Thứ sáu 20/06/2025 23:42
Tin mới
  • Cuộc đua hút trung tâm dữ liệu: Các bang Mỹ hy sinh hàng trăm triệu USD tiền thuế để đổi lấy đầu tư công nghệ

  • Các ông lớn giao dịch toàn cầu 'đổ bộ' Ấn Độ

  • SoftBank lên kế hoạch xây dựng siêu tổ hợp AI 1.000 tỷ USD

  • Fed nhận định chính sách thuế quan của Trump đề xuất có thể tạo ra cú sốc kinh tế mới

  • Giá dầu lao dốc, chứng khoán toàn cầu phục hồi sau quyết định của ông Trump với Trung Đông

  • Viettel lập kỷ lục về lợi nhuận, hé lộ mức thu nhập nhân viên bình quân hơn 33 triệu đồng/tháng

  • Tập trung hoàn thàn các công trình trọng điểm quốc gia, tháo gỡ khó khăn cho các dự án tồn đọng

  • Xử nghiêm cơ sở sản xuất, buôn bán thuốc cổ truyền quảng cáo sai sự thật

  • Thu hồi toàn quốc dầu gội Nakids làm sạch chấy

  • Tập đoàn THACO sắp xây dựng khu công nghiệp gần 790 ha tại Bình Dương

  • GDP 6 tháng đầu năm ước đạt khoảng 7,3%, thuộc nhóm tăng trưởng cao nhất khu vực và thế giới

  • Thành viên HĐQT Thế giới Di động đã bán ra 94.700 cổ phiếu MWG

  • Đề xuất không để ngân hàng sản xuất, kinh doanh vàng miếng

  • Giá dầu Brent áp sát mốc 80 USD/thùng

  • Giá cà-phê Robusta tiếp tục suy yếu

  • Bầu Đức đã mua thành công 10 triệu cổ phiếu HAG

  • BoE giữ nguyên lãi suất, SND hạ lãi suất xuống 0%

  • Tỷ phú Phạm Nhật Vượng góp thêm hơn 7.800 tỷ vào công ty làm đường sắt tốc độ cao

  • Lộ diện nhà đầu tư các dự án phục vụ APEC tại Phú Quốc

  • Bắt giam Chủ tịch Công ty Z Holding sản xuất sữa bột HIUP 27 giả

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia
  • Multimedia
Tin tức
Thị trường
Doanh nghiệp
Bất động sản
Tài chính
Thương mại điện tử
Thuật ngữ

Đề xuất giãn áp thuế TTĐB với rượu bia để đảm bảo tăng trưởng

17:11 |  18/03/2025

Đóng góp ý kiến tham vấn hoàn thiện dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) tại Hội thảo diễn ra sáng 18/3, các chuyên gia, doanh nghiệp đề xuất giãn hiệu lực thực hiện áp thuế đến năm 2028 thay vì năm 2026 như dự thảo.

Tại dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) (sửa đổi) đề xuất tăng thuế suất thuế TTĐB với rượu bia. Phương án 1 (PA1), tăng thuế từ năm 2026, tăng theo từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 90%. Phương án 2 (PA2), tăng thuế từ năm 2026 với mức tăng 15%, sau đó từ năm 2027 tăng từng năm và mỗi năm tăng 5% để tới năm 2030 thuế suất thuế TTĐB đối với bia là 100%.

Trước đề xuất tăng thuế TTĐB với mặt hàng bia, rượu, theo ông Đậu Anh Tuấn - Trưởng Ban Pháp chế, Phó tổng Thư ký VCCI, Dự thảo Luật Thuế TTĐB được xây dựng trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam và thế giới đang đối mặt với nhiều thách thức, khu vực doanh nghiệp đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Năm 2024, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường tăng 14,7% so với năm 2023.

Trong khi đó, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng 8% trở lên trong năm 2025 và 2 con số giai đoạn 2026-2030. Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động và hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, ông Đậu Anh Tuấn kiến nghị: "Việc tăng thuế TTĐB cần được cân nhắc kỹ lưỡng, để hài hoà mục tiêu tăng thu ngân sách nhà nước và tăng trưởng kinh tế".

Bà Nguyễn Thị Cúc, Chủ tịch Hội Tư vấn Thuế Việt Nam cho rằng, nếu chính sách đưa ra không phù hợp sẽ tác động tiêu cực tới doanh nghiệp. Đối với mặt hàng rượu bia không chỉ dừng lại ở doanh nghiệp sản xuất mà còn ảnh hưởng tới chuỗi cung ứng cũng như tác động tới xã hội.

Bà Cúc dẫn chứng vụ việc 2 du khách nước ngoài tử vong tại Hội An do sử dụng rượu Limoncello (rượu mùi) được pha chế từ cồn y tế 70 độ (loại chỉ dùng để sát khuẩn, không được uống hay sử dụng trong chế biến thực phẩm) pha với nước lọc, vỏ chanh, đường cát trắng.

Từ đó, Chủ tịch VTCA kiến nghị cần tăng cường thêm biện pháp quản lý rượu bia nhập lậu và đặc biệt là rượu do dân nấu, rượu sản xuất, mua bán bất hợp pháp, không đảm bảo chất lượng, ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng; kể cả pha chế bằng cồn Methanol công nghiệp có thể gây độc với các cơ quan nội tạng, hệ thần kinh và thị giác có thể gây chết người. Đối với rượu tự nấu đảm bảo chất lượng, cấp đăng ký sản xuất kinh doanh, nộp thuế TTĐB, VAT…

Chủ tịch VTCA nhấn mạnh, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia là phù hợp nhưng cần phải có lộ trình vừa phải. “Chúng tôi mong muốn vừa tăng được ngân sách nhà nước vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp kinh doanh thuận lợi. Chính sách chúng ta đưa vào cuộc sống phải có sự hài hòa bởi doanh nghiệp có phát triển mới nộp thuế và ngân sách nhà nước mới bền vững”, Chủ tịch VTCA bày tỏ.

Chủ tịch Hiệp hội Rượu – Bia – Nước giải khát Việt Nam (VBA) Nguyễn Văn Việt cho hay, thời gian qua, doanh nghiệp ngành bia liên tiếp chịu tác động bởi những cú sốc về dịch bệnh và những biến động khó lường, khiến cho sức chống chịu của doanh nghiệp ngành bia suy giảm, năng lực cạnh tranh bị bào mòn. Với phương án tăng thuế, theo ông Việt có thể thiệt hại của nền kinh tế hàng nghìn tỷ đồng, giảm thu nhập của người lao động; tăng lượng rượu, bia nhập lậu trái phép…Để giúp doanh nghiệp có đủ thời gian dự liệu, điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh; nhờ vậy chủ động thích ứng với thị trường và tránh được sự suy giảm nghiêm trọng, VBA đề nghị lùi thời điểm tăng thuế TTĐB, áp dụng muộn hơn (từ 2028) và thực hiện theo phương án 1.

TS Cấn Văn Lực cũng cho rằng, tăng mạnh và nhanh thuế TTĐB với đồ uống có cồn có thể ảnh hưởng đến hiệu quả đóng góp ngân sách nhà nước lâu dài, có tác dụng ngược như lách luật, chuyển sang dùng thứ khác có tác hại nhiều hơn… Do đó cần phải đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp như bảo vệ các sản phẩm chính ngạch, chống buôn lậu, trốn thuế, nâng cao nhận thức và ý thức của cả người dân và doanh nghiệp…

Ông Lực kiến nghị xem xét lùi thời điểm hiệu lực của Luật đến năm 2028 để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị, thích nghi (chu kỳ sản xuất của doanh nghiệp bia thường ngắn, các vấn đề khó khăn của ngành sẽ sớm bộc lộ; có khoảng 2-3 năm để doanh nghiệp chuyển đổi kinh doanh, thích nghi…) Trong đó nên chọn phương án 1 sẽ phù hợp hơn với bối cảnh hiện nay muốn tăng trưởng kinh tế cao.

Xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về “giãn thuế”, Tiến sĩ Võ Trí Thành - Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược thương hiệu và cạnh tranh phân tích các khía cạnh về mục tiêu của sắc thuế TTĐB, đặc biệt là mục tiêu điều chỉnh hành vi người tiêu dùng và sức khỏe.

Đối với mặt hàng bia rượu, thuốc lá, áp thuế không giảm được tiêu dùng vì người tiêu dùng có xu hướng chuyển sang các sản phẩm bất hợp pháp. Trong khi, Nghị định 100 và 168 đã làm giảm tiêu dùng mặt hàng này. Như vậy, cần xem xét các biện pháp khác chứ không phải chỉ tăng thuế.

Theo TS Võ Trí Thành, trước khi đề xuất thuế, cần nghiên cứu kỹ lưỡng hơn trên các yếu tố về tính cân bằng, tác động ngân sách, tiêu dùng, lao động. Ngoài ra, cần cân nhắc thêm về hiệu lực, hiệu quả và sự công bằng của sắc thuế. Ban soạn thảo dự thảo Luật có thể đưa ra nhiều phương án như xem xét kiến nghị của các doanh nghiệp, hiệp hội về “giãn thuế” TTĐB.

Tung Lam

URL: https://thitruongbiz.vn/de-xuat-gian-ap-thue-ttdb-voi-ruou-bia-de-dam-bao-tang-truong-d27690.html

© thitruongbiz.vn

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Thị trường
  • Doanh nghiệp
  • Bất động sản
  • Tài chính
  • Thương mại điện tử
  • Thuật ngữ
  • Multimedia

Giấy phép số 1906/GP-TTĐT do Sở TT&TT TP Hà Nội cấp ngày 23/06/2022.

Chịu trách nhiệm nội dung: Nguyễn Hương Ly

VPĐD: Số 1 ngõ 140 Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội.

Trụ sở: Số 22C ngách 119 ngõ 169 đường Hoàng Mai, Hoàng Văn Thụ, Hoàng Mai, Hà Nội.

Hotline: 0968.532.441

Email: [email protected]

Vận hành bởi: Công ty TNHH Thị Trường Biz.