Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia
Sáng 22/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Đóng góp ý kiến tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Hội thảo diễn ra sáng 18/3, các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất giãn hiệu lực thực hiện áp thuế đến năm 2028 thay vì năm 2026 như dự thảo.
Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đề xuất tăng thuế suất thuế TTĐB với rượu bia. Phương án 1 (PA1), tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 90%. Phương án 2 (PA2), tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 100%.
Trước đề xuất tăng thuế TTĐB với mặt hàng bia, rượu, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phó tổng Thư ký VCCI, Dự thảo Luật Thuế TTĐB được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, khu vực doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,7% so với năm 2023.
Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số giai đoạn 2026-2030. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ông Đậu Anh Tuấn kiến nghị: "Việc tăng thuế TTĐB cần được cân nhắc kỹ lưỡng, để hài hoà mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế".
Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, nếu chính sách đưa ra không phù hợp sẽ tác động tiêu cực tới doanh nghiệp. Đối với mặt hàng rượu bia không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp sản xuất mà còn ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng cũng như tác động tới xã hội.
Bà Cúc dẫn chứng vụ việc 2 du khách nước ngoài tử vong tại Hội An do sử dụng rượu Limoncello (rượu mùi) được pha chế từ cồn y tế 70 độ (loại chỉ dùng để sát khuẩn, không được uống hay sử dụng trong chế biến thực phẩm) pha với nước lọc, vỏ chanh, đường cát trắng.
Từ đó, Chủ tịch VTCA kiến nghị cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; kể cả pha chế bằng cồn Methanol công nghiệp có thể gây độc với các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh và thị giác có thể gây chết người. Đối với rượu tự nấu đảm bảo chất lượng, cấp đăng ký sản xuất kinh doanh, nộp thuế TTĐB, VAT…
Chủ tịch VTCA nhấn mạnh, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia là phù hợp nhưng cần phải có lộ trình vừa phải. “Chúng tôi mong muốn vừa tăng được ngân sách nhà nước vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Chính sách chúng ta đưa vào cuộc sống phải có sự hài hòa bởi doanh nghiệp có phát triển mới nộp thuế và ngân sách nhà nước mới bền vững”, Chủ tịch VTCA bày tỏ.
Chủ tịch Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt cho hay, thời gian qua, doanh nghiệp ngành bia liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc về dịch bệnh và những biến động khó lường, khiến cho sức chống chịu của doanh nghiệp ngành bia suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Với phương án tăng thuế, theo ông Việt có thể thiệt hại của nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng, giảm thu nhập của người lao động; tăng lượng rượu, bia nhập lậu trái phép…Để giúp doanh nghiệp có đủ thời gian dự liệu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy chủ động thích ứng với thị trường và tránh được sự suy giảm nghiêm trọng, VBA đề nghị lùi thời điểm tăng thuế TTĐB, áp dụng muộn hơn (từ 2028) và thực hiện theo phương án 1.
TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, tăng mạnh và nhanh thuế TTĐB với đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước lâu dài, có tác dụng ngược như lách luật, chuyển sang dùng thứ khác có tác hại nhiều hơn… Do đó cần phải đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp như bảo vệ các sản phẩm chính ngạch, chống buôn lậu, trốn thuế, nâng cao nhận thức và ý thức của cả người dân và doanh nghiệp…
Ông Lực kiến nghị xem xét lùi thời điểm hiệu lực của Luật đến năm 2028 để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thích nghi (chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp bia thường ngắn, các vấn đề khó khăn của ngành sẽ sớm bộc lộ; có khoảng 2-3 năm để doanh nghiệp chuyển đổi kinh doanh, thích nghi…) Trong đó nên chọn phương án 1 sẽ phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay muốn tăng trưởng kinh tế cao.
Xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về “giãn thuế”, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích các khía cạnh về mục tiêu của sắc thuế TTĐB, đặc biệt là mục tiêu điều chỉnh hành vi người tiêu dùng và sức khỏe.
Đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, áp thuế không giảm được tiêu dùng vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Trong khi, Nghị định 100 và 168 đã làm giảm tiêu dùng mặt hàng này. Như vậy, cần xem xét các biện pháp khác chứ không phải chỉ tăng thuế.
Theo TS Võ Trí Thành, trước khi đề xuất thuế, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trên các yếu tố về tính cân bằng, tác động ngân sách, tiêu dùng, lao động. Ngoài ra, cần cân nhắc thêm về hiệu lực, hiệu quả và sự công bằng của sắc thuế. Ban soạn thảo dự thảo Luật có thể đưa ra nhiều phương án như xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về “giãn thuế” TTĐB.
Sáng 22/11, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về dự án Luật thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Sau 2 buổi tổng hợp luyện, 1 buổi sơ duyệt cấp Nhà nước diễn ra tại TP HCM, sáng ngày (27/4), lễ tổng duyệt diễu binh, diễu hành diễn ra tại đường Lê Duẩn. Đây là bước chuẩn bị cuối cùng cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước diễn ra vào sáng 30/4 tới.
Chào đón đại lễ 30/4-1/5, từ trung tuần tháng 4, nhiều siêu thị, trung tâm mua sắm đã tăng cường khuyến mại, thu hút người dân đến mua sắm; nhiều chương trình kích cầu đang được triển khai giảm giá từ 10%, 30% đến giảm 50%...
Sản lượng chuyến bay và hành khách qua Cảng hàng không quốc tế Nội Bài dự kiến tăng cao cả quốc nội và quốc tế trong dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Trong giai đoạn 2021-2024, tỷ số giới tính khi sinh ở nước ta là 109,8 trẻ trai/100 trẻ gái. Riêng năm 2024, tỷ số này là 110,7 trẻ trai/100 trẻ gái. Thậm chí, có địa phương ghi nhận tỷ số này ở mức gần 120 trẻ trai/100 trẻ gái.
Tại cơ quan công an, bước đầu, đối tượng Phạm Vũ Khiêm, Giám đốc Công ty TNHH công nghệ Herbitech khai nhận đã sửa khoản chỉ tiêu đạt công bố sản phẩm, cụ thể là sửa nội dung không đạt thành đạt để đưa ra thị trường.
Cục Đường bộ thông tin vị trí các trạm dừng nghỉ, nút giao, dịch vụ được đưa vào khai thác trong dịp 30/4-1/5, trên tuyến đường bộ cao tốc Bắc – Nam.
Hai sản phẩm "Ăn ngon Baby Shark" và "sản phẩm Medi Kid Calcium K2", do Công ty TNHH Công nghệ Herbitech, có địa chỉ tại khối 8, xã Phù Lỗ, Huyện Sóc Sơn, TP Hà Nội, sản xuất.
Trong quý I/2025, Chi cục Quản lý thị trường TP HCM đã kiểm tra bảy vụ, tạm giữ hơn 2.600 hộp sữa các loại và 40 kg bột sữa, tổng trị giá hơn 188 triệu đồng, xử phạt trên 165 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ số hàng hóa vi phạm.
HoSE thông báo chính thức đưa vào vận hành Hệ thống công nghệ thông tin mới kể từ ngày 05/5/2025.
Dự kiến, HĐND, UBND huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thuộc thành phố trực thuộc Trung ương sẽ chấm dứt việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động từ ngày 1/7.
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa yêu cầu thu hồi 12 loại sữa bột giả và khuyến cáo người dân không sử dụng 72 sản phẩm sữa của Công ty cổ phần dược Quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood, đang được tiếp tục điều tra.
Cục Quản lý dược, Bộ Y tế, đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố thường xuyên phối hợp với các đơn vị liên quan, tập trung kiểm tra hoạt động kinh doanh mỹ phẩm trên TikTok, Zalo, Facebook, YouTube... nhằm phát hiện và xử lý kịp thời việc sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm trái phép, mỹ phẩm giả.
Để bảo đảm số lượng đơn vị hành chính cấp xã theo yêu cầu, Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố đã tổ chức Hội nghị vào ngày 23/4/2025 và thống nhất điều chỉnh số lượng là 16 đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố sau sắp xếp.
Bộ Công an vừa công bố danh sách 84 sản phẩm sữa đã thu giữ trong vụ án liên quan đường dây sản xuất sữa giả tại Công ty cổ phần dược quốc tế Rance Pharma, Công ty cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Bộ Tài chính đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Thông tư quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng và hướng dẫn thực hiện Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Ngày 22/4, Cục Hàng không Việt Nam đã quyết định thành lập đoàn kiểm tra công tác khai thác tại Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất sau khi ghi nhận nhiều phản ánh từ hành khách về tình trạng chậm và hủy chuyến bay hàng loạt trong những ngày qua.
Ngày 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Hoa Kỳ.
Công ty TNHH Lavender Sài Gòn bị xử phạt 30 triệu đồng do quảng cáo có sử dụng các từ ngữ "nhất", "duy nhất", "số một" hoặc từ ngữ có ý nghĩa tương tự mà không có tài liệu hợp pháp chứng minh theo quy định.
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, trong 24 giờ đến 48 giờ tới, cả nước nắng nóng, nhiệt độ cao nhất có nơi trên 38°C.
Chủ nhân của số thực phẩm này được xác định là một phụ nữ SN 1992, trú tại huyện Thường Tín, Hà Nội. Lực lượng chức năng thu giữ khoảng 20 tấn thịt gà đông lạnh, thịt gà ủ muối và nội tạng gia cầm.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?