lần trong năm, trừ trường hợp có bằng chứng vi phạm rõ ràng.
Xử lý nghiêm các hành vi lạm dụng thanh tra, kiểm tra để nhũng nhiễu, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Cùng với đó, ưu tiên thanh tra, kiểm tra từ xa dựa trên các dữ liệu điện tử, giảm thanh tra, kiểm tra trực tiếp. Miễn kiểm tra thực tế đối với các doanh nghiệp tuân thủ tốt quy định pháp luật.
Chuyển việc quản lý điều kiện kinh doanh từ cấp phép, chứng nhận sang thực hiện công bố điều kiện kinh doanh và hậu kiểm, trừ một số ít lĩnh vực bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp phép theo quy định và thông lệ quốc tế.
Ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế thay cho xử lý hình sự
Về nguyên tắc xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc trong hoạt động kinh doanh (Điều 5), dự thảo Nghị quyết quy định phân định rõ giữa trách nhiệm của pháp nhân với trách nhiệm của cá nhân; giữa trách nhiệm hình sự với trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự; giữa trách nhiệm hành chính với trách nhiệm dân sự.
Theo đó, đối với vi phạm, vụ việc về dân sự, kinh tế, ưu tiên áp dụng các biện pháp về dân sự, kinh tế, hành chính trước; các doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được chủ động khắc phục vi phạm, thiệt hại. Trường hợp thực tiễn áp dụng pháp luật có thể dẫn đến xử lý hình sự hoặc không xử lý hình sự thì không áp dụng xử lý hình sự.
Đối với vi phạm đến mức xử lý hình sự thì ưu tiên các biện pháp khắc phục hậu quả kinh tế chủ động, kịp thời và toàn diện trước và là căn cứ quan trọng để cơ quan tiến hành tố tụng xem xét khi quyết định khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và các biện pháp xử lý tiếp theo.
Không được áp dụng hồi tố các quy định pháp luật để xử lý bất lợi cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
Đối với các vụ việc mà thông tin, tài liệu, chứng cứ chưa đủ rõ ràng để kết luận có hành vi vi phạm pháp luật, phải sớm có kết luận theo quy định của pháp luật tố tụng, thực hiện công bố công khai kết luận này.
Bảo đảm nguyên tắc suy đoán vô tội trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án
Dự thảo Nghị quyết nêu rõ, cần bảo đảm việc niêm phong, kê biên tạm giữ, phong tỏa tài sản liên quan đến vụ việc, vụ án phải theo đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, phạm vi, không xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; bảo đảm giá trị niêm phong, kê biên, tạm giữ, phong tỏa tương ứng với dự kiến hậu quả thiệt hại trong vụ án.
Sử dụng hợp lý các biện pháp cần thiết để bảo đảm giá trị tài sản liên quan đến vụ án, giảm thiểu tác động của điều tra đến hoạt động sản xuất kinh doanh, sau khi có ý kiến thống nhất của các cơ quan tố tụng và không ảnh hưởng đến hoạt động điều tra.
Bên cạnh đó, cần phân biệt rõ tài sản hình thành hợp pháp với tài sản, thu nhập có được từ hành vi vi phạm pháp luật, tài sản khác liên quan đến vụ án; giữa tài sản, quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp với tài sản, quyền, nghĩa vụ của cá nhân người quản lý trong doanh nghiệp trong xử lý các vi phạm và giải quyết các vụ việc.
Nhà nước sẽ có cơ chế hỗ trợ lãi suất và khuyến khích các ngân hàng giảm lãi suất cho các doanh nghiệp triển khai các dự án xanh, tuần hoàn và áp dụng các tiêu chuẩn ESG (môi trường, xã hội, quản trị).
Theo đại diện Bộ Y tế, từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong, tuy nhiên có sự gia tăng nhẹ số ca mắc trong 3 tuần gần đây, trung bình với 20 ca mắc/tuần.
Sáng 15/5, Phó Thủ tướng Mai Văn Chính đã chủ trì Phiên họp lần thứ nhất của Ban Chỉ đạo "Triển lãm thành tựu kinh tế-xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh" (Triển lãm).
Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh, truy quét, ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại, sản xuất, lưu thông hàng giả, hàng nhái, hàng không rõ xuất xứ, vi phạm bản quyền, vi phạm sở hữu trí tuệ, xuất xứ hàng hóa, trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Trưa 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Bành Cương Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty TNHH Tập đoàn Khoa học kỹ thuật Hoa Điện Trung Quốc (Tập đoàn Hoa Điện Trung Quốc).
Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I nghiên cứu sinh sản thành công cá cam. Đây là loài cá được ưa chuộng tại Nhật Bản, dùng để chế biến sashimi, sushi và có giá thương phẩm khoảng 1 triệu đồng/kg.
Mỹ sẽ bãi bỏ quy định do cựu Tổng thống Joe Biden ban hành về việc chia quyền tiếp cận đối với chip AI thành ba cấp độ và quyết định này dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/5.
Cụ thể, giáo viên mầm non: tăng phụ cấp từ 35% lên 45% ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, nhằm phản ánh đúng mức độ phức tạp và áp lực công việc.
Chiều 13/5, Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã tuyên án sơ thẩm vụ án sai phạm liên quan đến việc chuyển nhượng khu đất số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, xảy ra tại Tổng công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II).
Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam để lắng nghe, giải quyết các vướng mắc, đề xuất giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, kinh doanh Việt Nam - Hoa Kỳ.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố 5 người là lãnh đạo, nguyên lãnh đạo trung tâm thuộc Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế liên quan đường dây sản xuất và buôn bán hàng trăm tấn thực phẩm chức năng giả.
Đại diện Viện KSND TPHCM nhận định, 6 bị cáo là cựu lãnh đạo Vinafood II gồm: Trương Thanh Phong (cựu Tổng Giám đốc), Trần Văn Vẹn (cựu Chủ tịch HĐQT), Trần Bảy (cựu Trưởng phòng kế hoạch chiến lược), Vũ Bá Vinh (cựu Trưởng ban kiểm soát) và 2 cựu ủy viên HĐQT Trương Văn Húa và Trương Văn Ảnh đã phạm tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Theo Đại học Quốc gia Hà Nội, thời gian đào tạo bậc cử nhân sẽ rút ngắn từ 4 năm xuống còn 3 năm và sinh viên xuất sắc có thể hoàn thành trong 2,5 năm.
Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa ký sắc lệnh yêu cầu các công ty dược phẩm giảm giá thuốc của họ để phù hợp với mức giá mà các quốc gia khác đang chi trả, quyết định mà các chuyên gia cho rằng sẽ khó thực hiện.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều tra vụ án sai phạm đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, đưa hối hộ, nhận hối lộ xảy ra ở Tập đoàn Thuận An và các đơn vị, tổ chức liên quan, đề nghị truy tố 30 bị can.
Theo quy định của Bộ GDĐT, thí sinh sẽ bắt đầu đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2025 từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4. Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được tổ chức vào các ngày 25, 26, 27, 28/6.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất bỏ bằng tốt nghiệp THCS và giao thẩm quyền cho hiệu trưởng trường THCS/người đứng đầu cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục THCS xác nhận hoàn thành chương trình THCS.
Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) cho biết, Cục vừa có văn bản yêu cầu đình chỉ lưu hành và thu hồi toàn quốc 9 loại mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại tổng hợp & dịch vụ Linh Anh.
Hôm 11/5, Nhà Trắng thông báo họ đã đạt được thỏa thuận thương mại với Trung Quốc khi hai nước thảo luận tại Thụy Sĩ trong 2 ngày nhưng không công bố chi tiết.
Do căng thẳng thương mại với Hoa Kỳ, giá bán buôn tại nhà máy của Trung Quốc trong tháng 4 đã ghi nhận mức giảm mạnh nhất trong vòng sáu tháng, trong khi giá tiêu dùng giảm tháng thứ ba liên tiếp.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, sáng 10/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. Trong đó, vấn đề quản lý hoạt động quảng cáo trên nền tảng số, đặc biệt là vai trò và trách nhiệm của người nổi tiếng, KOL, YouTuber, TikToker... khi quảng cáo sản phẩm đã làm 'nóng' nghị trường.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?