HĐQT Nam Long quyết định không tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 theo dự kiến. Bên cạnh đó, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long (Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - sàn HoSE) vừa thông qua việc dừng triển khai tạm ứng cổ tức năm 2024 vào tháng 12 năm nay. Theo đó, tỷ lệ và thời gian chi trả cổ tức năm 2024 sẽ được tập đoàn này trình cổ đông xem xét tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025.
Trước đó, tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024, cổ đông Tập đoàn Nam Long đã phê duyệt phương án trả cổ tức năm nay bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%, tương ứng cổ đông sở hữu 01 cổ phiếu sẽ được nhận 500 đồng cổ tức.
Tuy nhiên, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Tập đoàn Nam Long cũng lưu ý, trong trường hợp lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ lớn hơn 30% so với kế hoạch năm 2024 thì tỷ lệ cổ tức tiền mặt sẽ tăng lên theo tỷ lệ phù hợp và tối đa là 10% trên mệnh giá. Tỷ lệ cụ thể sẽ được xem xét và phê duyệt tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2025.
Trên thực tế, kết thúc 9 tháng đầu năm, Tập đoàn Nam Long ghi nhận 828 tỷ đồng doanh thu và “vỏn vẹn” 15,5 tỷ đồng lãi ròng dành cho cổ đông công ty mẹ, lần lượt giảm 46% và giảm 83% so với cùng kỳ năm trước. Qua đó, mới hoàn thành khoảng 12% chỉ tiêu doanh thu và 3% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Theo đó, cổ phiếu NLG ghi nhận xu hướng giảm từ tháng 5 đến nay ở vùng 46.000 đồng/cp xuống 36.000 đồng/cp. Đây là vùng giá thấp nhất của cổ phiếu này năm qua.
Năm 2025, các chỉ tiêu kinh doanh đang được tính toán, nhưng ban lãnh đạo Nam Long kỳ vọng doanh số bán hàng năm tới sẽ ở mức cao hơn so với kế hoạch ban đầu của năm 2024 và lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ năm 2025 dự kiến sẽ tăng trưởng so với năm nay.
Phía Nam Long dự báo doanh số bán hàng năm 2025 sẽ được thúc đẩy bởi hoạt động mở bán các giai đoạn tiếp theo của các dự án hiện hữu, cùng với mở bán dự án mới như Hải Phòng và Paragon.
Ở diễn biến khác, vào ngày 25/12/2024, Đầu tư Nam Long đã hoàn tất mua lại trước hạn hai lô trái phiếu NLGH2229001 và NLGH2229002, với tổng giá trị 1.000 tỷ đồng.
Hai lô trái phiếu, lần lượt phát hành vào tháng 6/2022 và tháng 12/2022, có cùng ngày đáo hạn là 8/3/2029. Cụ thể, lô NLGH2229001 có lãi suất 9,35%/năm và NLGH2229002 có lãi suất 12,94%/năm.
Để thanh toán trước hạn các khoản nợ này, Nam Long đã phát hành một lô trái phiếu mới NLGB2427004 trị giá 1.000 tỷ đồng vào ngày 28/11/2024. Lô trái phiếu mới có kỳ hạn 3 năm, đáo hạn ngày 28/11/2027, với lãi suất 10,11%/năm trong 4 kỳ đầu tiên và thả nổi trong các kỳ tiếp theo.
Đây là trái phiếu doanh nghiệp không chuyển đổi, không kèm chứng quyền, được bảo đảm bằng hơn 78,6 triệu cổ phần của công ty con Nam Long VCD, cùng một số tài sản khác thuộc sở hữu của Nam Long và các đối tác liên quan.
Tập đoàn Nam Long, mã cổ phiếu NLG - HoSE) phê duyệt phương án phát hành trái phiếu doanh nghiệp theo hình thức riêng lẻ với tổng giá trị phát hành tối đa 1.000 tỷ đồng. Đây là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và được đảm bảo bằng tài sản.
CTCP Tập đoàn Đức Long Gia Lai (Mã chứng khoán DLG) dự kiến chi ra 6 tỷ đồng để mua lại cổ phần tại một công ty liên kết cũ mà đơn vị đã thoái vốn trước đây.
Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) kiện tỷ phú Musk vì không công khai đúng hạn việc sở hữu cổ phần Twitter trước khi mua lại công ty này vào năm 2022.
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (Mã chứng khoán: BAF) vừa thông báo sẽ nhận chuyển nhượng 60% vốn điều lệ tại Công ty TNHH Chăn nuôi Minh Phát và cả 60% vốn tại Công ty TNHH Chăn nuôi Nhất Quyết.
Mới đây, CTCP Tasco (HNX: mã chứng khoán HUT) cho biết doanh nghiệp ghi nhận doanh thu hợp nhất năm 2024 đạt khoảng 30.700 tỷ đồng, gấp 2,7 lần cùng kỳ năm trước. Đây cũng là con số cao kỷ lục mà doanh nghiệp đạt được sau khi sáp nhập SVC Holdings.
Mới đây, Công ty CP Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo (HoSE: mã chứng khoán ITA) đã gửi văn bản đến Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) để báo cáo về tình hình khắc phục các vấn đề khiến cổ phiếu ITA rơi vào diện vi phạm.
CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va - Novaland (mã chứng khoán NVL) đã lên tiếng về thông tin ông Bùi Thành Nhơn vừa có đơn xin thôi chức vụ Chủ tịch Novaland, đồng thời từ nhiệm khỏi HĐQT tập đoàn từ ngày 20/1.
F&N Diary Investments Pte.Ltd - tổ chức có bóng dáng của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi (Thái Lan) vừa đăng ký mua vào gần 21 triệu cổ phiếu Vinamilk (VNM) nhằm mục đích đầu tư.
Theo SeABank, các Phó Tổng Giám đốc mới của Ngân hàng đều là những nhân sự quản lý có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, cũng như có thâm niên và nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển của SeABank.
Theo kế hoạch, năm 2025 PVTrans đặt mục tiêu doanh thu hợp nhất đạt 10.300 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.200 tỷ đồng, giảm lần lượt 14% và 33% so với ước tính năm 2024.
Báo cáo của hãng tư vấn Momentum Works (Singapore) cho thấy sự cạnh tranh khốc liệt tại thị trường Trung Quốc đã buộc các công ty F&B phải tìm kiếm doanh thu mới ở nước ngoài, và Đông Nam Á trở thành điểm đến lý tưởng.
Tại Hội nghị Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Lào năm 2025, tỷ phú Trần Bá Dương - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Trường Hải (THACO) đã chia sẻ kế hoạch đầu tư KCN và trung tâm logistics tại Lào.
Công ty cổ phần Chứng khoán Everest (mã chứng khoán EVS) vừa thông báo bổ nhiệm Cố vấn Hội đồng quản trị Nguyễn Thanh Hải vào vị trí Tổng Giám đốc và người đại diện pháp luật, thay thế cho ông Phạm Hồng Minh đã từ nhiệm.
Tập đoàn Vingroup (mã cổ phiếu VIC: HoSE) vừa cho biết quỹ SK Investment Vina II sẽ chuyển nhượng hơn 50,8 triệu cổ phiếu VIC trong khoảng thời gian từ 16/1-14/2/2025 với mục đích tái cơ cấu danh mục đầu tư.
Đầu năm 2025, sự biến động tài sản và thứ hạng của các tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam tiếp tục thu hút sự chú ý của dư luận. Với những thay đổi đáng kể trong danh sách top 10, đặc biệt là sự trỗi dậy của thế hệ Gen Z và sự tái định hình vị thế trong các ngành chủ chốt, thị trường đầy hứa hẹn.
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?
ACV là viết tắt của Airports Corporation of Vietnam tên giao dịch quốc tế của Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP trên cơ sở hợp nhất 3 tổng công ty. ACV được giao quản lý, điều phối hoạt động và đầu tư khai thác toàn bộ hệ thống 22 cảng hàng không trên toàn lãnh thổ Việt Nam bao gồm 9 sân bay quốc tế và 13 sân bay nội địa.
Công ty CP Vietcap đứng vị trí 196 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Chứng khoán Vietcap là gì? Công ty CP Vietcap uy tín không? Có nên mở tài khoản tại chứng khoán Bản Việt không?
Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt đứng ở vị trí số 195 trong danh sách 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Công ty TNHH Thương mại và Công nghiệp Mỹ Việt kinh doanh gì? Tấm lợp Olympic có tốt không?