Đầu tư Sài Gòn VRG là doanh nghiệp gì? Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG kinh doanh ra sao?
Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (OTC: SIP; tên giao dịch quốc tế: Sai Gon VRG Investment Corporation)

Đầu tư Sài Gòn VRG là doanh nghiệp gì?

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG (OTC: SIP; tên giao dịch quốc tế: Sai Gon VRG Investment Corporation). Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG công ty chuyên phát triển và xây dựng các khu công nghiệp, khu dân cư và trung tâm thương mại., ngoài ra doanh nghiệp này cũng hoạt động trong lĩnh vực tiện ích, nước, chất thải, hệ thống thủy lợi và cung cấp nước.

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG được thành lập ngày 24/10/2007, là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam. Đến ngày 20/02/2019, Công ty được Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chứng khoán lần đầu số 08/2019/GCNCP-VSD, với mã chứng khoán SIP.

Trải qua hơn 15 năm hoạt động, với sự đoàn kết và nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ và nhân viên, Sài Gòn VRG đang ngày càng phát triển, tăng trưởng một cách ổn định và đã đạt kết quả bước đầu về quy mô đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các dịch vụ đi kèm và thu hút đầu tư.

Tổng vốn đầu tư của Sài Gòn VRG ước tính đạt 200 triệu đô la Mỹ, hiện đang được dùng để phát triển và quản lý các dự án thuộc khu kinh tế trọng điểm phía nam của nước ta. Các dự án này sẽ đóng một vai trò quan trọng, là điểm kết nối và hợp tác giữa Việt Nam và các đối tác toàn cầu.

Lịch sử phát triển của Tổng vốn đầu tư của Sài Gòn VRG

Cho đến thời điểm này, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG đã có hơn 15 năm hình thành và phát triển. Cùng nhìn lại chặng đường hình thành và phát triển của Sài Gòn VRG:

Năm 2007: Tập đoàn công nghiệp Cao Su Việt Nam (VRG) thành lập Công ty Cổ Phần Đầu Tư Sài Gòn VRG - hoạt động trong lĩnh vực đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, nhà xưởng và khu dân cư.

Năm 2008: Sài Gòn VRG thành lập Khu công nghiệp Đông Nam tại huyện Củ Chi, Tp. Hồ Chí Minh với quy mô 342,53ha.

Năm 2009: Sài Gòn VRG thành lập Khu liên hợp Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Phước Đông - Bời Lời tại huyện Gò Dầu - thị trấn Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh với quy mô 3.285ha.

Năm 2012: Khu công nghiệp Đông Nam và Khu công nghiệp Phước Đông thu hút vốn đầu tư đạt hơn 02 tỷ USD.

Năm 2013: Sài Gòn VRG hợp tác cùng tập đoàn CJ Việt Nam để thành lập Cảng trung chuyển Thanh Phước (Gò Dầu, Tây Ninh) phục vụ logistics Khu công nghiệp Phước Đông và vùng lân cận.

Sài Gòn VRG phát triển KCN Lộc An - Bình Sơn (497,77ha) tại huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai thông qua việc góp vốn vào Công ty CP Đầu tư & Phát triển VRG Long Thành

Sài Gòn VRG được vinh dự đón tiếp Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tham quan nhà máy doanh nghiệp đang hoạt động tại Khu công nghiệp Phước Đông, Tây Ninh.

Năm 2014: Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG phát triển Khu Công Nghiệp Lê Minh Xuân 3 tại Bình Chánh, Tp. Hồ Chí Minh với quy mô 231,25ha.

Năm 2019: Cổ phiếu của Sài Gòn VRG được niêm yết tại thị trường giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa được niêm yết ("UPCOM") với mãi "SIP".

Năm 2020: Tính đến năm 2020, Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG đã thu hút hơn 6 tỷ USD vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm cho người lao động.

Đầu tư Sài Gòn VRG là doanh nghiệp gì? Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG kinh doanh ra sao?
Nhà xưởng cho thuê Củ Chi một trong những dự án của Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG

Các công ty thành viên Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG

Công ty CP Phát triển Dịch vụ Sài gòn VRG: Được thành lập vào ngày 20/4/2016, đây là đơn vị thành viên của Sài Gòn VRG. Công ty CP Phát triển Dịch vụ Sài Gòn VRG hoạt động đa dạng các ngành nghề, nổi bật nhất là lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời, lắp đặt các thiết bị điện và sản xuất đóng chai nước uống tinh khiết. Đây cũng là đơn vị uy tín duy nhất được thực hiện lắp đặt các dự án Điện năng lượng mặt trời trên mái nhà máy tại các Khu công nghiệp của Công ty CP Đầu tư Sài gòn VRG.

Công ty Cổ phần Đầu tư và Tư vấn Xây dựng Phú An Thành: Được thành lập vào ngày 17/9/2013, đây là một đơn vị thành viên của Công ty Cp Đầu tư Sài gòn VRG. Công ty hoạt động trong ngành nghề thiết kế quy hoạch, thiết kế kiến trúc, hạ tầng, giám sát xây dựng,... Đây là đơn vị nhận được nhiều giải thưởng thiết kế và thực hiện nhiều dự án của Sài Gòn VRG. Trong đó có một số dự án tiêu biểu như: Nhà máy xử lý nước thải Khu công nghiệp Đông Nam, nhà máy công ty AoXiang Vietnam,...

Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Thế Hệ Mới (NGJSC): Được thành lập vào ngày 17/8/2017 đây là đơn vị liên kết của Sài Gòn VRG. NGJSC là đơn vị cung cấp và cho thuê các sản phẩm Nhà xưởng xây sẵn hay các nhà kho nằm ở vị trí chiến lược và giao thông thuận tiện. Các nhà xưởng và nhà kho được xây dựng với tiêu chuẩn cao, kèm theo đó là hệ thống mặt trời áp mái.

Công ty Cổ phần Đầu tư VRG Long Thành: Được thành lập vào ngày 14/1/2008, đây là đơn vị thành viên của Sài Gòn VRG. VRG Long Thành là chủ đầu tư và quản lý của Khu công nghiệp Lộc An - Bình Sơn thuộc huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với quy mô 500ha. Khu công nghiệp này có vị trí vô cùng chiến lược: nằm gần đường cao tốc HCM Long Thành và Sân bay Long Thành. Có thể nói, đây là điểm đến đầu tư hấp dẫn tại Đồng Nai.

Công ty Bao bì Sài Gòn (SAPACO): Được thành lập vào ngày 3/4/1999, đây là đơn vị thành viên của Công ty Cp Đầu tư Sài Gòn VRG. Với kinh nghiệm nhiều năm hình thành và phát triển, SAPACO ngày càng khẳng định được vị thế và uy tín trong ngành in và cung cấp bao bì ở Việt Nam. Tính đến thời điểm hiện tại, màng phủ của SAPACO đã và đang được sử dụng trong cả nước và được xuất khẩu sang các nước khác trong khu vực.

Công ty Cổ phần Cảng và Dịch vụ Logistic VRG Thanh Phước: Được thành lập vào ngày 12/08/2013, đây là liên doanh giữa Công ty Cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG và Công ty CJ Korea Express. VRG Thanh Phước là chủ đầu tư và hiện cũng nắm vai trò quản lý dự án Cảng Thanh Phước. Cảng Thanh Phước có quy mô 50ha với 616 cầu cảng được chia làm 3 khu vực kho cảng. Đay là vị trí chiến lược tại Gò Dầu, nằm gần Khu công nghiệp Phước Đông và Cửa khẩu Quốc tế Mộc Bài. Tại đây cũng dễ dàng để vận chuyển hàng hóa đến cảng Cát Lái, Hiệp Phước,... Điều này giúp giảm chi phí đường bộ và tiết kiệm thời gian khi phải làm các thủ tục hải quan.

Lãnh đạo Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG là ai?

Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG hiện nay là doanh nhân Trần Mạnh Hùng (quê Quảng Nam), ông Hùng là cử nhân Luật, ông từng tham gia lượng lượng thanh niên xung phong TP HCm. Về quá trình công tác, doanh nhân Trần Mạnh Hùng có thời gian gắn bó với Tập đoàn Cao Su và là lãnh đạo của Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG ngay từ thời mới thành lập.

Đầu tư Sài Gòn VRG là doanh nghiệp gì? Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG kinh doanh ra sao?
Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG hiện nay là doanh nhân Trần Mạnh Hùng (quê Quảng Nam)

Cụ thể quá trình công tác của doanh nhân Trần Mạnh Hùng như sau:

Từ năm 2016 đến ngày 01 tháng 08 năm 2020 : Tổng Giám đốc CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG

Từ 1975 đến 1976: Công tác tại địa phương

+ Từ 1977 đến 1989: Lực lượng thanh niên xung phong Tp.HCM Phó giám đốc Cty Cao su Đăk Nông

+ Từ 1989 đến 1995: Trưởng bộ phận Tổ chức Hành chánh tại Khu chế xuất Sài Gòn

+ Từ 1995 đến 2008: Phó TGĐ - Công ty LD Sepzone Lỉnh Trung

+ Từ 2008 đến 2013: Phó chủ tịch HĐQT - Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG

+ Từ 2013 đến 2016: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG

+ Từ 2016 đến nay: Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Công ty cổ phần Đầu tư Sài Gòn VRG

+ Từ 2016 đến nay: Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành.

Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG kinh doanh ra sao?

Thời điểm mới lên sàn Upcom, SIP lưu hành hơn 90,9 triệu cổ phiếu, với mệnh giá cổ phiếu là 10.000 đồng/cp, tương ứng vốn điều lệ hơn 909 tỷ đồng.

Mới đây, CTCP Đầu tư Sài Gòn VRG công bố nghị quyết HĐQT ngày 4/7 về về hủy đăng ký giao dịch cổ phiếu SIP tại Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), thời gian hủy bỏ niêm yết là 1/8/2023 và dự kiến giao dịch lần đầu tiên tại Hose vào ngày 8/8/2023. Theo SIP, quyền lợi của cổ đông khi hủy đăng ký giao dịch tại HNX sẽ được giữ nguyên và bảo đảm đúng quy định của pháp luật.

Ngày 21/6 vừa qua, SIP đã chi hơn 300 tỷ đồng để chi trả cổ tức còn lại năm 2022 với tỷ lệ 35% bằng tiền. Ngoài ra, công ty còn có kế hoạch thưởng cổ phiếu cho cổ đông với tỷ lệ 100%. Nếu thực hiện thành công, vốn điều lệ SIP sẽ tăng gấp đôi lên 1.818 tỷ đồng.

Đầu tư Sài Gòn VRG là doanh nghiệp gì? Công ty CP Đầu tư Sài Gòn VRG kinh doanh ra sao?
Saigon VRG mang đến những công trình chất lượng cho nhà đầu tư

Kể từ khi thông tin xin chuyển sàn giao dịch chứng khoán của Đầu tư Sài Gòn VRG được Hose chấp thuận công bố, cổ phiếu SIP tăng khá mạnh. Trong 2 tháng vừa qua, mã đã tăng hơn 40%, từ vùng giá 81.000 đồng lên gần 116.000 đồng; giá trị vốn hóa thị trường tương ứng gần 10.450 tỷ đồng. Với mức giá ba con số, SIP cũng là một trong các cổ phiếu có thị giá đắt đỏ nhất trên sàn hiện nay.

Trong quá khứ, cổ phiếu của Đầu tư Sài Gòn VRG từng leo lên mức đỉnh 186.000 đồng hồi tháng 1/2021. Theo báo cáo bạch phục vụ niêm yết cổ phiếu, tại ngày 29/6/2023, Đầu tư Sài Gòn VRG có 4 cổ đông lớn gồm CTCP Đầu tư và Phát triển Đô thị An Lộc (19,93%), Trần Mạnh Hùng (10,27%), CTCP Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC, 9,06%) và Lữ Thanh Nhã (7,52%). Cổ đông sáng lập là GVR chỉ còn giữ 1,77% vốn của công ty.

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của SIP là đầu tư, xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp (KCN) và khu dân cư.

Hiện tại, công ty đang là chủ đầu tư trực tiếp của hai khu công nghiệp là KCN Đông Nam tại huyện Củ Chi, TpHCM với diện tích 286,76 ha, KCN Phước Đông tại Tây Ninh diện tích 2.190 ha và KCN Lê Minh Xuân III thuộc tại huyện Bình Chánh, Tp.HCM diện tích 220 ha. Công ty cũng đầu tư vào KCN Lộc An - Bình Sơn (496,77 ha) tại tỉnh Đồng Nai thông qua nắm giữ 69% vốn điều lệ của CTCP Đầu tư và Phát triển VRG Long Thành. Ngoài ra, SIP còn tham gia hoạt động khai thác cảng Thanh Phước, tỉnh Tây Ninh thông qua công ty con là CTCP Cảng & Dịch vụ Logistics VRG Thanh Phước, có vốn điều lệ 226,3 tỷ đồng.

Về tình hình kinh doanh những năm gần đây của Đầu tư Sài Gòn VRG cụ thể như sau : Năm 2020, Đầu tư Sài Gòn VRG ghi nhận mức doanh thu thuần hơn 5.088 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế Công ty mẹ đạt xấp xỉ 1.118 tỷ đồng. Năm 2021, doanh thu thuần của SIP đạt hơn 5.577 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2020, lãi sau thuế 904,1 tỷ đồng, giảm 19%.

Năm 2022, doanh thu thuần của SIP đạt 6.034 tỷ đồng, tăng 8,3% so với năm 2021. Trừ chi phí vốn, Đầu tư Sài Gòn VRG lãi gộp 902 tỷ đồng, tăng 17,4% so với cùng kỳ, lãi trước thuế 1.111 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.002 tỷ đồng, tăng 10,2% so với năm 2021.

Quý 1/2023, công ty ghi nhận doanh thu thuần đạt 1.394 tỷ đồng, giảm 6% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 179 tỷ đồng, giảm 24% so với cùng kỳ và hoàn thành 24% kế hoạch cả năm.

Năm 2023, SIP lên kế hoạch kế hoạch kinh doanh đi lùi với mục tiêu tổng doanh thu 5.312 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 755 tỷ đồng, lần lượt giảm 12% và 25% so với thực hiện trong năm 2022. Cổ tức dự kiến là 10%. Tại thời điểm 31/3/2023, tổng tài sản của Đầu tư Sài Gòn VRG đạt gần 20.000 tỷ đồng. Công ty có gần 4.000 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi; đầu tư vào công ty liên doanh, liên kết hơn 1.300 tỷ đồng.

Nợ phải trả ở mức gần 16.000 tỷ đồng, trong đó có hơn 11.000 tỷ đồng doanh thu chưa thực hiện dài hạn. Đây là phần doanh thu nhận trước tiền thuê đất, nhà xưởng. Công ty vay nợ hơn 1.000 tỷ đồng, đều là các khoản vay tại ngân hàng.